Thứ sáu 08/11/2024 12:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quảng Ninh: Ra mắt Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn

09:08 | 16/05/2020

(Xây dựng) - Ngày 15/5, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ công bố Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về việc thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trực thuộc UBND tỉnh, đồng thời công bố các quyết định phân công có thời hạn cán bộ chủ chốt của Ban này.

quang ninh ra mat ban quan ly khu kinh te van don
Ông Nguyễn Xuân Ký - Bí thư Tỉnh ủy trao quyết định cho ông Cao Tường Huy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm chức Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh phân công ông Cao Tường Huy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban; ông Lê Hữu Phúc - Phó trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh giữ chức vụ Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý gồm: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ và Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ đầu tư là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư.

Biên chế công chức của Ban Quản lý do UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định trong tổng biên chế hành chính được cấp có thẩm quyền giao, bảo đảm không làm tăng tổng số biên chế công chức của tỉnh và thực hiện lộ trình tinh giản biên chế theo quy định.

Về nhiệm vụ chính của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn. Theo Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 21/4/2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, thời gian thực hiện thí điểm 3 năm, kể từ ngày 21/4/2020. Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế Vân Đồn; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công, dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu kinh tế Vân Đồn. Diện tích Khu kinh tế nằm trong địa giới hành chính của huyện Vân Đồn.

Ban Quản lý có tư cách pháp nhân, tài khoản riêng và con dấu hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính Nhà nước, hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm, nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cùng với Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh) được xác định là 3 Khu kinh tế trọng điểm, 3 điểm đột phá phát triển Bắc – Trung - Nam của đất nước. Trong đó, Vân Đồn là Khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác kinh tế Việt - Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Với các cơ chế chính sách cho phép áp dụng đặc biệt nhằm phát triển Vân Đồn, trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế.

Như vậy là Quảng Ninh một trong 3 địa phương được chọn thí điểm thành lập Khu kinh tế đặc biệt, đã chính thức ra mắt Ban quản lý, bộ máy lãnh đạo, chức năng nhiệm vụ của ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load