Thứ tư 05/02/2025 16:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Phân quyền mạnh cho Hà Nội để tái cân bằng đô thị

09:01 | 23/11/2023

Việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội đô được xem là giải pháp quan trọng để phát triển và tái cân bằng đô thị. Quy định về nội dung này đang được tiếp tục kế thừa, điều chỉnh và bổ sung điểm mới tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm phù hợp với thực tiễn.

Phân quyền mạnh cho Hà Nội để tái cân bằng đô thị
Hà Nội đang chịu nhiều áp lực về quá tải hạ tầng dẫn đến ùn tắc giao thông. Ảnh Hữu Nghị.

Chậm trễ di dời trụ sở các bộ, ngành khỏi nội đô

Khu vực trung tâm Hà Nội đã và đang chịu nhiều áp lực như quỹ đất ngày càng eo hẹp, quá tải hạ tầng, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, việc di dời nhà máy, công sở, bệnh viện, trường đại học... ra khỏi nội đô được xác định là cần thiết.

Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy, 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tháng 3-2021, đặt mục tiêu đến năm 2030, kéo giảm số dân khu vực này khoảng 215.000 người. Một trong các giải pháp để thực hiện là di dời các cơ sở công nghiệp, trụ sở cơ quan trung ương, cơ sở giáo dục, y tế...

Đáng lưu ý, việc di dời cũng sẽ tạo ra quỹ đất khoảng 176ha để xây dựng các công trình công cộng và không gian xanh đang rất thiếu.

Đòi hỏi từ thực tiễn lớn là vậy nhưng việc tổ chức triển khai từ khâu lập chương trình, kế hoạch, đề án di dời cho đến thực thi trên thực địa vẫn còn chậm. Đáng chú ý, theo đánh giá của Bộ Tư pháp, các cơ quan vẫn tiếp tục sử dụng các khu đất sau di dời, bàn giao cho cơ quan trung ương quản lý hoặc được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất (đầu tư xây dựng dự án nhà ở, văn phòng, thương mại cao tầng).

Cụ thể, với 9 bộ, ngành, cơ quan trung ương hoàn thành việc đầu tư xây dựng và chuyển về làm việc tại trụ sở mới thì có 7 đơn vị tiếp tục giữ trụ sở cũ hoặc bàn giao cho cơ quan trung ương quản lý. 2 cơ quan còn lại được chấp thuận chuyển đổi mục đích sang đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê.

Đối với các trường đại học, cao đẳng cũng chỉ có số ít là thực hiện di dời như Đại học Y tế công cộng hay Đại học Quốc gia Hà Nội (chuyển một phần hoạt động tới Hòa Lạc, huyện Thạch Thất)…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ đã có văn bản nhiều lần đôn đốc các bộ, ngành trung ương và Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ được giao về việc di dời theo quy hoạch. Tuy nhiên, việc thực hiện còn khó khăn do nguồn vốn thực hiện công tác di dời và xây dựng cơ sở mới chưa được bố trí, chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng.

Về lộ trình di dời trụ sở các cơ quan, cơ sở ra khỏi nội thành Hà Nội trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đã rà soát 36 cơ quan trung ương, gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ và 6 cơ quan trung ương các đoàn thể, thuộc đối tượng quy hoạch để xây dựng phương án quy hoạch cụ thể. Đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, ngành tại Hà Nội cũng đã được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 4-2023.

Phân quyền mạnh và bổ sung những quy định mới

Chiều 10-11, phát biểu tại tổ thảo luận của Quốc hội (kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV) về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đưa ra yêu cầu việc hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần theo hướng giao thẩm quyền mạnh hơn cho thành phố, nhằm giải quyết được một số hạn chế, bất cập, trong đó có di dời cơ sở y tế, giáo dục ra khỏi nội đô.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng gợi ý, Hà Nội cần có cơ chế bỏ tiền ngân sách ra giải phóng mặt bằng, thậm chí xây trụ sở mới cho trường đại học, bệnh viện. Cơ sở cũ có thể trả lại cho thành phố hoặc làm cơ sở đào tạo sau đại học, cơ sở nghiên cứu hợp tác quốc tế để giảm dân cư.

Tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các quy định liên quan đến việc di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội đô lịch sử đã tiếp tục được kế thừa và có sự điều chỉnh so với quy định tại Điều 9, Luật Thủ đô 2012, phù hợp với Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khóa XIII về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhằm hạn chế mở rộng diện tích sử dụng đất của các bệnh viện hiện có, không mở rộng xây mới các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, nghề nghiệp… trong khu vực nội đô lịch sử.

Theo các chuyên gia quy hoạch, quy định mới này điều chỉnh cho phép mở rộng quy mô giường bệnh là cần thiết, phù hợp với thực tiễn vì hiện nay, dân số của Hà Nội đã lên tới khoảng 8,5 triệu người. Đặc biệt, tính từ năm 2009 đến nay, tỷ lệ tăng dân số ở đô thị là 49,82%, trong khi ở nông thôn chỉ là 7,46%. Như vậy, việc tiếp tục duy trì một số bệnh viện hiện có với quy mô phù hợp, vừa đáp ứng được nhu cầu của dân cư của Hà Nội và người dân cả nước, đồng thời, đáp ứng mục tiêu di dời các cơ sở y tế gây ô nhiễm ra khỏi đô thị trung tâm.

Phân quyền mạnh cho Hà Nội để tái cân bằng đô thị
Ý tưởng đạt giải A tại cuộc thi Ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở làm việc các bộ, ngành trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây do Bộ Xây dựng tổ chức.

Về nội dung sử dụng quỹ đất sau di dời (Khoản 3 Điều 20) quy định quỹ đất của các cơ quan, đơn vị, cơ sở di dời khỏi đô thị trung tâm “được ưu tiên sử dụng để xây dựng không gian công cộng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa". Quy định này được nhận định là nội dung mới nhằm cụ thể hóa yêu cầu tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị cũng như đặt ra điều kiện, nhiệm vụ cụ thể đối với việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời.

Tuy nhiên, để bảo đảm thể hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 15-NQ/TƯ, tránh việc tùy tiện, lạm dụng trong việc tổ chức thực thi quy định này, một số ý kiến đề nghị dự thảo điều chỉnh theo hướng quy định rõ quỹ đất sau khi di dời chỉ được sử dụng để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội, như trường học, thư viện, không gian, công trình văn hóa và thể thao, công viên, vườn hoa, cây xanh...

Với quyết tâm cao trong giải quyết hạn chế, bất cập đã tồn tại qua nhiều năm, các quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tạo ra chuyển biến mới trong phát triển và tái cân bằng đô thị.

Theo Kiến trúc sư Vũ Hoài Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội), một trong những biến chuyển mới đó là trong tương lai gần, Hà Nội sẽ có những công sở, khu công nghiệp, đô thị đại học và bệnh viện tuyến đầu - mới, hiện đại phân bố hợp lý, đóng góp vào sự phát triển đô thị bền vững, vừa thể hiện vị thế Thủ đô, vừa kế thừa bản sắc đô thị ngàn năm văn hiến.

Theo Bảo Hân/hanoimoi.vn

Cùng chuyên mục
  • Khát vọng vươn mình

    Qua một năm vượt không ít chông gai để gặt lấy hoa thơm và quả ngọt, Hà Nội bước vào mùa xuân Ất Tỵ 2025 - một mùa xuân đổi mới, tràn trề khát vọng và đón kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bằng phong thái đĩnh đạc, tự hào của một Thủ đô “nghìn năm văn hiến”, “tụ khí anh hoa”!

  • Sơn La: Lập Chương trình phát triển đô thị khu vực dự kiến thành lập thị trấn Vân Hồ

    (Xây dựng) – Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã và đang nỗ lực xây dựng phát triển đô thị khu vực hiện đại đồng đều và bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân.

  • Thành phố Bắc Ninh: Nỗ lực bứt phá, hội nhập và phát triển

    (Xây dựng) - Với những thành tựu nổi bật trong năm 2024, thành phố Bắc Ninh đang nỗ lực tiếp tục bứt phá, hội nhập và phát triển. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Hiếu về những kinh nghiệm và giải pháp đã giúp thành phố đạt được những kết quả ấn tượng và những dự định cho năm tiếp theo.

  • Bắc Ninh dồn toàn lực để đạt mục tiêu thành phố trực thuộc Trung ương năm 2026

    (Xây dựng) - Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2026, sớm hơn dự kiến 3 năm, Bắc Ninh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí về kinh tế, xã hội, hạ tầng đô thị. Tầm nhìn của Bắc Ninh là xây dựng một thành phố mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, hiện đại, thông minh và bền vững.

  • Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

    Với các cơ chế đặc thù vượt trội, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025 (một số nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025) là cơ hội để Hà Nội tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi mở các nguồn lực phát triển.

  • Phát triển hành lang xanh, sinh thái dọc sông Đồng Nai

    (Xây dựng) - Sông Đồng Nai dài 586km là con sông nội địa dài nhất cả nước, bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (với tên gọi sông Đa Dâng), chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh trước khi nhập với sông Nhà Bè, Lòng Tàu đổ ra biển Đông. Trong đó, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai khoảng 200km được địa phương xem là trục hàng lang phát triển kinh tế năng động, hướng tới phát triển bền vững dòng sông Đồng Nai.

Xem thêm
  • Thành phố Bắc Giang: Điểm sáng xây dựng đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Thành phố (TP) Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Với sự thống nhất, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cùng phương châm hành động rõ ràng “Chủ động, rõ việc, quyết liệt và dứt điểm”, TP Bắc Giang quyết tâm duy trì tình hình kinh tế - xã hội ổn định, tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành mục tiêu phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

    09:00 | 01/02/2025
  • Vận hội lớn của Thủ đô

    Luật Thủ đô 2024 được nhiều chuyên gia xem như nguồn tiếp lực quan trọng cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên mới. Thách thức lớn đan xen cùng những cơ hội lớn dành cho Hà Nội triển khai thực hiện Luật trong thực tiễn.

    09:02 | 30/01/2025
  • Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

    09:00 | 30/01/2025
  • Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Nhiều hy vọng khởi sắc trong năm mới

    (Xây dựng) – Một mùa Xuân mới đã về, không khí Xuân rạo rực tràn ngập khắp các tuyến đường, khu phố. Trong hơi ấm của mùa Xuân, đô thị văn minh, hiện đại của thành phố Vĩnh Yên bừng lên sức sống mới với những tuyến đường rực rỡ cờ hoa.

    19:28 | 29/01/2025
  • Tạo lập không gian phát triển mới cho Thủ đô

    Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả ấn tượng của Thủ đô. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, nhiều nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá được triển khai nhằm xây dựng cơ chế, chính sách, tạo lập không gian phát triển mới cho thành phố Hà Nội.

    09:03 | 29/01/2025
  • Ước vọng năm mới Ất Tỵ trên mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến

    Cùng với Luật Thủ đô (sửa đổi) và việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có thêm không gian và động lực để phát triển bứt phá.

    07:56 | 29/01/2025
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng vừa ký Quyết định 14/QĐ-BCĐNQ136 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, danh sách thành viên Ban Chỉ đạo này.

    07:50 | 28/01/2025
  • Định vị tầm cao Thủ đô trong kỷ nguyên mới

    “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đã trở thành lời hiệu triệu đánh thức lòng tự hào của mỗi người Việt Nam, là mệnh lệnh cho toàn hệ thống chính trị vào cuộc để đưa đất nước sánh vai các cường quốc năm châu như mong ước của Bác Hồ kính yêu.

    07:46 | 28/01/2025
  • Quy hoạch hạ tầng thay đổi diện mạo Thủ đô

    (Xây dựng) – Thủ đô Hà Nội, đô thị đặc biệt “Văn hiến - văn minh - hiện đại” đang trên đà phát triển mạnh mẽ để sánh ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Trong tiến trình phát triển đó, công tác quy hoạch hạ tầng, quản lý đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo Thủ đô, nâng cao chất lượng, môi trường sống của người dân.

    21:00 | 27/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load