Thứ hai 18/11/2024 13:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh: Kết hợp hài hòa giữa công nghiệp, dịch vụ và bảo tồn di sản văn hóa độc đáo

08:32 | 18/09/2024

(Xây dựng) - Bắc Ninh, vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống đang chuyển mình mạnh mẽ trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, năng động. Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2050 mở ra tầm nhìn phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa công nghiệp, dịch vụ và bảo tồn di sản văn hóa độc đáo.

Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh: Kết hợp hài hòa giữa công nghiệp, dịch vụ và bảo tồn di sản văn hóa độc đáo
Hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I, làm tiền đề xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Bắc Ninh, vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi của dân ca quan họ, không chỉ tự hào về bề dày lịch sử và di sản văn hóa phong phú mà còn đang chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại, năng động bậc nhất miền Bắc. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng và tỷ lệ đô thị hóa tăng vượt bậc từ 9% năm 1997 lên 60,3% năm 2023, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế Việt Nam.

Sau hơn 27 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành động lực tăng trưởng của vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2027 và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đã và đang nỗ lực không ngừng để hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược này.

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1589/QĐ TTg ngày 8/12/2023 đã mở ra “con đường lớn” cho sự bứt phá của tỉnh. Theo quy hoạch, Bắc Ninh sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

PGS.TS Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, đã có những chia sẻ sâu sắc về tiềm năng và hướng đi của tỉnh Bắc Ninh: Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ vùng Thủ đô, Bắc Ninh sở hữu nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và vươn lên trở thành một trong những đô thị mạnh nhất. Đặc biệt, Bắc Ninh hội tụ hai tính chất nổi trội là "đô thị di sản" và "đô thị công nghiệp", với hai đô thị di sản tiêu biểu là Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) là minh chứng sống động cho bề dày lịch sử và văn hóa của vùng đất này. Đồng thời mở ra tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch văn hóa.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh, cho biết: Quy hoạch đô thị của tỉnh đề cao việc bảo tồn di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, lễ hội dân gian và các giá trị văn hóa phi vật thể. Đồng thời, ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, áp dụng các biện pháp quản lý tài nguyên hiệu quả và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Tỉnh sẽ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong đó có nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I, làm tiền đề xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh: Kết hợp hài hòa giữa công nghiệp, dịch vụ và bảo tồn di sản văn hóa độc đáo
Quy hoạch sẽ tạo ra những động lực mới cho Bắc Ninh phát triển mà vẫn giữ được bản sắc của vùng đất văn hiến Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Bắc Ninh đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp điện tử và bán dẫn. Với môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án lớn từ các tập đoàn đa quốc gia, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế.

Đánh giá về những cơ hội và tương lai của tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn thông tin: Với sự hỗ trợ của Trung ương, cùng sự đồng lòng, nhất trí cao từ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, chúng tôi tin tưởng sẽ triển khai Quy hoạch tỉnh một cách hiệu quả, mở ra không gian phát triển mới, dựa trên tiềm năng, lợi thế riêng có và khai thác sức mạnh liên kết vùng để tạo động lực mới cho Bắc Ninh phát triển.

Cùng những tiềm năng và lợi thế sẵn có, sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân, Bắc Ninh đang dần hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030. Tỉnh đang từng bước xây dựng một đô thị xanh, thông minh và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân và thu hút đầu tư.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn: Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước đi quan trọng để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của cả nước, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng; đồng thời kế thừa và phát huy Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX. Quy hoạch sẽ tạo ra những động lực mới cho Bắc Ninh phát triển mà vẫn giữ được bản sắc của vùng đất văn hiến Bắc Ninh - Kinh Bắc.

Nguyên Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hơn 100 gian hàng tham gia tại Triển lãm phòng sạch và điều hòa không khí 2024

    (Xây dựng) - Triển lãm quốc tế CLEANFACT & RHVAC VIETNAM 2024, sắp diễn ra từ ngày 21 – 23/11 là sự kiện thường niên quan trọng trong lĩnh vực lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao.

  • Bình Định: Gần 496 tỷ đồng đầu tư Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam sẽ được đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Hòa Hội, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trên diện tích hơn 8,4ha, tổng vốn đầu tư 495,8 tỷ đồng.

  • Xây dựng kinh tế xanh để bước nhanh vào kỷ nguyên mới

    Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp sớm và nhanh nhất cả nước, góp phần to lớn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp quá nhanh cũng để lại không ít những hệ lụy về môi trường. Vì vậy, các tỉnh khu vực này đang tích cực điều chỉnh để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.

  • Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Chú trọng đầu tư các cụm công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Với việc làm tốt công tác tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, ngay sau khi đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp (CCN) ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã nhanh chóng thu hút hơn 600 nhà đầu tư thứ cấp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

  • Long An: Năng lượng sạch - nền tảng phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ và Liên minh Bỉ - Việt nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác với phía Bỉ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo.

  • Phú Thọ: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn

    (Xây dựng) – Hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, một số diện tích của các cụm công nghiệp vẫn chưa được giải phóng mặt bằng (GPMB). Để đảm bảo tiến độ dự án, Phú Thọ đã huy động nguồn nhân lực tập trung giải quyết vấn đề tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load