Chủ nhật 20/10/2024 03:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Quy chuẩn xây dựng nhà cao tầng Việt Nam về PCCC

16:30 | 23/07/2018

(Xây dựng) - Hiện nay số lượng các khu đô thị hoặc các dự án riêng lẻ xây dựng nhà cao tầng ngày một tăng. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của nhà cao tầng, nhiều dự án nhà cao tầng xây chen lấn trong các khu dân cư cũ, hay nhóm các chung cư cao tầng chất tải lên hệ thống hạ tầng hiện có gây quá tải hạ tầng đô thị với nhiều vấn đề nổi cộm, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Vụ cháy điển hình tại chung cư Carina Plaza tại TP Hồ Chí Minh ngày 23/3/2018 mới đây là một ví dụ cho thấy cần có những điều chỉnh về quy chuẩn xây dựng công trình cao tầng với an toàn PCCC theo yêu cầu thực tiễn đặt ra.


Vụ cháy tòa nhà chung cư Grenfell Tower (London, Anh) ngày 14/06/2017 gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.

Những định nghĩa quốc tế về xây dựng nhà cao tầng gắn với công tác PCCC

Trên thế giới nhà cao tầng hay công trình cao tầng luôn kết nối và song hành với công tác an toàn cứu hộ, cứu nạn và an toàn PCCC. Theo cuốn “High-Rise Security and Fire Life Safety” của tác giả Geoff Craighead, nhà xuất bản Elsevier Inc (Mỹ) năm 2009 trên thế giới hiện nay chưa có thuật ngữ chính xác, tuy nhiên nhà cao tầng có thể được định nghĩa như sau:

Một tòa nhà mà chiều cao của nó có thể ảnh hưởng đến sự thoát nạn (Hội nghị quốc tế về các tòa nhà cao tầng).

Điểm phân chia tòa nhà cao tầng thường là tầng 7, đôi khi xác định từ tầng 7 trở lên là nhà cao tầng, hoặc xác định bằng chiều cao tuyến tính (tính bằng feet hoặc metre).

Một tòa nhà được coi là cao tầng khi chiều cao của nó cao hơn tầm với tối đa của thiết bị phòng cháy chữa cháy, khoảng 75 feet (23m) – và 100 feet (30m) , hoặc trong khoảng 7 đến 10 tầng (phụ thuộc vào khoảng cách giữa các sàn).

Một tòa nhà cao từ 40 tầng trở lên được coi là rất cao (siêu cao tầng) (Lo 1997; Lo et al 2002; Lu et al. 2001; Chow & Chow 2009, 2011). Tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc xác định nhà siêu cao tầng là nhà có chiều cao trên 100m.

Một số nguyên tắc về an toàn PCCC trong xây dựng nhà cao tầng trên thế giới

quy chuẩn bắt buộc đối với nhà ở chiều cao từ 40 tầng trở lên, nhà công nghiệp từ 25 tầng trở lên phải thiết kế một tầng cứu nạn. Ít nhất 50% tổng diện tích sàn cứu nạn phải được dành là nơi cứu nạn.

Hệ thống dò tìm báo cháy được chia làm 2 loại dựa trên khái niệm mô tả (loại 1) và thực hiện (loại 2). Sự khác biệt giữa 2 hệ thống này là khi hệ thống dò tìm báo cháy được kích hoạt tại 1 điểm bất kỳ thì toàn bộ hệ thống báo cháy sẽ kêu. Đối với loại hệ thống thứ 2, khi hệ thống dò tìm được kích hoạt chỉ có hệ thống báo cháy ở sàn cháy, 1 sàn phía dưới và 2 sàn phía trên được kích hoạt.

Tính tin cậy của thang thoát hiểm và thang máy thoát hiểm

Nhà cao tầng trong tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam về xây dựng và PCCC

Tại Việt Nam, chưa có tài liệu phân loại chính thức và chính xác các công trình kiến trúc theo số tầng cao. Theo TCXDVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế” thì nhà ở cao tầng là loại nhà ở, căn hộ có chiều cao từ 9 đến 40 tầng (trên 40 tầng thường gọi là nhà siêu cao tầng sẽ có chiều cao tương đương 144m).

Đầu năm 2013, Bộ Xây dựng ra Quyết định 212 hủy bỏ 169 tiêu chuẩn xây dựng trong đó có TCXDVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế”, chỉ giữ lại 20 tiêu chuẩn được cho là phù hợp trong giai đoạn hiện nay, đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn thay thế.

QCVN 06:2010/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình là một bước tiến so với TCVN 2622:1995 - “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế”. Quy chuẩn xác định nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao lớn hơn 50m (tương đương 14 tầng) phải có giải pháp riêng được cơ quan PCCC thẩm định phê duyệt, nghĩa là chưa có trong quy chuẩn.

Những bất cập

Tầm với các thiết bị PCCC ở Việt Nam hiện nay cao nhất là 56m (khoảng 18 tầng), Hà Nội có 2 chiếc xe loại này. Đầu tư xe có tầm với vượt khoảng cách này là không khả thi vì xe rất nặng, có thể gây sập cống đứt dây điện, đường cua xe dài không thuận tiện với địa hình đường đông, ngõ nhỏ tại các đô thị của Việt Nam buộc phải sử dụng máy bay trực thăng mà do ngân sách hạn hẹp hiện nay Việt Nam chưa có.


Các hạn chế về chiều cao thang chữa cháy cho nhà cao tầng hiện nay.

Tiêu chuẩn Việt Nam về PCCC cho nhà ở và công trình chưa đề cập đến các giải pháp đối với nhà siêu cao tầng (40 tầng trở lên) và hoàn toàn chưa nghiên cứu về tầng cứu nạn.

Một số dự án quy hoạch xây dựng mới đây trong khu vực nội đô đã cho phép xây dựng lên cao tới 50 tầng và trên 50 tầng như cụm công trình tại 148 Giảng Võ, Hà Nội hay khu Tân Cảng và Sài Gòn - Ba Son tại TP Hồ Chí Minh và một số dự án khác… khi phê duyệt thiết kế quy hoạch đều đã chứng tỏ tuân theo tiêu chuẩn - quy chuẩn Việt Nam. Do vậy cần xem xét lại các quy chuẩn này cho phù hợp với thông lệ quốc tế, khi công tác PCCC liên quan tới an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Theo TS. Lý Văn Vinh/TCKTVN

Cùng chuyên mục
  • Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa trên quê hương anh Lý Tự Trọng

    (Xây dựng) - Nhân dịp Kỷ niệm 110 năm ngày sinh anh Lý Tự Trọng, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cùng các đơn vị tài trợ tổ chức chương trình trao tặng nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

  • Miễn phí sử dụng đường bộ cao tốc cho 10 đối tượng

    (Xây dựng) - Theo Nghị định số 130/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 10/10/2024) quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.

  • Đảm bảo tính thống nhất chính sách hỗ trợ nhà ở người có công

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng đã được quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ, được xác định trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ cùng các chính sách hỗ trợ các hộ nghèo tại khu vực nông thôn có khó khăn về nhà ở. Tuy nhiên đến nay các chính sách cụ thể để triển khai thực hiện chưa được ban hành. Đề nghị sớm ban hành quy định cụ thể về mức hỗ trợ và tổ chức thực hiện để đảm bảo việc thực hiện chính sách kịp thời”.

  • Xóa nhà tạm: Triển khai sâu rộng, lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân

    Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau", cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh Kiên Giang đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

  • Hải Dương kỷ niệm 220 năm ngày khởi lập Thành Đông

    (Xây dựng) - Sáng 18/10, tại Trung tâm Văn hóa xứ Đông, (thành phố Hải Dương), UBND tỉnh Hải Dương đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 220 năm khởi lập Thành Đông (1804 – 2024), 70 năm ngày giải phóng thành phố Hải Dương (30/10/1954 - 30/10/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

  • Vĩnh Phúc có 2 tân Phó Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) – Tại Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã bầu ông Nguyễn Khắc Hiếu và bà Phùng Thị Kim Nga giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load