Thứ bảy 02/11/2024 01:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Sơn La: Bước tiến mới trong phát triển kinh tế ở huyện vùng cao Vân Hồ

10:03 | 30/08/2023

(Xây dựng) - Huyện Vân Hồ sau 10 năm thành lập đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng cùng hệ thống chính trị vững mạnh. Điều đó được thể hiện rõ khi kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá, trở thành điểm đến của các nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau cũng như tạo ra các sản phẩm tốt, đặc trưng của địa phương.

Sơn La: Bước tiến mới trong phát triển kinh tế ở huyện vùng cao Vân Hồ
Diện mạo trụ sở mới làm việc của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La (ảnh: Phượng Nguyễn).

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Trong 10 năm xây dựng và phát triển (2013 - 2023), huyện Vân Hồ đã làm tốt các công tác quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, huy động có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế hạ tầng, các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội và các dự án trọng điểm. Cụ thể, những năm gần đây, huyện đã triển khai thực hiện nhiều dự án lớn như: Khu trung tâm hành chính, chính trị huyện; đường giao thông kết nối các điểm du lịch rừng sinh thái Pa Cốp với trung tâm xã Chiềng Xuân; khu công nghiệp Vân Hồ; hoàn thành xây dựng kiên cố 14/14 trụ sở xã, 115 nhà văn hóa, kiên cố hóa toàn bộ lớp học các điểm trung tâm và tại 115 bản; đầu tư hoàn thành 382 tuyến đường nông thôn mới với tổng chiều dài 157,82km... Diện mạo nông thôn Vân Hồ ngày một khang trang, sạch đẹp.

Cùng với đó, huyện đang từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các công trình thiết yếu, xây dựng một số cơ chế chính sách thu hút đầu tư đặc thù, tạo động lực bứt phá vươn lên. Đến tháng 6/2023, đã có 48 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng 4.100 tỷ đồng. Trong đó, có một số dự án lớn đang đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện như: Cao tốc Hòa Bình - Sơn La, nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH, nhà máy bảo quản và chế biến nông nghiệp công nghệ cao IC FOOD Sơn La. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tổ chức triển khai Quy hoạch chung đô thị Vân Hồ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Thực hiện chỉnh trang đô thị, từng bước thay đổi diện mạo khu trung tâm hành chính, chính trị huyện, phấn đấu đưa Vân Hồ trở thành đô thị loại V vào năm 2025.

Để tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, huyện đã thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng thế mạnh, danh mục dự án kêu gọi đầu tư, nghiên cứu dành quỹ đất để thực hiện dự án.

Ông Nguyễn Quang Huấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Hồ cho biết: Để thu hút đầu tư, tạo lập môi trường kinh doanh hấp dẫn, thời gian tới, huyện Vân Hồ tiếp tục rà soát, phối hợp xây dựng các đề xuất, triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đảm bảo kịp thời, phù hợp, đúng định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sau đó, ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch. Huyện cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, nắm bắt thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp và tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư gắn với khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày một phát triển.

Phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới

Vân Hồ là địa phương có quỹ đất nông - lâm nghiệp lớn, thuận lợi cho phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng và có khí hậu mát mẻ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Những năm qua, Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ nhân dân triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Điểm nhấn trong phát triển nông nghiệp bền vững của huyện là phát triển cây ăn quả phục vụ nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH, nhà máy bảo quản và chế biến nông nghiệp công nghệ cao IC FOOD Sơn La… Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp từ 18 triệu đồng (năm 2015), lên 48 triệu đồng (năm 2022).

Huyện tập trung đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa và mở rộng quy mô chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm sữa. Năm 2022, toàn huyện có 31.710 con bò (trong đó, bò sữa có 1.980 con, tăng 12.650 con so với năm 2013).

Sơn La: Bước tiến mới trong phát triển kinh tế ở huyện vùng cao Vân Hồ
Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH (ảnh: Phượng Nguyễn).

Cây chè được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của huyện với diện tích 1.409ha. Đã hình thành mô hình sản xuất chè theo chuỗi giá trị của Công ty Satoen Việt Nam. Các khâu từ trồng, chăm sóc, thu hái đến gom chế biến và phân phối tiêu thụ đều được kiểm soát theo hợp đồng nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đến nay, huyện đã xây dựng được 3 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao như: Trà Matcha, trà Sencha và Hồng trà.

Ngoài ra, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện tiếp tục nhận được sự đồng thuận trong nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động nội lực là chính, tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước”. Sau 10 năm, nhân dân trong huyện đã đóng góp trên 105 tỷ đồng, hiến trên 13.000m2 đất để xây dựng các công trình. Đến tháng 6/2023, toàn huyện có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Chiềng Khoa, Tô Múa, Vân Hồ).

Bên cạnh đó, trong công tác xóa đói giảm nghèo được huyện chú trọng quan tâm, góp phần ổn định cuộc sống người nghèo trên địa bàn. Các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng, an sinh xã hội và giảm nghèo được triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Tỷ lệ huyện nghèo của huyện giảm từ 50,87% (2013) còn 23,06% (năm 2022). Đặc biệt, năm 2020, huyện Vân Hồ tiếp nhận nguồn vốn trên 49 tỷ đồng thuộc Đề án “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của Bộ Công an để hỗ trợ xóa 1.244 nhà tạm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, trong đó có 792 ngôi nhà được làm mới và 452 ngôi nhà được sửa chữa đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng” giúp người dân ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Vân Hồ tiếp tục nỗ lực phấn đấu xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Hệ thống giao thông đang được cứng hóa đến từng bản, tiểu khu. 100% các xã có đường ôtô đến trung tâm đi lại 4 mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, đi lại của nhân dân, đem lại diện mạo, sức sống mới cho vùng sâu, vùng xa của huyện. Bên cạnh đó, hệ thống điện, đường, trường, trạm không ngừng được đầu tư theo hướng hiện đại.

Nhờ có định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương, cùng những ý tưởng sáng tạo cần cù chịu khó và tinh thần đoàn kết của người dân, huyện Vân Hồ đang ngày càng phát triển và dần dần làm thay đổi diện mạo của một huyện 30A nơi vùng cao Tây Bắc, đã trở thành gam màu sáng trong bức tranh nông nghiệp của tỉnh Sơn La hôm nay.

Ông Thái Bá Sinh - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ cho biết: Chặng đường xây dựng nông thôn mới tuy còn nhiều khó khăn, nhưng bằng sự đoàn kết, quyết tâm, chung sức chung lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân. Đến nay, huyện có 5/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Vân Hồ, Chiềng Khoa, Tô Mùa, Song Khủa, Xuân Nha; bình quân toàn huyện đạt 15,21 tiêu chí/xã; không còn xã đạt dưới 11 tiêu chí. Bên cạnh đó, với những giải pháp cụ thể, huyện Vân Hồ phấn đấu đến năm 2025 sẽ bứt phá về đích theo đúng lộ trình đề ra.

Sơn La: Bước tiến mới trong phát triển kinh tế ở huyện vùng cao Vân Hồ
Những nét văn hóa riêng, độc đáo của các dân tộc tại bản Chiềng Đi 2, xã Vân Hồ huyện Vân Hồ (ảnh: Phượng Nguyễn).

Đánh thức tiềm năng du lịch Vân Hồ

Với khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng nhiều nét văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc đã mang lại cho Vân Hồ nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch truyền thống, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa gắn với sản xuất nông nghiệp, du lịch khám phá trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, các công ty lữ hành đầu tư vào du lịch địa phương, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã hình thành các điểm du lịch thu hút nhiều khách đến tham quan như khu rừng thông bản Hua Tạt, khu du lịch sinh thái Chiềng Yên, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, khu du lịch sinh thái Pa Cốp, du lịch cộng đồng tại các bản Phụ Mẫu, bản Nà Bai, bản Lướt, du lịch tâm linh đền Chúa hang Miến xã Quang Minh…

Để thực hiện chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, du lịch nhằm đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, từ cuối năm 2020 đến nay huyện có 05 dự án đang triển khai thực hiện gồm: Dự án đầu tư khu thương mại dịch vụ tổng hợp; dự án điểm du lịch cộng đồng Vigondo; dự án điểm du lịch cộng đồng Family 64; khu tham quan vui chơi giải trí Hua Tạt Prestige Resort; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Heritage Village. Ngoài ra, có 25 dự án đang khảo sát, đề xuất và xin chủ trương đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.

Huyện luôn khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch trên địa bàn, xây dựng các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, homestay đáp ứng nhu cầu lưu trú và du lịch của du khách, hiện trên địa bàn có 32 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn khách sạn và nhà nghỉ, với trên 200 buồng, phòng; có trên 20 nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí… Trong năm 2022, huyện đã thu hút trên 500.000 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, doanh thu đạt trên 67 tỷ đồng. Hoạt động thương mại, dịch vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bàn lẻ năm 2022 đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, bà Nguyễn Thị Lư - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vân Hồ cho biết: Để định hướng phát triển du lịch cộng đồng đi đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tiễn, huyện xây dựng phương án lựa chọn loại hình sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng gắn với trải nghiệm nông nghiệp để định hướng phát triển du lịch cộng đồng. Tăng cường công tác quản lý hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhằm phối kết hợp khai thác tốt các điểm du lịch. Gìn giữ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút khách du lịch góp phần xây dựng kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như tổ chức các đoàn Famstrip lữ hành khai thác và liên kết các tour du lịch. Đồng thời, đa dạng hóa loại hình dịch vụ như: Các hoạt động tham gia vào một số công đoạn sản xuất, canh tác nông nghiệp; tham quan phong cảnh, con người, văn hóa và lối sống của người dân… để giúp du khách trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân bản địa và khám phá những nét đặc sắc về văn hóa, phong tục, nếp sống nơi đây. Cùng với đó, tập huấn cho người dân làm du lịch thông qua các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

“Trên cơ sở tiềm năng sẵn có, để phát triển du lịch trên địa bàn huyện Vân Hồ trở thành khu vực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và vùng Trung du miền núi phía Bắc, với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện đang tập trung hoàn thiện các quy hoạch, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững” - bà Nguyễn Thị Lư cho biết thêm.

Sơn La: Bước tiến mới trong phát triển kinh tế ở huyện vùng cao Vân Hồ
Homestay A Chu tiên phong du lịch cộng đồng bản Hua Tạt, xã Vân Hồ (ảnh: Phượng Nguyễn).

Ông Tráng A Chu là người tiên phong làm du lịch cộng đồng bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, chủ Homestay A Chu chia sẻ: Với khát vọng làm giàu bằng nghề du lịch ngay chính tại địa phương, từ những bước đầu chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn, song được chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện, tư vấn phát triển nên trải qua 8 năm lập nghiệp làm kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn, dịch vụ ăn uống và hướng dẫn du lich địa phương, đến nay Homestay A Chu đã có 10 phòng riêng và hai nhà sàn chung có sức chứa khoảng 60 khách/ngày. Sau dịch bệnh, tại địa phương cũng đã phát triển thêm 2 hộ với tên Homestay Tráng A Trư và Hmong Retreat (A Sồng Homestay). Do đó, ước mong lớn nhất của A Chu là gìn giữ được bản sắc văn hóa của người Mông, những đồ dùng sinh hoạt, trang phục, dụng cụ làm nương để bảo tồn văn hóa cho thế hệ mai sau. Đặc biệt, năm 2022 homestay A Chu còn vinh dự lớn nhất được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghé thăm nhân chuyến đi công tác Tây Bắc.

Phượng Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thu hút vốn FDI vào công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm sao hiệu quả?

    (Xây dựng) - Là điểm đến đầu tư của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Apple… Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.

    16:02 | 01/11/2024
  • Bến Tre nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hướng tới mục tiêu 95%

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều thách thức, việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của tỉnh. Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tổng kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý lên đến hơn 4.764 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự thật đáng lo ngại là tỷ lệ giải ngân hiện tại thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, cũng như so với các địa phương khác trong cả nước. Nhằm khôi phục lại tình hình này, UBND tỉnh đã đưa ra chỉ đạo quyết liệt tập trung mọi nguồn lực và quyết tâm hướng tới việc giải ngân đạt từ 95% trở lên trước khi kết thúc năm.

    16:02 | 01/11/2024
  • Bến Tre: Đẩy mạnh quyết toán và tất toán dự án hoàn thành trên địa bàn

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, công tác quyết toán dự án hoàn thành tại Bến Tre đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các cấp, các ngành và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn một số hạn chế và bất cập cần được giải quyết một cách khẩn trương. Những vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và làm ảnh hưởng đến hoạt động của Kho bạc Nhà nước (KBNN) trong việc thực hiện tất toán tài khoản dự án hoàn thành.

    15:12 | 01/11/2024
  • Tăng cường hiệu quả đầu tư công tỉnh Tiền Giang: Những kết quả đáng ghi nhận và thách thức cần khắc phục

    (Xây dựng) – Vừa qua, tại tỉnh Tiền Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Dũng chủ trì Hội nghị để nghe, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư công trong 9 tháng đầu năm 2024.

    15:09 | 01/11/2024
  • Hưng Yên: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

    (Xây dựng) - Tại thời điểm này tỉnh Hưng Yên đang ưu tiên thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tập trung chú trọng ở 3 phân ngành chính gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy; cơ khí gia dụng và dụng cụ; ô tô và phụ tùng ô tô.

    15:06 | 01/11/2024
  • Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024: Nhiều cơ hội hợp tác, xúc tiến thương mại

    (Xây dựng) - Sáng nay (01/11), tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã diễn ra Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024. Hội chợ thu hút gần 400 gian hàng của 100 đơn vị, doanh nghiệp đến từ 20 tỉnh, thành của Việt Nam và các quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

    14:59 | 01/11/2024
  • Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

    (Xây dựng) - Làm thế nào để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn là bài toán khó cần phải nỗ lực hơn.

    14:34 | 01/11/2024
  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

    14:24 | 01/11/2024
  • Đắk Nông: Xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng

    (Xây dựng) - Đắk Nông xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế địa phương. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để gia tăng hiệu quả thương mại biên giới. Việc xúc tiến thương mại là cần thiết để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Đắk Nông quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến các đối tác của Campuchia.

    13:26 | 01/11/2024
  • Bài 2: Kết quả ban đầu khả quan

    (Xây dựng) - Tỉnh đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản trong việc chậm giải ngân vốn đầu tư công.

    11:29 | 01/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load