Thứ năm 03/10/2024 22:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Phát triển năng lượng xanh là xu thế tất yếu

22:57 | 02/10/2024

(Xây dựng) - Nằm trong chuỗi sự kiện của Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024, chiều 2/10, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo “Năng lượng mới và năng lượng tái tạo – Tiềm năng và nguồn lực đầu tư”.

Phát triển năng lượng xanh là xu thế tất yếu
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Hội thảo.

Bến Tre có dân số đông khoảng 1,3 triệu người, với kinh tế biển là ngành kinh tế rất quan trọng. Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre đề ra định hướng phát triển tỉnh về hướng Đông. Đồng thời, Tỉnh ủy Bến Tre cũng đã có Nghị quyết phát triển tỉnh về hướng Đông giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Còn trong Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì địa phương đã mạnh dạn đưa vào nội dung phát triển tỉnh về hướng Đông.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho biết, với bờ biển dài 65km, địa phương có tiềm năng lớn để phát triển các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Trong những năm qua, Bến Tre đã đạt được những thành tựu phấn khởi trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực năng lượng. Hiện tại, tỉnh Bến Tre đã cấp chủ trương đầu tư và tập trung triển khai 19 dự án điện gió với tổng công suất hơn 1.007MW; 9 dự án hoàn tất công tác thi công lắp dựng cơ bản với tổng công suất lắp đặt 365,9MW, trong đó có 250,75MW đã được phát điện vận hành thương mại, công suất lắp đặt còn lại là 115,15MW nhà đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bến Tre cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương thực hiện dự án “Khu tổ hợp hydro xanh Bến Tre” làm dự án thí điểm cho ngành công nghiệp sản xuất hydro tại Việt Nam cùng với các dự án điện mặt trời, điện gió tự sản tự tiêu cung cấp nguồn năng lượng đầu vào cho “Khu tổ hợp Hydro xanh Bến Tre”.

Phát triển năng lượng xanh là xu thế tất yếu
Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam phát biểu tại Hội thảo.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, sự chuyển dịch năng lượng cũng được tỉnh xác định từ tiềm năng sẵn có về năng lượng tái tạo như: Điện gió, điện mặt trời và nhất là điện gió ngoài khơi theo hình thức tự sản tự tiêu không nối lưới để sản xuất ra nguồn năng lượng mới như Hydro, loại hình này được xác định là một trong những ngành công nghiệp chủ lực mà Bến Tre sẽ tập trung phát triển trong những năm tới.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng đã tóm tắt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo và hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Riêng Bến Tre là địa phương có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới rất đa dạng và phong phú, bao gồm: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng từ sinh khối, rác thải, hydrogen xanh, ammoniac xanh.

Theo Quy hoạch điện VIII và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Bến Tre được quy hoạch phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo như sau: Công suất nguồn điện gió trên bờ (trên đất liền và gần bờ) đến năm 2030 là 1.100MW. Công suất nguồn điện sản xuất từ sinh khối đến năm 2030 là 10MW. Công suất nguồn điện sản xuất từ rác thải đến năm 2030 là 18MW. Công suất nguồn điện mặt trời mái nhà đến năm 2030 là 17MW. Điện gió ngoài khơi cho khu vực Nam bộ là 1.000MW.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cũng đề xuất Bến Tre tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền và cộng đồng về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tài chính cho các lĩnh vực hoạt động này.

Phát triển năng lượng xanh là xu thế tất yếu
Một dự án điện gió ở Bến Tre.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh về tầm quan trọng của Hội thảo. Qua đó, thể hiện tầm, khát vọng phát triển năng lượng xanh, bền vững, phù hợp xu thế toàn cầu và đây cũng là chủ trương lớn của Đảng. Đặc biệt là chúng ta đang trong quá trình chuẩn bị cho văn kiện cho Đại hội 14 của Đảng và hàm lượng chuyển đổi xanh trong các văn kiện này ngày càng chiếm tỷ trọng cao.

Theo Phó Thủ tướng, hội thảo đề cập đến khó khăn về pháp lý, công nghệ, vốn, nhân lực là những điều đã nhận ra sẽ có giải pháp khắc phục. Sắp tới, Chính phủ đã hoàn tất hồ sơ trình Quốc hội trong kỳ họp lần thứ VIII vào tháng 10 tới đây để sửa Luật Điện lực và mở đường cho phát triển năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi và dần hoàn thiện về hạ tầng pháp lý.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ luôn đồng hành với các địa phương, doanh nghiệp trong tháo gỡ khó khăn; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách; quan tâm dành nguồn lực, thúc đẩy đầu tư cho phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.

"Thành công thuộc về người dám đi đầu - Bến Tre đã mạnh dạn tạo môi trường thông thoáng kêu gọi, trải thảm cho nhà đầu tư năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Đồng thời, lắng nghe doanh nghiệp, hoàn thiện hạ tầng pháp lý phát triển kinh tế xanh và thường xuyên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tôi hy vọng tỉnh Bến Tre sẽ sớm trở thành hình mẫu trung tâm năng lượng hydrogen cả nước" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phạm Hổ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Tổng thu ngân sách 9 tháng đầu năm đạt trên 376 nghìn tỷ đồng

    (Xây dựng) – Chiều 3/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý III/2024. Theo đó, 9 tháng đầu năm, Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về hầu hết các lĩnh vực, trong đó tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% theo dự toán.

  • Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Tính đến thời điểm tháng 9/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Quảng Ninh năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm mà tỉnh Quảng Ninh đề ra là tập trung thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm hoàn thành mục tiêu thu hút ít nhất 3 tỷ USD vốn FDI vào địa bàn tỉnh trong năm nay.

  • Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách

    (Xây dựng) - Ngày 3/10, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 449/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

  • Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% (tương ứng tăng 81,09 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 39,91 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 41,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại 9 tháng năm 2024 xuất siêu 20,79 tỷ USD.

  • Khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 3/10, Bộ Xây dựng tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2024 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Phát triển công trình xanh: Chuyển biến từ chính sách đến hành động”.

  • Xây dựng chính sách ràng buộc để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, tới đây, cùng với tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách có liên quan, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương xây dựng cơ chế để trong quá trình thu hút đầu tư sẽ có ràng buộc với doanh nghiệp nước ngoài nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load