Thứ sáu 08/12/2023 05:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Phí thẩm định cấp giấy phép môi trường từ 45 triệu đồng/giấy phép

19:20 | 19/01/2022

(Xây dựng) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép môi trường do cơ quan Trung ương thực hiện. Theo đó, phí thẩm định cấp giấy phép môi trường từ 45 triệu đồng/giấy phép.

phi tham dinh cap giay phep moi truong tu 45 trieu donggiay phep
Ảnh minh họa (nguồn: TL).

Thông tư nêu rõ, tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương thực hiện thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường là người nộp phí theo quy định.

Cụ thể, phí thẩm định cấp, cấp lại giấy phép môi trường như sau: Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm 1 (trừ một số dự án) có mức phí là 50 triệu đồng/giấy phép.

Đối với các dự án hoặc cơ sở thuộc nhóm II hoặc các dự án hoặc cơ sở nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biên chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh có mức phí là 45 triệu đồng/giấy phép.

Phí thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép môi trường là 15 triệu đồng/giấy phép/dự án/cơ sở.

Mức phí nêu trên tính theo lần thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường. Mức phí không bao gồm chi phí đi lại của đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở và chi phí lấy mẫu, phân tích mẫu chất thải theo quy định.

Người nộp phí thực hiện nộp phí thẩm định trong thời gian 10 ngày làm việc tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc các cơ quan nhà nước thuộc 3 Bộ được giao thực hiện thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường theo quy định pháp luật là tổ chức thu phí quy định tại Thông tư.

Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thực hiện thẩm định và thu phí do ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách Nhà nước theo quy định.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan Nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ, được trích lại 90% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định; nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Công bố Cẩm nang Công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng Việt Nam 2023

    (Xây dựng) – Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020 – 2025 (Chương trình DEPP3), Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương phối hợp với Cục Năng lượng Đan Mạch tổ chức lễ công bố Cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng Việt Nam 2023.

  • Quảng Ninh dự kiến vốn đầu tư công năm 2024 hơn 14.280 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Dự kiến vốn đầu tư công năm 2024 của Quảng Ninh là hơn 14.280 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách địa phương 13.849,9 tỷ đồng, ngân sách Trung ương phân bổ 430,7 tỷ đồng.

  • Bến Tre: Năm 2023 khởi công 55 dự án, công trình

    (Xây dựng) – Từ ngày 6-8/12, Thường trực HĐND tỉnh Bến Tre tổ chức kỳ họp thứ 11 (Kỳ họp thường lệ năm 2023), HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

  • Thanh Hóa: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

    (Xây dựng) - Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa là 14.924,312 tỷ đồng, đạt 61,5 %. Tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt nhằm bứt phá tiến độ giải ngân.

  • Hậu Giang: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức cao đạt 12,27%

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức Hội nghị giao ban báo chí 6 tháng cuối năm 2023. Tại Hội nghị này, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh thông tin cho biết: Các chỉ tiêu năm 2023 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra (ước thực hiện hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh; trong đó có 14 vượt kế hoạch, 04 chỉ tiêu đạt kế hoạch). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tiếp tục duy trì ở mức cao đạt 12,27%, tăng 2 bậc so với năm 2022, tiếp tục dẫn đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xếp thứ 2 cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: giảm khu vực I, tăng khu vực II, III. GRDP bình quân đầu người đạt 80,33 triệu đồng, tăng 21,34% so với cùng kỳ, vượt 6,41% kế hoạch.

  • Thủ tướng: Không hạ chuẩn tín dụng nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình

    Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh chính sách tài khóa liên quan vốn, phí, lệ phí, đầu tư công, các hoạt động khác để hỗ trợ chính sách tiền tệ; kịp thời xử lý vướng mắc từ thực tiễn, cơ chế, chính sách.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load