(Xây dựng) - Từ những lợi thế về địa lý và sự phát triển của các Khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn,Dự án cảng biển Mỹ Thủy sẽ tạo nên một đầu mối giao thông liên hoàn.
Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Cảng Mỹ Thủy thuộc địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là cảng tổng hợp, đến năm 2025 đạt công suất 13,5 triệu tấn/năm và đến năm 2035 đạt công suất 27 triệu tấn/năm.
Theo Đề án thành lập Khu kinh tế Đông Nam(KKTĐN) tỉnhQuảng Trị thì cảng biển Mỹ thủy có quy mô 1.230ha (bao gồm diệntích 350ha mặt nước bến cảng). Định hướng xây dựng cảng tổng hợp gồm: Cảng thương mại, chuyên dùng, cảng cá...có công suất 20 đến 35 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu lớn và hiện đại nhất hiện nay, tàu container 70.000 TEU, tàu 50.000DWT và sau đó mở rộng, nâng cấp đảm bảo cho tàu 100.000DWT cập bến.
Hướng quy hoạch của cảng mở theo từng giai đoạn, giai đoạn 1 cần thiết xây dựng cảng chuyên dùng phục vụ vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện, xây dựng theo hướng nhô ra biển, bổ sung bến có phục vụ phát triển ngành thủy sản địa phương. Các giai đoạn sau tiếp tục hoàn thiện cảng tổng hợp, với đủ các chứcnăng hiện đại, mang tầm biển khu vực và quốc tế...
Nguồn hàng hóa dự kiến qua cảng biển Mỹ Thủy bao gồm: Từ KKTĐN: Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập KKTĐNtỉnh Quảng Trị và phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu inh tế (KKT), nhiều nhà đầu tư đã đến làm việc và đăng ký đầu tư trong KKT. Hầu hết các nhà đầu tư đều đặt vấn đề phải có cảng biển nước sâu để xuất nhập khẩu thiết bị, nguyên nhiên liệu và sản phẩm.
Từ các khu công nghiệp, nhà máy trong tỉnh: Hiện nay, ngoài KKTĐN tại Quảng Trị đã có 03 khu công nghiệp (KCN) là KCN Nam Đông Hà, KCN Quán Ngang, KCN Tây Bắc Hồ Xá và KKT Thương mại đặc biệt Lao Bảo; Trong đó, KCN Nam Đông Hà, KCN Quán Ngang và KKT Thương mại đặc biệt Lao Bảo đã cơ bản được lấp đầy với các nhà máyhoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và công nghiệp chế biến với nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu có khối lượng lớn nhưcao su, tinh bột sắn; xi măng, clinke, thạch cao phân bón..v.v..; Đặc biêt các nhà máy trong lĩnh vực công nghiệp chế biến gỗ hiện nay có công suất sản xuất khá lớn.
Gỗ băm dăm, một mặt hàng xuất khẩu lớn ở QuảngTrị.
Từ vùng phụ cận:Tại khu vực huyện Phong Điền, phía bắc tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện nay có hàng loạt các nhà máy có cự ly rất gần với cảng Mỹ Thủy, cụ thể là Nhà máy gạch men của Tập đoàn Prime, Nhà máy dệt may của Tổng công ty Vinatex, Nhà máy xi măng Luks….; Đặc biệt là Nhà máy xi măng Đồng Lâm với công suất 2 triệu tấn/năm với sản phẩm là xi măng và clinker, trong đó clinker đang được xuất khẩu hoàn toàn bằng đường biển vận chuyển xuống Cảng Chân Mây với cự ly 110m, khi Cảng biển Mỹ Thủy được hình thành sẽ rút ngắn tuyến đường vận chuyển xuống còn 28km. Ngoài ra,Nhà máy xi măng Đồng Lâm đang triển khai chuẩn bị đầu tư dây chuyền 2 có công suất gấp đôi dây chuyền 1 dự kiến sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Do đó, đây là nguồn hàng khả thi khi cảng Mỹ Thủy được đầu tư với quy mô đáp ứng cho các tàu trọng tải lớn để xuất clinker.
Từ trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây: Với lợi thế về địa kinh tế, địa chính trị, nằm ở trung điểm đất nước, nơi giao cắt của ACC1 trục giao thông huyết mạch Bắc-Nam và Đông Tây, điểm đầu về phía Việt Nam trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC) nối với Lào, Thái Lan và Myanmar qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo theo tuyến Quốc lộ 9 về cảng Mỹ Thuỷ, đồng thời đang hình thành thêm tuyến Hành lang kinh tế song song với (EWEC) qua cửa khẩu Quốc tế La Lay theo Quốc lộ 15D về cảng Mỹ Thuỷ. Trong đó, tuyến Quốc lộ 15D có vai trò rất quan trọng đối với cảng Mỹ Thuỷ, đây là tuyến đường bộ ngắn nhất, ít chi phí, giảm thời gian đi lại, rất thuận lợi cho giao thương để khai thác thị trường đã và đang phát triển của các tỉnh Nam Lào, các tỉnh miền Đông Thái Lan và Đông Bắc Campuchia. Tuyến hành lang mới qua cửa khẩu Quốc tế La Lay đoạn từ Lào đi Thái Lan đã được đầu tư hoàn chỉnh…
Bất luận một địa phương nào có nền kinh tế phát triển tốt, ngoài những yếu tố khác thì đều phải có thế mạnh về cảng biển nước sâu, cảng hàng không... Với Quảng Trị thuộc vùng duyên hải miền Trung, có lợi thế về địa lý kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung tâm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của Hành lang kinh tế Đông – Tây nối với Lào - Thái Lan – Mianmar qua của khẩu quốc tế Lao Bảo...Đây là điều kiện rất thuận lơi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng. Đặc biệt tại Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày 16/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc thành lập Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị...Từ những yếu tố này, cảng biển Mỹ Thủy sẽ đóng một vai trò vô cùng to lớn trong giao thương hàng hóa nói riêng và là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Quảng Trị.
Hữu Tiến
Theo