Chủ nhật 02/02/2025 16:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Quảng Bình: Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Hoàn Lão đến năm 2035

18:38 | 14/05/2024

(Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Hoàn Lão, huyện Bố Trạch đến năm 2035.

Quảng Bình: Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Hoàn Lão đến năm 2035
Điều chỉnh Quy hoạch chung nhằm xây dựng đô thị Hoàn Lão ngày càng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.

Theo Quyết định số 1231/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình về Quy hoạch chung đô thị Hoàn Lão đến năm 2035, khu vực lập điều chỉnh gồm thị trấn Hoàn Lão và 7 xã: Bắc Trạch, Thanh Trạch, Hải Phú, Đồng Trạch, Đức Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch). Ranh giới được xác định: Phía Bắc giáp sông Gianh; phía Nam giáp ranh giới xã Nhân Trạch, sông Dinh; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp ranh giới xã Hạ Trạch, Sơn Lộc, Vạn Trạch, Tây Trạch, Hòa Trạch, Nam Trạch với diện tích 11.388,14ha.

Mục tiêu, định hướng phát triển đô thị Hoàn Lão bằng quy hoạch điều chỉnh tổng thể, quy hoạch mở, nhằm xây dựng đô thị Hoàn Lão ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, giàu bản sắc, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo điều kiện sống an toàn cho người dân.

Việc Quy hoạch xây dựng đô thị Hoàn Lão xứng đáng đô thị huyện lỵ; phát triển thành đô thị hướng biển hiện đại, xanh, thông minh, có ngành dịch vụ, du lịch phát triển mạnh, thân thiện với môi trường và là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của tỉnh Quảng Bình. Định hướng theo mô hình đô thị hướng biển, đô thị xanh, thông minh, gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên - con người - xã hội. Khu vực dự kiến nội thị gồm thị trấn Hoàn Lão và các xã Trung Trạch, Đức Trạch, Đồng Trạch, Hải Phú, Thanh Trạch, Đại Trạch; khu vực ngoại thị là xã Bắc Trạch.

Tổ chức không gian theo hướng phát triển tổng thể: Khu vực đô thị hiện hữu: Phát triển các khu vực đô thị hiện hữu thuộc thị trấn Hoàn Lão theo mô hình đô thị nén, nâng cao hệ số sử dụng đất, bổ sung các tiện ích đô thị; kiểm soát hành lang ven biển, kết nối các dự án riêng lẻ thành tổng thể chung, ưu tiên phát triển các không gian xanh, công trình dịch vụ phục vụ cộng đồng; thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Khu vực phát triển mới: Mở rộng, phát triển các khu vực đô thị mới, các khu chức năng mới theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; các khu đô thị, khu dân cư phát triển mới theo hướng đô thị sinh thái, đô thị xanh, thông minh, nhiều không gian cây xanh; khai thác các khu vực đất nông nghiệp, đồi núi, khu vực ven biển có cảnh quan tự nhiên đẹp để tăng cường, bổ sung không gian xanh; phát triển dịch vụ du lịch hài hòa với hình thái không gian cảnh quan, địa hình tự nhiên; phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ tập trung có quy mô lớn; các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển mới theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường.

Đối với khu vực nông thôn sẽ tổ chức lại không gian, cơ cấu chức năng các khu vực dân cư nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa tiệm cận theo các tiêu chuẩn đô thị gắn với gìn giữ bản sắc truyền thống; tạo lập các khu vực dự trữ phát triển cho giai đoạn sau 2030 khi có sự phát triển đột biến về kinh tế - xã hội mà các quỹ đất đã được quy hoạch không đáp ứng đủ. Khu vực làng xóm hiện hữu (bao gồm: Điểm dân cư nông thôn, các làng nghề truyền thống) được cải tạo, chỉnh trang phù hợp với nhu cầu phát triển, xu hướng đô thị hóa gắn với văn hóa truyền thống; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng; bảo tồn các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp năng suất cao hiện có…

Đào Hồng Thiệu

Theo

Cùng chuyên mục
  • Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, trật tư xây dựng và phát triển đô thị góp phần thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) – Huyện Yên Lạc vào xuân mang diện mạo mới của một đô thị hiện đại, văn minh, các khu phố con đường khang trang, sạch đẹp. Có được bức tranh khởi sắc đó, công tác quản lý quy hoạch xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn huyện được quan tâm, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng, xây dựng đúng quy hoạch và tuân thủ pháp luật về xây dựng.

  • Kiến trúc càng phát triển càng đòi hỏi bồi dưỡng tri thức

    (Xây dựng) - Từ chiếc nôi của Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, đến nay, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) trong từng giai đoạn đều gắn với những dấu mốc quan trọng, nhu cầu và định hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng của đất nước, ngành Xây dựng. Trước thềm năm mới 2025, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, TS.KTS Hồ Chí Quang đã chia sẻ về vai trò, định hướng phát triển của Viện trong công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ quản lý nhà nước, ngành Xây dựng.

  • VIUP năm 2024: Tiến bước mạnh mẽ trong quy hoạch đô thị - nông thôn

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) khép lại năm 2024 với bước phát triển mới trong lĩnh vực quy hoạch và nghiên cứu khoa học. Năm 2024 chứng kiến sự kiện quan trọng khi Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam chính thức sáp nhập vào VIUP. Viện nhanh chóng ổn định tổ chức và duy trì đà tăng trưởng, tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động chuyên môn, khẳng định vai trò đơn vị đầu ngành trong công tác quy hoạch.

  • Vĩnh Phúc: Quy hoạch và quản lý quy hoạch góp phần đưa huyện Bình Xuyên phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Xác định công tác quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị phải đi trước một bước, huyện Bình Xuyên đã và đang làm tốt công tác rà soát, đánh giá thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch; phát triển, chỉnh trang đô thị… Đây là tiền đề để huyện thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển đô thị tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

  • Đà Nẵng: Quản lý đô thị bằng công nghệ số

    (Xây dựng) - Thành phố Đà Nẵng tích cực triển khai chuyển đổi số trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, với mục tiêu xây dựng một trong những đô thị đáng sống và phát triển bền vững hàng đầu Việt Nam.

  • Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc

    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội. Trao đổi cùng phóng viên Báo Hànộimới, TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định, với quy chế này, Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc trong cả nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load