Thứ ba 05/11/2024 07:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Pin mặt trời hết hạn có hại không và tái chế như thế nào?

20:51 | 23/11/2020

(Xây dựng) – Nhiều người đang lo ngại các tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn sử dụng được thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm trầm trọng. Nhưng sự thật là pin mặt trời hết hạn sẽ gây ô nhiễm ra sao và có thể tái chế như thế nào?

pin mat troi het han co hai khong va tai che nhu the nao
Tấm pin năng lượng mặt trời hết hạn chứa rất ít các chất độc hại với môi trường.

Pin mặt trời hết hạn độc hại như thế nào?

Hiện nay, các tấm pin năng lượng mặt trời thường có 5 lớp chính, không tính khung nhôm và hộp đấu nối ở bên ngoài. Trong 5 lớp chính chỉ có lớp tế bào quang điện có thể chứa chất gây ô nhiễm môi trường. Những lớp khác đều là những vật liệu thông thường được sử dụng hàng ngày và không có chất độc hại. Thông thường, lớp tế bào quang điện sẽ dày khoảng 0,2mm và chiếm khoảng 6 - 8% khối lượng của tấm pin.

Hiện nay, các hãng sản xuất pin mặt trời trên thế giới chủ yếu sử dụng 2 loại tế bào quang điện silic và tế bào quang điện màng mỏng. Trong đó, tế bào quang điện silic hầu như không chứa chất độc hại, còn tế bào quang điên màng mỏng thường sử dụng một số kim loại nặng và độc hại như cadmium, selenium, tellurium, indium…

Nhưng các chất này khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm như thế nào? Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã thực hiện thí nghiệm trên các tấm pin mặt trời hết hạn tại Mỹ, Đức và Nhật nhằm xác định mức độ rò rỉ chất thải. Kết quả cho thấy, hầu hết chất thải trong pin đều thuộc nhóm rác thải thông thường. Nồng độ kim loại nặng và độc hại rất ít hoặc không có, nồng độ cadmium không quá 0,22mg/lít và chì không quá 11mg/lít.

Kinh nghiệm tái chế pin mặt trời hết hạn

Báo cáo của IEA cho biết, công suất điện mặt trời PV vào năm 2030 sẽ đạt khoảng 1.632GW và tăng lên 4.512GW vào năm 2050.

IEA cũng dự báo 5 nước dẫn đầu thế giới về khối lượng pin năng lượng mặt trời vào năm 2050 sẽ có khoảng 49,3 triệu tấn và chiếm khoảng 85% khối lượng toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với 20 triệu tấn, kế tiếp là Mỹ (10), Nhật (7,5), Ấn Độ (7,5) và Đức (4,3).

Khối lượng pin mặt trời hết hạn thải ra môi trường vào năm 2030 dự kiến đạt khoảng 8 triệu tấn và năm 2050 là khoảng 78 triệu tấn. Tỷ lệ tái chế pin năng lượng mặt trời hiện nay gần như không đáng kể nhưng sẽ dần tăng lên 4% vào năm 2030, khoảng 39% vào năm 2040 và 89% vào năm 2050.

Năm 2018, Tập đoàn Veolia đã xây dựng nhà máy tái chế tấm pin mặt trời đầu tiên tại châu Âu ở Rousset (Pháp) vào năm 2018. Khi đó, công suất tái chế của nhà máy đạt 1.300 tấn/năm, ngang bằng khối lượng tấm pin thải ra trên toàn nước Pháp. Trong thời gian tới, công suất của nhà máy dự kiến sẽ tăng lên 4000 tấn/năm vào 2022 và tiến tới mục tiêu tái chế pin mặt trời cho khu vực châu Âu.

Về công nghệ tái chế, thành phần của pin mặt trời loại silic sẽ được tái sử dụng nhiều hơn, bao gồm 95% phần kính, 100% kim loại, 80% module và 85% silicon. Trong khi đó, pin mặt trời loại màng mỏng chỉ có thể tái chế khoảng 95% chất bán dẫn và 90% kính.

pin mat troi het han co hai khong va tai che nhu the nao
Phần lớn các nước trên thế giới đều chưa có cơ chế, chính sách để tái chế tấm pin mặt trời hết hạn.

Tại Việt Nam, công suất điện mặt trời năm 2019 đạt khoảng 6,74GW. Dự thảo của Quy hoạch Điện VIII dự báo công suất sẽ tăng lên 18,89GW vào năm 2030 và khoảng 53GW vào năm 2045. Nếu các dự báo này chính xác thì khối lượng chất thải của pin mặt trời tại Việt Nam vào năm 2035 ước tính đạt 404 nghìn tấn và khoảng 1,9 triệu tấn vào năm 2045.

Nhưng điều đáng nói là không chỉ Việt Nam mà ngay cả những nước dẫn đầu thế giới về năng lượng mặt trời cũng chưa có cơ chế, chính sách về tái chế, trừ một số nước thuộc Liên minh châu Âu. Nguyên nhân có thể là các nước nhận định vấn đề rác thải từ pin mặt trời chưa cấp bách.

Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, các nước cần sớm nghiên cứu về cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý và xử lý rác thải từ các tấm pin mặt trời. Việt Nam cũng không nằm ngoài dù khối lượng chất thải từ pin mặt trời ở nước ta khá nhỏ so với các nước dẫn đầu trên thế giới. Thậm chí, nếu nhìn từ góc độ kinh tế thì đây còn là cơ hội để các nước phát triển ngành công nghiệp tái chế tấm pin mặt trời trong tương lai.

Dịch Phong (Ảnh: Internet)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất may công nghiệp

    (Xây dựng) - Đó là Đề án vừa được tỉnh Bình Định nghiệm thu, đã giúp huyện miền núi Vĩnh Thạch phát triển sản xuất hàng may mặc với công suất 80.000 sản phẩm/năm, đạt chất lượng.

  • Bình Định hiện thực hoá phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững

    (Xây dựng) - Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định đã đề ra những nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX là “Bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ...”.

  • Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực

    (Xây dựng) – Đó là kiến nghị của đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH) tỉnh Phú Yên tại phiên Quốc hội họp toàn thể Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, ngày 4/11.

  • Bắc Giang: Dự án Logistics hơn 4.000 tỷ đồng có dấu hiệu “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang (dự án Trung tâm Logistics thành phố Bắc Giang) do Công ty TNHH Logistics quốc tế Bắc Giang làm chủ đầu tư đang có dấu hiệu được tái khởi động.

  • Hà Nội: Khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

    (Xây dựng) - Ngày 4/11, huyện Thanh Oai (Thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Với sự kiện này, Thanh Oai là huyện thứ 2 của Hà Nội hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ 5/5 cụm công nghiệp, đạt tỷ lệ 100%.

  • Bình Dương sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút hơn 1,58 tỷ USD vốn FDI, gồm 163 dự án mới, 131 dự án điều chỉnh tăng vốn và 105 dự án góp vốn mua cổ phần. Để tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư, Bình Dương khẳng định sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa, công khai và minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính…

Xem thêm
  • Hà Nội hướng tới thành quả thu hút FDI cao hơn

    Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo được ấn tượng tích cực, cũng như thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế. Đó cũng là thực tế tương xứng với vị thế, sức hấp dẫn và nỗ lực tự thân của thành phố Hà Nội.

    19:23 | 04/11/2024
  • Bình Định: Chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp

    (Xây dựng) – “Khẩn trương kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào những cụm công nghiệp có trong quy hoạch; chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”, Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

    14:32 | 04/11/2024
  • Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng

    (Xây dựng) - Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ nét hơn. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo đang có sự tăng trưởng mạnh, tiếp tục thể hiện rõ vai trò động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế và động lực này sẽ còn duy trì và phát huy trong quý IV/2024.

    12:59 | 04/11/2024
  • Giảm vốn điều lệ khi hoàn trả một phần vốn góp

    (Xây dựng) - Luật Doanh nghiệp không quy định về việc công ty hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu sau khi chủ sở hữu rút một phần vốn góp ra khỏi công ty.

    12:57 | 04/11/2024
  • Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Chủ động, tích cực để bứt phá mạnh mẽ

    (Xây dựng) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, 19 Tập đoàn, Tổng Công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã có những bước bứt phá mạnh mẽ, đạt được những kết quả ấn tượng về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời bảo đảm đời sống, việc làm, thu nhập cho người lao động.

    12:51 | 04/11/2024
  • Quảng Ngãi: Phấn đấu trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả vùng

    (Xây dựng) - Tại Quyết định số 1125/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2025, Quảng Ngãi từng bước đáp ứng nhu cầu về nguyên, phụ liệu cho sản xuất tại địa phương, cho toàn vùng và cả nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Tầm nhìn đến năm 2030 phát triển tỉnh trở thành một trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ (về một số chủng loại sản phẩm) cho cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

    11:03 | 04/11/2024
  • Kinh tế Việt Nam năm 2024 phục hồi tích cực, dự báo vượt mục tiêu Quốc hội đề ra

    Với quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, rất nhiều đại biểu tin tưởng rằng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ hoàn thành và vượt mục tiêu.

    20:07 | 03/11/2024
  • Cần hoạch định rõ chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập DN

    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề then chốt của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

    17:50 | 03/11/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1320/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    10:26 | 03/11/2024
  • Tăng cường quản lý chất lượng vật liệu kính xây dựng

    (Xây dựng) – Trước tình trạng nhiều nhà máy sản xuất trong nước như: Kính Chu Lai CFG, kính Việt Nhật VFG, kính Bình Dương VIFG... sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Một trong số nguyên nhân là do việc cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá từ các loại kính nhập khẩu. Việc ban hành Thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được kỳ vọng sẽ gỡ khó, bảo vệ và tạo sức bật cho nhiều nhà máy sản xuất kính trong nước.

    10:21 | 03/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load