Thứ tư 15/01/2025 13:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

Phố đi bộ và bài toán kinh tế đêm

10:33 | 29/03/2023

Thời tiết dần chuyển sang hè, việc dạo phố ban đêm không có gì thú vị và tiện lợi hơn là ghé vào những khu phố đi bộ. Tại đây, khách tham quan chẳng những có không gian để tản bộ ngắm phố phường mà còn có thể ghé vào những hàng quán bên đường mua sắm và thưởng thức những đặc sản, sản vật địa phương.

Cá nhân tôi vốn là một người không thích sự xô bồ, tuy nhiên, kể từ khi thành phố nơi tôi ở mở các tuyến phố đi bộ vào ban đêm, tôi cũng vui lây, cảm thấy nhịp sống rộn ràng hơn trước. Thỉnh thoảng vào những dịp cuối tuần, cả gia đình cùng nhau đi bộ và đóng vai du khách để trải nghiệm nhịp sống ở thành phố quê hương, điều đó rất thú vị, thời gian trở nên ý nghĩa, tình cảm gắn kết khăng khít hơn.

Hơn nữa, lớp trẻ hiện nay vốn có nhu cầu lớn về gặp gỡ, giao lưu sẽ thêm địa chỉ lành mạnh để kết nối, sinh hoạt.

Tuy chưa có thống kê cụ thể, song lợi ích của các tuyến phố đi bộ là khá rõ. Người dân có thêm không gian vui chơi, giải trí; khách du lịch có thêm trải nghiệm; các nghệ sĩ có cơ hội biểu diễn, gần gũi hơn với các tầng lớp khán giả người dân cũng thêm thu nhập từ các hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, hoạt động này góp phần hiện thực hóa chủ trương phát triển du lịch và kinh tế ban đêm của Chính phủ.

Phố đi bộ và bài toán kinh tế đêm
Sau 7 năm hoạt động, trung bình mỗi ngày cuối tuần, khu phố đi bộ quanh hồ Gươm đón khoảng 20.000 khách (Ảnh: Toàn Vũ).

Thấy được lợi ích lớn đó, chỉ trong ít năm trở lại đây, cụm từ "phố đi bộ" trở nên phổ biến, xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu như trước đây chỉ những thành phố lớn thí điểm phố đi bộ như Hà Nội, TPHCM thì nay nhiều địa phương cũng đã và đang triển khai mô hình này, như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An… Thậm chí, các địa phương đã có một số tuyến phố đi bộ vẫn muốn mở thêm.

Mới đây, Đà Lạt vốn có phố đi bộ về đêm tại khu Hòa Bình và chợ Đà Lạt, nay tiếp tục đề xuất làm phố đi bộ, chợ đêm gần Hồ Xuân Hương với kinh phí hơn 1.800 tỷ đồng trên diện tích gần 121.000 m2.

Tại Hà Nội, từ năm 2016 đến cuối 2022, Hà Nội đã khai trương 5 tuyến phố đi bộ chính, nằm tại các quận/thị xã: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ và Sơn Tây. Việc mở các tuyến phố đi bộ nằm trong Chương trình 03 của Thành ủy Hà Nội về chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025. Ban chỉ đạo Chương trình 03 đánh giá, một số chỉ tiêu cơ bản đã hoàn thành, trong đó có việc "phát triển, mở rộng 3 - 5 khu vực thành không gian, tuyến phố đi bộ".

Còn tại TPHCM, người dân cũng đang tỏ ra hào hứng với đề án "siêu phố đi bộ" đang được nghiên cứu triển khai, dự kiến phạm vi tổ chức khoảng 221ha khu vực lõi trung tâm.

Kinh phí để mở các khu vực phố đi bộ thường là không nhỏ, tiêu tốn nguồn lực lớn. Mở được đã là một vấn đề, quan trọng hơn là cách thức tổ chức và duy trì được hoạt động lâu dài, bền vững.

Kinh nghiệm từ các khu phố đi bộ đã mở cho thấy, để hấp dẫn được du khách thì địa phương cần tạo ra những nét riêng trên từng tuyến phố: có khu phố ẩm thực, có nơi dành riêng cho sinh hoạt văn nghệ, có phố sách, có khu vực danh lam, lịch sử…

Nhu cầu của người dân là hiện hữu song không phải mọi tuyến phố đi bộ đều thành công. Ví dụ như phố đi bộ Trần Nhân Tông (Hà Nội) được khai trương tối 30/12/2022 nhưng ít tuần gần đây đã dần đìu hiu, vắng khách. Phố đi bộ Trịnh Công Sơn - không gian nằm giữa đầm sen, Công viên nước Hồ Tây, một phần ngõ 431 Âu Cơ và ngõ 612 Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) hoạt động từ tháng 5/2018, được kỳ vọng trở thành không gian văn hóa đặc sắc, sân khấu cho nghệ thuật chèo, xẩm, dân ca... vào mỗi cuối tuần - thế nhưng đầu năm nay lại phải đóng cửa vì ế khách.

Lại có những phố đi bộ hoạt động rôm rả nhưng lại xảy ra không ít bất cập, vô hình trung "mất điểm", "dọa" du khách. Ví như tình trạng "chặt chém" giá cả, quản lý an ninh lỏng lẻo dẫn đến cướp giật trên phố đi bộ; nơi ăn uống mất vệ sinh, xả rác gây ô nhiễm.

Một số tuyến phố đi bộ xây dựng không tính toán kỹ lưỡng về giao thông nên xảy ra chen chúc đông đúc, ùn tắc, kẹt xe. Ẩm thực đường phố là một trong những nét đặc trưng ở các tuyến phố đi bộ song không gian một số nơi ngột ngạt và "ám ảnh" khi hàng quán thản nhiên quạt thịt xiên, xúc xích nướng khói um, rất mất thẩm mỹ.

Cách đây ít lâu, thậm chí còn có tình trạng tổ chức những chương trình phản cảm (như ghép đôi), gây bức xúc trong dư luận.

Tóm lại, đi bộ là tốt, có các tuyến phố đi bộ như một nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng kèm theo phát triển kinh tế đêm cũng tốt. Tuy vậy, các địa phương cũng cần nghiêm túc xem xét tính cần thiết trong quyết định đầu tư, cải tạo, tránh mở phố đi bộ theo xu hướng, trào lưu. Bởi nếu mở theo ý chí của cơ quan quản lý mà không dựa vào nhu cầu của người dân hay đặc điểm của từng địa phương; nếu quy hoạch, bố trí các tuyến phố không hợp lý; nếu công tác vận hành vẫn theo xu hướng tự phát, nghiệp dư thì việc giải bài toán kinh tế đêm dễ đi vào ngõ cụt.

Theo Bích Diệp/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Giảm phiền hà từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Ngày11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

  • Từ kiểm soát đến kiến tạo và sáng tạo

    Nhà nước phải tập trung vào vai trò điều tiết, giám sát, và tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thay vì ôm đồm tất cả các chức năng. Việc giao quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân có năng lực vượt trội không chỉ tăng hiệu quả quản lý mà còn giải phóng nguồn lực cho những lĩnh vực cần thiết hơn.

  • Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

    Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

  • Doanh nghiệp phục hồi, kinh tế tăng trưởng

    Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024 kinh tế Việt Nam đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ, dần lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, với nhiều điểm sáng, nhất là trong xuất khẩu và thu hút FDI.

  • Thực hiện phân cấp, phân quyền và việc lựa chọn nhân sự

    Ngoài các vấn đề liên quan tới cơ chế, chính sách, một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phân cấp, phân quyền là nhân lực. Theo chuyên gia, cần áp dụng công cụ quản trị nguồn nhân lực khoa học, để họ không né tránh, chây ì mà quyết tâm thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

Xem thêm
  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

    09:57 | 04/09/2024
  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

    10:42 | 02/09/2024
  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

    15:10 | 31/08/2024
  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

    10:59 | 30/08/2024
  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

    07:50 | 22/08/2024
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
  • Chậm một giờ cũng là tội lớn với nhân dân!

    (Xây dựng) - Hôm qua, khi hỏi vị lãnh đạo tỉnh Cà Mau về tiến độ Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.200 giường bệnh, tôi nhận được câu trả lời đầy “tâm trạng”: “Tỉnh đang lập Hội đồng Tư vấn giải quyết kiến nghị lựa chọn nhà thầu. Dự án chậm thì chắc chậm rồi. Nhưng cách làm việc “cù cưa” kiểu này hoài, điệp khúc “lỡ hẹn” với bệnh nhân biết đến bao giờ”. Thực trạng 2 bệnh nhân, 1 giường bệnh là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Cà Mau. Một số bệnh nhân chấp nhận điều trị trái tuyến lên tuyến Trung ương với hy vọng, tương lai không xa miền cuối đất xóa vùng trũng về y tế.

    21:59 | 07/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load