Thứ bảy 27/04/2024 01:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Pháo đài kiên cố nhất Đông Dương sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn

15:12 | 01/01/2021

Đồn Rạch Cát (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) được xây dựng cách đây hơn 110 năm, vào loại sớm nhất và là pháo đài kiên cố nhất trên toàn cõi Đông Dương thời đó. Từ khi xây dựng đến nay, Đồn Rạch Cát luôn do quân đội trấn giữ. Tỉnh Long An đang có kế hoạch đưa Đồn Rạch Cát vào phục vụ du lịch.

phao dai kien co nhat dong duong se tro thanh diem du lich hap dan
Đồn Rạch Cát từng là pháo đài kiên cố nhất Đông Dương: Ảnh: T.L

Do mức độ hoành tráng, cổ xưa độc đáo, từ sau năm 1975 đến nay, đã có khoảng 10 bộ phim mượn Đồn Rạch Cát để quay những cảnh pháo đài cổ, trong đó có bộ phim nổi tiếng Đất phương Nam.

Theo tài liệu lịch sử huyện Cần Đước, nơi xây dựng Đồn Rạch Cát có vị trí chiến lược thời đó khi là nơi 2 con sông Vàm Cỏ và Rạch Cát cùng đổ ra sông Soài Rạp trước khi con sông này đổ ra Biển Đông.

Sau khi chiếm được Miền Tây Nam bộ, vì lo ngại tàu chiến các nước Anh, Đức, Hà Lan,… tiến vào Sài Gòn (nay là TPHCM) theo sông Soài Rạp, từ năm 1903 chính quyền thực dân Pháp bắt đầu triển khai xây dựng pháo đài quân sự tại đây.

Không chỉ kiểm soát được cả 3 con sông lớn là Rạch Cát, Vàm Cỏ và Soài Rạp, pháo đài Rạch Cát còn có thể khống chế cả khu vực Cần Giờ và Vũng Tàu.

Năm 1903, chính quyền thực dân cho tàu chở vật liệu đến để xây đồn. Ngay sau đó xảy ra trận bão năm Giáp Thìn 1904 cuốn trôi hết vật liệu ra biển. Năm 1905, chính quyền thực dân tiếp tục gom dân 2 huyện Cần Giuộc, Cần Đước đến đây đào móng đóng cừ, đào nền sâu hàng chục mét để xây 4 tầng ngầm (ngang 100m, dọc 300m). Xung quanh đồn có tường rào kiên cố với chu vi gần 12 ngàn mét; có cầu tàu lắp đường ray dài 50m để xe goòng chuyển hàng từ tàu vào đồn. Đồn được xây dựng đến khoảng năm 1910 mới xong.

Đồn Rạch Cát có thiết kế hình vòng cung với 2 tầng nổi và 3 tầng ngầm. Trên nóc pháo đài còn có dàn đại bác hiện đại nhất thời điểm đó mà đến giờ, nhiều ụ pháo vẫn nguyên vẹn. Lúc hoàn thành, Đồn Rạch Cát được xem là pháo đài được xây dựng vào loại sớm và kiên cố nhất toàn Đông Dương.

Sau hơn 110 năm tồn tại, Đồn Rạch Cát đã ít nhiều bị hư hỏng, nhất là hệ thống ngầm từ lâu bị nước tràn vào ngập hết, không thể tiếp cận được.

Với giá trị lịch sử, vừa có giá trị nghệ thuật kiến trúc đồn lũy cổ ở châu Âu, Đồn Rạch Cát đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn, cách không xa TPHCM (khoảng 50km), nếu được khai thác tốt, Đồn Rạch Cát sẽ là nơi du lịch hấp dẫn.

Không chỉ vậy, trên cùng cung đường TPHCM - Đồn Rạch Cát, du khách còn có thể tham quan các điểm du lịch nổi tiếng khác như Nhà Trăm cột, vùng lúa Nàng Thơm Chợ Đào, Chùa Núi và chùa Tôn Thạnh gắn liền với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu...

Tỉnh Long An đang kêu gọi xã hội hóa đầu tư khai thác du lịch khu vực Đồn Rạch Cát.

phao dai kien co nhat dong duong se tro thanh diem du lich hap dan

Đồn Rạch Cát hiện do 1 đơn vị quân đội quản lý. Ảnh: K.Q

phao dai kien co nhat dong duong se tro thanh diem du lich hap dan

Chỉ những đoàn khách đặc biệt mới được phép tham quan khu vực đồn (trong ảnh: Đoàn văn nghệ sĩ TP.Cần Thơ tham quan đồn). Ảnh: K.Q

phao dai kien co nhat dong duong se tro thanh diem du lich hap dan

Xung quanh khu vực Đồin Rạch Cát là hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ảnh: K.Q

Theo KỲ QUAN/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load