Thứ năm 06/02/2025 00:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Quảng Ninh: Xem xét thông qua Nghị quyết về quy chế quản lý kiến trúc và chương trình phát triển đô thị

08:36 | 28/11/2024

(Xây dựng) - Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV sẽ diễn ra từ ngày 05-07/12/2024, dự kiến sẽ thông qua 22 Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết thông qua Quy chế quản lý kiến trúc các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Nghị quyết cho ý kiến về Chương trình phát triển đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.

Quảng Ninh: Xem xét thông qua Nghị quyết về quy chế quản lý kiến trúc và chương trình phát triển đô thị
Khu vực đô thị trung tâm thành phố Hạ Long.

Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra trong 2,5 ngày, từ ngày 05 - 07/12/2024. Dự kiến trong chương trình kỳ họp sẽ phát thanh - truyền hình trực tiếp: Phiên khai mạc, phiên thảo luận tại hội trường, phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Tại Kỳ họp thường lệ cuối năm này, HĐND tỉnh Quảng Ninh sẽ quyết sách những nội dung lớn trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

Dự kiến Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh sẽ thông qua 22 Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết thông qua Quy chế quản lý kiến trúc các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và Nghị quyết cho ý kiến về Chương trình phát triển đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.

Ngày 19/11/2024, UBND tỉnh Quảng Ninh có Tờ trình số 3323/TTr-UBND gửi HĐND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Nghị quyết thông qua Quy chế quản lý kiến trúc các đô thị trên địa bàn tỉnh. Theo nội dung tờ trình, tỉnh Quảng Ninh có 13 đô thị, gồm 5 thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Đông Triều; 01 thị xã: Quảng Yên; 07 thị trấn thuộc huyện: thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn; thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà; thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà; thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu; thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ; thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên; thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô.

Quá trình triển khai xây dựng, UBND 13 địa phương cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành tổ chức lập 13 Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thuộc tỉnh để trình duyệt theo quy định. Đến nay, Quy chế quản lý kiến trúc đô thị các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được UBND cấp huyện hoàn thiện, đảm bảo quy định tại Điều 9 Nghị định 85/2020/NĐ-CP; đủ điều kiện để báo cáo HĐND tỉnh theo quy định.

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị của các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh gồm 13 Quy chế; cụ thể: Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hạ Long; Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Cẩm Phả; Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Uông Bí; Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Móng Cái; Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Đông Triều; Quy chế quản lý kiến trúc thị xã Quảng Yên; Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Cái Rồng mở rộng, huyện Vân Đồn; Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Quảng Hà, huyện Quảng Hà; Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà; Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu; Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ; Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Tiên Yên mở rộng, huyện Tiên Yên; Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô.

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị của các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có mục tiêu là quản lý cảnh quan đô thị, kiến trúc các công trình xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị theo định hướng quản lý và phát triển kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc, đặc trưng kiến trúc đô thị và phù hợp với điều kiện thực tế các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Đồng thời, hướng dẫn, định hướng cho các tổ chức, người dân trong hoạt động liên quan đến kiến trúc và xây dựng công trình kiến trúc đảm bảo cảnh quan đô thị, bản sắc văn hóa dân tộc và địa phương.

Tại Kỳ họp thứ 23 họp từ ngày 05 - 07/12/2024 tới đây, HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ thông qua Nghị quyết cho ý kiến về Chương trình phát triển đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.

Quảng Ninh: Xem xét thông qua Nghị quyết về quy chế quản lý kiến trúc và chương trình phát triển đô thị
Một góc đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Hạ Long)

Chương trình phát triển đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 nhằm cụ thể hóa Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2040; kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc gia đoạn 2021-2030; Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long đã được phê duyệt tại Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện cụ thể hóa Nghị quyết 837/NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh”; Nghị quyết 1199/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025”. Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành công tác lập Quy hoạch tỉnh, Chương trình phát triển đô thị tỉnh, Quy hoạch chung xây dựng các đô thị trên địa bàn tỉnh.

Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị-kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục của tỉnh Quảng Ninh. Việc triển khai lập Chương trình phát triển đô thị thành phố Hạ Long là cần thiết, tuân thủ quy định pháp luật.

Chương trình phát triển đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 nhằm triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung thành phố, khắc phục những tồn tại như: Chất lượng đô thị còn thấp (so với các tiêu chí, tiêu chuẩn đã được phân loại theo Nghị quyết 1210/NQ-UBTVQH13, Nghị quyết 26/2022 UBTVQH15 ngày 21/9/2022); Phát triển đô thị thiếu bền vững; dân số đô thị tăng nhanh trong khi hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa đáp ứng yêu cầu (đầu tư chưa đồng bộ); các vấn đề bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu chưa được quan tâm đúng mức; nguồn vốn phát triển đô thị còn hạn chế, thu hút được nguồn lực để đầu tư phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố; năng lực, trình độ quản lý đô thị còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng theo kịp với yêu cầu của đô thị.

Quá trình triển khai xây dựng UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị các thành phố đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Hồ sơ Chương trình phát triển đô thị được lập, hoàn thiện trên cơ sở Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch chung xây dựng và các Chương trình, kế hoạch có liên quan.

Chương trình phát triển đô thị thành phố Hạ Long bao gồm 5 nội dung chính: Các chỉ tiêu phát triển đô thị; Các chương trình, kế hoạch phát triển các khu vực xác định theo quy hoạch đô thị: Các chương trình, đề án trọng tâm để từng bước thực hiện phát triển bền vững đô thị; Các dự án đầu tư phát triển đô thị và dự kiến sơ bộ nhu cầu kinh phí; tổ chức thực hiện.

Các chỉ tiêu phát triển đô thị của thành phố Hạ Long cơ bản phù hợp với chỉ tiêu Nghị quyết 26/2022-UBTVQH15 về phân loại đô thị, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, định hướng chương trình, kế hoạch của tỉnh; xác định các nhiệm vụ, giải pháp để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu theo Nghị quyết về phân loại đô thị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Theo đó, giai đoạn đến năm 2025 sẽ tập trung nguồn lực, đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến trúc cảnh quan đô thị loại 1 (đối với các đô thị chưa đạt). Hoàn thiện hạ tầng khu vực dự kiến mở rộng đô thị, thành lập phường Lê Lợi, Thống Nhất. Giai đoạn 2026-2030 tiếp tục tập trung đầu tư nâng cấp chất lượng hạ tầng kinh tế-xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nâng cao tiêu chuẩn, tiêu chí đô thị loại I.

Hoàng My

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kiến tạo thủ đô “văn hiến – văn minh – hiện đại”

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Nội là một trong những cơ quan chuyên môn của Thành phố với khối lượng công việc lớn, địa bàn quản lý rộng, liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội và nhu cầu an sinh xã hội của người dân, nhưng công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở luôn đoàn kết, quyết tâm hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào công cuộc kiến tạo Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

    08:00 | 01/02/2025
  • Kiến trúc càng phát triển càng đòi hỏi bồi dưỡng tri thức

    (Xây dựng) - Từ chiếc nôi của Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, đến nay, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) trong từng giai đoạn đều gắn với những dấu mốc quan trọng, nhu cầu và định hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng của đất nước, ngành Xây dựng. Trước thềm năm mới 2025, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, TS.KTS Hồ Chí Quang đã chia sẻ về vai trò, định hướng phát triển của Viện trong công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ quản lý nhà nước, ngành Xây dựng.

    14:00 | 31/01/2025
  • VIUP năm 2024: Tiến bước mạnh mẽ trong quy hoạch đô thị - nông thôn

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) khép lại năm 2024 với bước phát triển mới trong lĩnh vực quy hoạch và nghiên cứu khoa học. Năm 2024 chứng kiến sự kiện quan trọng khi Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam chính thức sáp nhập vào VIUP. Viện nhanh chóng ổn định tổ chức và duy trì đà tăng trưởng, tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động chuyên môn, khẳng định vai trò đơn vị đầu ngành trong công tác quy hoạch.

    09:00 | 31/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Quy hoạch và quản lý quy hoạch góp phần đưa huyện Bình Xuyên phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Xác định công tác quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị phải đi trước một bước, huyện Bình Xuyên đã và đang làm tốt công tác rà soát, đánh giá thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch; phát triển, chỉnh trang đô thị… Đây là tiền đề để huyện thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển đô thị tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

    21:39 | 30/01/2025
  • Đà Nẵng: Quản lý đô thị bằng công nghệ số

    (Xây dựng) - Thành phố Đà Nẵng tích cực triển khai chuyển đổi số trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, với mục tiêu xây dựng một trong những đô thị đáng sống và phát triển bền vững hàng đầu Việt Nam.

    20:00 | 29/01/2025
  • Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc

    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội. Trao đổi cùng phóng viên Báo Hànộimới, TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định, với quy chế này, Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc trong cả nước.

    16:38 | 29/01/2025
  • Đưa Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sớm vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Luật gồm 5 Chương và 59 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

    09:00 | 29/01/2025
  • Vụ Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thiện thể chế quy hoạch - kiến trúc

    (Xây dựng) - Năm 2025, Vụ Quy hoạch – Kiến trúc tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng quy hoạch và kiến trúc tại các địa phương.

    09:00 | 29/01/2025
  • Ứng dụng VIUP-NCD 2024, giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn

    (Xây dựng) – Nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quy hoạch, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn, ứng dụng VIUP-NCD 2024”.

    17:08 | 27/01/2025
  • Quy hoạch Thủ đô: Động lực bứt phá

    (Xây dựng) - Với quy hoạch vừa được phê duyệt, Hà Nội sẽ có cơ hội vươn mình phát triển vượt bậc, trở thành một Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại và đáng sống.

    09:00 | 27/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load