Thứ bảy 27/04/2024 11:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng

14:58 | 31/01/2023

(Xây dựng) - Ngày 30/1 (tức Mùng 9 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), UBND huyện Tuy An phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên tổ chức Ngày hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng tranh cúp PTP để chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2023) và mừng Xuân Quý Mão 2023.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng được tổ chức vào ngày Mùng 9 tháng Giêng hàng năm.

Về tham dự Ngày hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng tranh cúp PTP, Xuân Quý Mão 2023, gồm có 4 đơn vị thuộc các xã An Thọ - An Lĩnh – An Hiệp – An Xuân của huyện Tuy An, với 32 ngựa đua cùng kỵ sỹ đọ sức, tranh tài. Ngày hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng được tổ chức có sự tài trợ của Công ty TNHH MTV Bảo Châu Phú Yên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả và Công ty Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn.

Đến hẹn lại lên, vào ngày Mùng 9 tháng Giêng, mọi người lại rủ nhau lên Gò Thì Thùng tại xã An Xuân, huyện Tuy An để xem đua ngựa. Hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng là hoạt động văn hoá đặc sắc, độc nhất vô nhị không chỉ của tỉnh Phú Yên mà còn của cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Kiểm tra yên ngựa trước khi vào cuộc đua.

Gò Thì Thùng nằm cách trung tâm thị trấn Chí Thạnh của huyện Tuy An về hướng Tây 15km, cao nguyên Gò Thì Thùng thuộc xã An Xuân có độ cao khoảng 400m so với mực nước biển, quanh năm khí hậu mát mẻ, cây xanh trái ngọt hiền hòa. Gò Thì Thùng còn nổi tiếng với hệ thống địa đạo dài 1948m, là căn cứ cách mạng với nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân ta, cũng là một trong những công trình ghi dấu sự quả cảm, mưu lược của quân và dân Phú Yên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Gò Thì Thùng bắt đầu xây dựng vào tháng 5/1964 và hoàn thành vào tháng 8/1965, địa đạo Gò Thì Thùng nối với vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh Phú Yên bởi các xã Sơn Long, Sơn Định. Sau khi hoàn thành, địa đạo Gò Thì Thùng đã chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt. Đặc biệt, với trận địa liên hoàn bao gồm hầm chông, cọc nhọn, giao thông hào, địa đạo Gò Thì Thùng đã giúp quân dân ta bẻ gãy kế hoạch “năm mũi tên” trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966 của Mỹ đánh vào đồng bằng Khu 5. Địa đạo Gò Thì Thùng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 3/2/2009.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên tham dự Ngày hội.

Trong những ngày đầu năm mới, Gò Thì Thùng chính là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Nhiều người đến với đây không chỉ để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của miền Tây Phú Yên mà còn thưởng lãm nét văn hóa độc đáo với Ngày hội đua ngựa truyền thống Gò Thì Thùng.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Ngựa cùng kỵ sỹ vào vạch xuất phát.

Điều thú vị nhất của Ngày hội, tham gia cuộc đua phần lớn là ngựa cái, chuyên thồ nông sản và kỵ sỹ chính là những nông dân, chủ nhân của những con ngựa ấy. Chính tinh thần thượng võ của những kỵ sỹ ngựa thồ mà năm nào cũng tạo ra không khí trường đua vô cùng sôi động và hấp dẫn. Vì vậy với người dân Phú Yên, Ngày hội đua ngựa Gò Thì Thùng không chỉ mang ý nghĩa nêu cao tinh thần thượng võ, mà còn là nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của vùng đất Phú Yên.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Cuộc đua tranh tài đầy hấp dẫn, sôi động.

Hội đua ngựa Gò Thì Thùng tranh cúp PTP Xuân Quý Mão 2023 có sự tham gia của 32 ngựa đua cùng 32 kỵ sỹ. Trong đó xã An Hiệp có 10 ngựa đua; xã An Thọ có 8 ngựa đua; xã An Xuân có 8 ngựa đua và xã An Lĩnh có 6 ngựa đua. 32 ngựa đua lần lượt tranh tài ở vòng loại với 8 vòng đua, mỗi vòng 4 ngựa đua, sau đó chọn ra 8 ngựa đua về nhất ở 8 vòng bước vào bán kết với 2 vòng đua, mỗi vòng 4 ngựa đua. 4 ngựa đua ở vị trí Nhất và Nhì của 2 vòng bán kết bước vào tranh tài ở trận Chung kết để tìm ra kỵ mã ở vị trí Nhất, Nhì và đồng giải Ba.

Phú Yên: Sôi động và hấp dẫn Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Đông đảo khan giả cổ vũ cuộc đua góp phần tạo không khí sôi động cho Ngày hội.

Kết quả cuộc đua: Kỵ sỹ Lê Thành Trung (xã An Hiệp) cùng ngựa số 23 về Nhất; kỵ sỹ Lê Văn Thu (xã An Hiệp) cùng ngựa số 28 về Nhì; kỵ sỹ Thái Văn Phát (xã An Thọ) cùng ngựa số 4 về Ba.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khai mạc Triển lãm Hải Phòng – Pháp Heritage

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".

  • Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load