Thứ tư 11/12/2024 16:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Phát triển bền vững khu công nghiệp

10:23 | 10/04/2024

(Xây dựng) - Vừa qua, tại Hà Nội Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam”.

Phát triển bền vững khu công nghiệp
Quang cảnh hội nghị.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch VCCI cho biết, cả nước đã có 418 Khu công nghiệp đã thành lập, bao gồm 371 Khu công nghiệp nằm ngoài các Khu kinh tế (KKT), 39 Khu công nghiệp nằm trong các KKT ven biển, 8 Khu công nghiệp nằm trong các KKT cửa khẩu. Nếu tính riêng các Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 72,5%. Trong số 298 Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, đã có 272 Khu công nghiệp đã vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường (đạt tỷ lệ khoảng 91,3%), đáp ứng chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao.

Phó Chủ tịch VCCI cho hay, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp đóng góp khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, góp phần vào việc chuyển cán cân thương mại của Việt Nam từ nhập siêu, đến cân bằng và sang xuất siêu, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách.

Cũng theo ông Nguyễn Quang Vinh, năm 2022, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) cùng tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững tại Việt Nam (IDH Việt Nam) thực hiện 1 nghiên cứu, khảo sát thực trạng các Khu công nghiệp theo khung kinh tế, môi trường, xã hội và quản trị (EESG) với 19 nhóm chỉ tiêu chính, tại 118 Khu công nghiệp trên cả nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ ban hành chính sách phát triển EESG thấp: Chỉ 39% có chính sách quản trị rủi ro để đảm bảo tuân thủ pháp luật về môi trường, 21% có chính sách quản trị rủi ro đảm bảo tuân thủ về xã hội, 10% có chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, 13% có chính sách về chuyển đổi số. Bên cạnh đó, nhận thức về Khu công nghiệp phát triển bền vững (PTBV) còn yếu.

“Kết quả của nghiên cứu cũng phần nào chỉ ra một số “điểm nghẽn” trong các khía cạnh về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các Khu công nghiệp liên quan đến việc phát triển bền vững các Khu công nghiệp. Đây cũng có thể là những chỉ dấu cho các khuyến nghị về chính sách và hành động để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc xây dựng, vận hành các Khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Trao đổi tại Diễn đàn, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia và đại diện các doanh nghiệp đã thảo luận, trao đổi về các vấn đề đang được quan tâm trong phát triển Khu công nghiệp theo hướng xanh, bền vững tại Việt Nam như: Hiện trạng phát triển khu công nghiệp Việt Nam và góp ý xây dựng chính sách phát triển khu công nghiệp bền vững; Đánh giá về thực trạng tăng phát thải CO2 tại các khu công nghiệp Việt Nam hiện nay; Xu hướng toàn cầu về phát triển khu công nghiệp bền vững; Kinh nghiệm, phát triển mô hình Khu công nghiệp cộng sinh - kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí carbon, xanh hóa Khu công nghiệp; Phát triển Logistics, hoàn thiện chuỗi cung ứng xanh trong các Khu công nghiệp; Xây dựng mạng lưới Khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam; Quản lý khu công nghiệp, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số vào phát triển bền vững Khu công nghiệp Việt Nam...

Các ý kiến được đưa ra tại diễn đàn cùng chung nhận định, việc phát triển các Khu công nghiệp bền vững đang là mục tiêu của các nước công nghiệp trên thế giới, tiếp cận và đổi mới sáng tạo để đáp ứng yêu cầu mới được xem như con đường tất yếu để bảo đảm tính cân bằng sinh thái trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Bà Vương Thị Minh Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam có 16 FTA đã ký kết và 3 FTA đang đàm phán. Trong các FTA này, những yêu cầu về chuỗi ngành hàng chuỗi giá trị và các khâu về sản xuất xanh sạch rất quan trọng, để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào thị trường khó tính. Đồng thời, mục tiêu để phát triển công nghiệp bền vững cũng đã được đưa vào các cam kết về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Tương tự, chiến lược Quốc gia và phát triển xanh giai đoạn 2021-2030 cũng như cam kết của Chính phủ tại COP26, là những yêu cầu bức thiết đặt ra đối với khu vực sản xuất công nghiệp để phát triển theo hướng xanh, bền vững.

Theo xu hướng này, mô hình khu công nghiệp truyền thống sẽ được thay đổi và phát triển theo hướng bền vững, tiệm cận với yêu cầu quốc tế. Nguyên lý của việc phát triển các khu công nghiệp bền vững bắt đầu từ sinh thái công nghiệp, chuyển đổi mô hình sản xuất theo nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn. Trong đó hệ sinh thái công nghiệp được phát triển như một hệ sinh thái tự nhiên và sản phẩm của quá trình sản xuất đầu ra này có thể là quá trình đầu vào của quá trình sản xuất khác. Tương tự, các sản phẩm phụ hay sản phẩm thải bỏ của một quá trình sản xuất cũng là nguyên liệu hữu ích đầu vào cho một quy trình sản xuất khác.

Như vậy, những định hướng phát triển bền vững, định hướng về hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp đã được xây dựng. Trước hết là ở cấp độ doanh nghiệp, thì chuyển đổi sẽ tập trung vào các giải pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, những giải pháp về công nghệ ít carbon, sử dụng hóa chất, hoặc sử dụng năng lượng tái tạo…

Từ góc độ doanh nghiệp, bà Trần Thị Tố Loan - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Đầu tư Sao Đỏ cho hay, việc xây dựng Khu công nghiệp bền vững mang lại nhiều lợi ích đáng kể, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn về môi trường và xã hội. Mô hình khu công nghiệp truyền thống và khu công nghiệp bền vững có những điểm khác biệt cơ bản đáng chú ý, phản ánh qua cách tiếp cận, mục tiêu và tác động đến môi trường cũng như cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển còn có nhiều khó khăn về tài chính và còn có nhiều quy định chưa rõ ràng, gây cản trở cho khu công nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình. Theo đó, để đạt được yêu cầu của Khu công nghiệp bền vững, chúng ta cần có các cam kết mạnh mẽ hơn và có kế hoạch hành động để đẩy mạnh các cam kết này.

Nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Liên Hà Thái thuộc Công ty Cổ phần Green i - Park, tại tỉnh Thái Bình công nghệ hiện đại góp phần bảo vệ môi trường khu công nghiệp và các vùng phụ cận.

Phát triển bền vững khu công nghiệp
Hoàn thiện thể chế, chính sách, mô hình phát triển và quản lý Khu công nghiệp

Bàn về giải pháp nhằm phát triển Khu công nghiệp bền vững thời gian tới, nhiều đại biểu cho rằng, Nhà nước cần hoàn thiện thể chế, chính sách, mô hình phát triển và quản lý Khu công nghiệp nhằm tạo đột phá trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa đất nước trên nền tảng năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững. Xây dựng Khu công nghiệp có sức hấp dẫn đầu tư, có tính cạnh tranh quốc tế, thu hút đầu tư có chọn lọc và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, để phát triển các Khu công nghiệp bền vững cần có thể chế để doanh nghiệp thực hiện và vận hành, Nhà nước sẽ hỗ trợ ưu đãi về đất đai, thuế phí và các hình thức hỗ trợ khác. Khẳng định kinh tế tuần hoàn yêu cầu về kéo dài vòng đời vật liệu, giảm phát thải, ông Thọ cho rằng tiêu chí hiện chúng ta xây dựng đã đầy đủ để doanh nghiệp căn cứ vào đó xây dựng phương hướng trong tương lai. “Chuỗi kinh tế tuần hoàn bắt đầu từ khảo sát, điều tra, thăm dò, sản xuất, phân loại, vận chuyển, lưu trữ… Nếu chúng ta thiết kế được trong một khu công nghiệp mà “đầu ra” của doanh nghiệp này là “đầu vào” của doanh nghiệp khác thì yêu cầu phải từ khâu thiết kế ban đầu”, ông Thọ nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết hiện Luật Bảo vệ môi trường đã quy định nhà tái chế có thể thu hồi sản phẩm của doanh nghiệp khác đã mở ra cánh cửa vào đầu tiên. Chính vì vậy, ông Thọ nhận định, khi thiết kế các Khu công nghiệp sinh thái có thể vận hành chúng ta cần thể chế hoá các quy định trước đây, tuân thủ luật chơi của thế giới.

Ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng dẫn số liệu đến cuối tháng 12/2023, Việt Nam có khoảng 397 công trình xanh, trong đó rất đáng mừng là trên dưới 100 công trình xanh đến từ các khối công nghiệp. Riêng thành phố Hải Phòng, trong quý I/2024 đã có trên 10 dự án công nghiệp đăng ký đánh giá để chứng nhận công trình xanh. Đây là một xu hướng rất mới, đón đầu các yêu cầu về thuế carbon trên thế giới mà EU đã áp dụng thí điểm từ tháng 10/2023 và sẽ bắt buộc từ năm 2026.

Ông Trần Tiến Dũng - Uỷ viên VLA, Chủ tịch Hiệp hội Logistic Hải Phòng thông tin thêm, các doanh nghiệp FDI đến Việt Nam đều vào các khu công nghiệp, qua đó cho thấy vai trò quan trọng của các khu công nghiệp trong thu hút FDI. Tuy nhiên, cơ hội đón đầu xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng trên toàn cầu dễ nhưng cơ hội này không chia đều cho các quốc gia dù Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi. Cần nhìn nhận thẳng thắn rằng, chúng ta chậm bước hơn so với nhiều quốc gia dù không có lợi thế về vị trí địa lý như Việt Nam nhưng họ đi nhanh hơn nhờ sớm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Vì thế, phát triển bền vững là nội dung không phải là lựa chọn mà các nhà phát triển khu công nghiệp và ngành nghề liên quan bắt buộc phải làm. Tại hội nghị COP26, Chính phủ cam kết thực hiện NetZero vào năm 2050. Từ nay đến thời điểm đó tuy dài nhưng các khách hàng cao cấp đến từ Mỹ, châu Âu đã cam kết Net Zero sớm hơn vào năm 2030. Vì vậy, “từ thời điểm này chúng ta phải phát triển bền vững để vừa cạnh tranh các nước trong thu hút FDI vừa cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ trong nước. Doanh nghiệp nào đi sớm, đi nhanh trong phát triển bền vững sẽ có nhiều cơ hội hơn để thu hút khách hàng phân khúc cao hơn”, ông Dũng nói.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • FTA và tác động của việc thực thi các FTA đến kinh tế Việt Nam

    (Xây dựng) - Chiều 11/12, Học viện Tài chính phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề “Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh thực thi các FTA: Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo là diễn đàn để ngành Hải quan trao đổi, thảo luận tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hàng hóa, xuất khẩu nhập khẩu của cơ quan hải quan các cấp và góp phần tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Đồng chí Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và PGS.TS Nguyễn Mạnh Thiều, Phó Giám đốc Học viện Tài chính đồng chủ trì Hội thảo.

  • Hà Tĩnh: Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 55.524 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Sáng 11/12, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc Kỳ họp thứ 23 với nhiều nội dung quan trọng: Xem xét, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc, cấp phép nhiều dự án bất động sản

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi đã trả lời chất vấn nhiều nội dung quan trọng được cử tri quan tâm như: giải quyết vướng mắc các dự án bất động sản, giải ngân vốn đầu tư công…

  • Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng mỗi ngày

    (Xây dựng) – Giai đoạn 2021-2024 thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ước đạt 117.893 tỷ đồng, bằng 108,4% so với mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025 được giao (kế hoạch giao 108.798 tỷ đồng). Trung bình, mỗi ngày Quảng Ngãi thu ngân sách gần 81 tỷ đồng, lọt top đầu những địa phương có số thu cao nhất nước.

  • Cà Mau: Chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Công Minh Cây Xanh

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản thống nhất đề xuất chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thực hiện Gói thầu số 24: Sân vườn, khuôn viên cây xanh thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Lao và bệnh Phổi do Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư.

  • Quảng Ngãi xây dựng phương án tăng trưởng cho năm 2025

    (Xây dựng) - Dựa trên kết quả về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; căn cứ dự báo thời cơ, thuận lợi và hạn chế cũng như thách thức, Quảng Ngãi đã chủ động xây dựng và lựa chọn phương án tăng trưởng năm 2025 để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

Xem thêm
  • Báo Xây dựng công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023

    (Xây dựng) - Căn cứ Quyết định số 1422/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiêu thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, Thông tư 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 61/2017/TT-BTC; Căn cứ Quyết định 1443/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 1); Căn cứ Quyết định 395/QĐ-BXD ngày 13/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 3), Báo Xây dựng công bố công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023, chỉ tiêu theo các phụ lục đính kèm.

    10:52 | 11/12/2024
  • Chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn cần sự nỗ lực của toàn xã hội

    (Xây dựng) - Nền kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội mạnh mẽ để giải quyết những thách thức về phát triển bền vững. Việt Nam phải hành động thật nhanh, gấp rút chuyển đổi từ lập kế hoạch sang hành động.

    10:14 | 11/12/2024
  • Căn cứ phân cấp dự án đường giao thông

    (Xây dựng) - Ông Trần Trọng Bình (Bắc Giang) hỏi, dự án đường ôtô tổng mức đầu tư 105 tỷ đồng, trong đó cấu phần đường bộ (tỷ trọng khoảng 70% trong tổng mức đầu tư) và các cầu nhỏ (chiếm khoảng 30% trong tổng mức đầu tư) thì phân vào dự án nhóm B hay C?

    10:11 | 11/12/2024
  • Yên Bái triển khai kế hoạch phát triển năm 2025

    (Xây dựng) - Chiều 10/12, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh khoá XIX về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

    09:00 | 11/12/2024
  • Hoạt động kinh doanh nào phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    (Xây dựng) - Công ty bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2012. Năm 2018 có nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần (công ty không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

    08:41 | 11/12/2024
  • Có phải hợp pháp hóa lãnh sự quyết định điều chỉnh dự án đầu tư?

    (Xây dựng) - Công ty bà Trần Mai (Đà Nẵng) có 100% vốn nước ngoài, là nhà đầu tư đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp tại Việt Nam, dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện nay, công ty bà muốn thực hiện thủ tục điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư.

    08:37 | 11/12/2024
  • Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính vừa có Công văn số 13414/BTC-QLCS hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

    08:35 | 11/12/2024
  • Quảng Bình: Quy hoạch, xây dựng mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới đồng bộ và bền vững

    (Xây dựng) - Mục tiêu của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Bình là thực hiện hoàn thiện quy hoạch, xây dựng mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp đồng bộ về mạng lưới hạ tầng kỹ thuật; tổ chức không gian đảm bảo phát triển bền vững, đồng thời khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế về công nghiệp, vận tải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.

    22:12 | 10/12/2024
  • HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2025

    (Xây dựng) - Bước vào ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã xem xét, đánh giá và quyết định thông qua nhiều Nghị quyết liên quan đến kế hoạch đầu tư công năm 2025.

    20:20 | 10/12/2024
  • Năm 2025 Vũng Tàu sẽ “cán đích”

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị tổng kết kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), diễn ra vào ngày 10/12, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu, nhấn mạnh năm 2025 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Với mục tiêu đột phá và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, lãnh đạo thành phố Vũng Tàu đã đề ra 11 nhiệm vụ chủ chốt để hướng đến sự phát triển bền vững.

    19:12 | 10/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load