Thứ ba 10/12/2024 12:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

PGS.TS Phạm Văn Song: Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người

14:43 | 03/09/2023

(Xây dựng) - Để đánh thức “mặt tiền” Biển Đông, vấn đề lấn biển, phát triển kinh tế ven biển là con đường tương lai của Việt Nam nói chung, Thái Bình nói riêng. Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người.

PGS.TS Phạm Văn Song: Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người
PGS.TS Phạm Văn Song - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Miền Đông, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi.

Đó là chia sẻ của PGS.TS Phạm Văn Song, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Miền Đông, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi đã trả lời với phóng viên xung quanh câu chuyện phát triển kinh tế biển ở Thái Bình.

Ông cho rằng, để đánh thức "mặt tiền" Biển Đông, vấn đề lấn biển, phát triển kinh tế ven biển là con đường tương lai của Việt Nam, mang lại sinh kế cho hàng triệu người.

Nhìn ra thế giới

PV: Thưa ông, trên thế giới đã có nhiều quốc gia thực hiện chiến lược quai đê lấn biển để phát triển kinh tế. Là nhà nghiên cứu chuyên sâu từng nhiều năm học tập, công tác ở nước ngoài, ông có thể cho một vài ví dụ về các mô hình "lấn biển" thành công trên thế giới, xứng đáng để Việt Nam học tập?

PGS.TS Phạm Văn Song: Câu chuyện này tôi đã nhiều lần chia sẻ với báo chí nên chủ đề ngày hôm nay với tôi không mới, tôi sẽ nhắc lại những thông tin cũ thôi, vì nhiều địa phương khi phát triển kinh tế biển cũng từng hỏi tôi điều này. Một mô hình mà chúng ta hầu như ai cũng biết chính là Hà Lan. Nước này đã xây dựng tuyến đê biển khổng lồ Afsluitdijk để “thuần hóa” vùng đồng bằng châu thổ sông Rhin thuộc Hà Lan, khu vực có điều kiện tự nhiên, thiên tai gần giống với đồng bằng sông Cửu Long. Công trình có quy mô rất lớn, tổng chiều dài hơn 32km, rộng 90m và độ cao ban đầu 7,25m trên mực nước biển trung bình. Công trình này chạy dài từ mũi Den Oever thuộc tỉnh Noord Holland lên đến mũi Zurich thuộc tỉnh Friesland. Tuyến đê biển khổng lồ này đã cô lập vịnh ngập triều nước mặn Zuiderzee; cải tạo chất lượng nước và hệ sinh thái cửa sông thành “biển hồ” nước ngọt với tổng diện tích 110.000ha, mở rộng thêm diện tích đất thổ cư và canh tác nông nghiệp.

PGS.TS Phạm Văn Song: Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người
Tuyến đê biển Rạch Giá - Kiên Giang.

Một công trình đê biển khác của Hà Lan chính là tuyến Deltawerken. Công trình khổng lồ này được xây trên tam giác châu thổ thuộc phụ lưu sông Rhine - Meuse ở Tây Nam Hà Lan. Với hệ thống đê biển và vượt biển, cống điều tiết và âu thuyền cho giao thông thủy trị giá 6,81 tỷ Euro, dự án đã tạo được nhiều hồ chứa nước ngọt, rút ngắn đường giao thông và đê sông nội địa. Để duy trì tàu bè thông thương nhộn nhịp và ngành ngư nghiệp nội địa không bị ảnh hưởng nhiều, các nhà khoa học Hà Lan đã phải nghiên cứu thiết kế lại các cống điều tiết kiểm soát nước, âu thuyền, cầu…, để Biển Bắc vẫn thông được với các hồ nước nội địa. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết (bão biển, triều cường…) thì có thể đóng kín hoàn toàn để bảo vệ phía bên trong đê. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và nền móng nước Hà Lan đang sụt lún, do đó từ năm 1996 Chính phủ Hà Lan đã nâng cấp làm cao thêm và nền móng đê vững chắc hơn cho khoảng 400km đê hiện hữu vào năm 2015.

PGS.TS Phạm Văn Song: Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người
Khu đô thị lấn biển Rạch Giá.

Hàn Quốc cũng được biết tới với dự án đê biển Saemangeum bao quanh một vùng biển có diện tích 40.100ha nằm giữa biển Hoàng Hải và cửa sông Saemangeum. Công trình này đã giúp Hàn Quốc có thêm 401km2, tương đương với 2/3 diện tích Thủ đô Seoul. Ban đầu, Chính phủ Hàn Quốc định dành 70% diện tích đất cải tạo cho sản xuất nông nghiệp, nhưng hiện nay sản lượng lương thực của Hàn Quốc đang vượt xa nhu cầu trong nước. Chính vì thế, Seoul dự kiến xây dựng khu vực này thành một thành phố mới nhằm phát triển các ngành công nghiệp, vận tải biển, du lịch, giải trí và trồng hoa. Saemangeum sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch của Hàn Quốc nhằm phát triển khu vực bờ biển phía Nam thành một trung tâm vận tải, du lịch và công nghiệp xan của khu vực Đông Bắc Á.

PGS.TS Phạm Văn Song: Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người
Tuyến đê biển Hà Lan.

Tuyến đê biển Saint Peterburg cũng được ghi nhận là thành công khi đảm bảo được an toàn cho thành phố quan trọng cùng tên bên bờ Biển Bắc trước triều cường và bão biển. Để bảo đảm gần như nguyên trạng môi trường sinh thái, chế độ thủy văn sát với tự nhiên, độ mở tổng cộng của các cửa cống thông với biển của tuyến đê rộng gần 2km, rộng hơn 1,5 lần tổng cộng tất cả các cửa sông trong vịnh Neva.

PGS.TS Phạm Văn Song: Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người
Cống khổng lồ ngăn nước mặn xâm nhập tại tuyến đê Deltawerken (ảnh: Deltawerken.com).

Đây có thể là bài học để Việt Nam xây dựng tuyến đê biển, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường sinh thái. Đối với Thái Bình khi có có khoảng 52km bờ biển và 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo ra vùng bãi triều trên 16.000ha, thì việc "tiến ra biển" là một xu thế cần phải làm để tạo ra nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển.

Cơ hội của Thái Bình

PV: Việt Nam là quốc gia có truyền thống trị thủy, quai đê lấn biển lâu đời và Thái Bình lại là một điển hình của Việt Nam về vấn đề này. Song gần đây do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, vấn đề lấn biển cần nhìn nhận thế nào, thưa ông?

PGS.TS Phạm Văn Song: Là một quốc gia ven biển, Việt Nam có nhiều dẫn chứng hiệu quả trong việc xây dựng đê biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người. Việc quai đê lấn biển tại Việt Nam truyền thống hàng trăm năm. Các tuyến đê dọc vùng duyên hải Thái Bình – Ninh Bình đã bắt đầu có từ thời phong kiến nhà Trần (Trần Nhân Tông – năm 1248), đặc biệt là thời nhà Nguyễn (Nguyễn Công Trứ – năm 1830) đã lấy địa bàn cấp huyện làm quy hoạch khai hoang lấn biển (hai huyện mới là Tiền Hải và Kim Sơn) và lấy thủy lợi làm căn cứ tổ chức quy hoạch ruộng đất. Riêng đối với Thái Bình cũng có thể được xem là địa phương có nhiều kinh nghiệm trong viêc quai đê, lấn biển.

PGS.TS Phạm Văn Song: Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người
Phối cảnh tổng thể dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City (Quảng Ninh) với quy mô lấn biển lớn.

Ở miền Bắc, theo thống kê từ năm 1958 đến năm 1994, chỉ tính từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã có 56 công trình khai hoang lấn biển với tổng diện tích là 55.465ha, trong đó bao gồm các vùng đất nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, làm muối. Ở miền Nam, tại Cà Mau, hằng năm, đất phù sa bồi ra biển trung bình khoảng 80 - 100m, có nơi đạt 150m. Tại vùng vịnh Rạch Giá – Kiên Giang, năm 1997 đã xây dựng dự án lấn biển lớn với tổng diện tích lấn biển khoảng 500ha. Khu vực lấn biển này hiện đã trở thành khu dân cư, dịch vụ hiện đại nhất của thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Biến đổi khí hậu đặt ra những thách thức mới, đòi hỏi phải đánh giá, phân tích câu chuyện lấn biển có nhiều yêu cầu mới hơn trên cơ sở kinh nghiệm, truyền thống cũ. Cái gì làm tốt thì phát huy. Thái Bình có nhiều kinh nghiệm việc này rồi, hơn ai hết cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương sẽ có câu trả lời chính xác nhất.

Những “địa chỉ” thành công trong nước

PV: Với yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Việt Nam cần có những thay đổi gì trong các chương trình xây dựng kinh tế biển, làm giàu từ biển mà vẫn bảo đảm hài hòa, đạt được mục tiêu phát triển bền vững?

PGS.TS Phạm Văn Song: Trước diễn biến ngày càng cực đoan của thời tiết, việc chinh phục thiên nhiên nhằm chống chọi với thiên tai, cùng với sự tiến bộ của công nghệ và vật liệu mới thì yêu cầu về các tuyến đê biển mới không chỉ là mục tiêu mở mang đất đai mà còn để bảo vệ dân cư, kiểm soát lũ, triều cường và tạo hồ, trữ nước ngọt, giúp đáp ứng sinh kế của người dân và là phương án đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ. Song không phải vì thế mà chúng ta mãi "bó tay" và chỉ "đứng trước biển". Việt Nam đã có kinh nghiệm trị thủy từ ngàn đời, vì vậy, chúng ta phải có những giải pháp thích ứng để có thể làm giàu từ biển, biến đây là một lợi thế không phải quốc gia nào cũng có được.

PGS.TS Phạm Văn Song: Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người
Bản phối cảnh tương lai của dự án Ao Tiên - Vân Đồn - Quảng Ninh.

Từ kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy, việc xây dựng hệ thống đê biển để trữ nước ngọt và kiểm soát hạn mặn là việc làm cần thiết đối với các quốc gia ven biển. Điều này càng trở nên cấp thiết với quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam và khu vực châu thổ đồng bằng sông Cửu Long đang có nguy cơ xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu toàn cầu.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thực hiện phương án trữ nước ngọt hiệu quả và phù hợp với nhu cầu và năng lực của Việt Nam. Trên thế giới, có nhiều quốc gia từng áp dụng thành công các mô hình lấn biển thành công với mục đích thủy lợi và mở rộng sinh kế của người dân, đáng để Việt Nam nghiên cứu để áp dụng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam và Trường Đại học Thủy lợi, đồng bằng sông Cửu Long là nơi có địa hình thấp trũng, về mùa mưa chịu tác động bởi lũ sông Mekong đổ về kết hợp với triều cao ngoài biển gây ngập úng trong thời gian dài. Hằng năm, lũ gây ra thiệt hại không nhỏ về nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế. Trong khi đó, do hệ thống công trình ven biển chưa hoàn thiện nên nước ngọt từ thượng lưu không được giữ lại để phục vụ sản xuất vào mùa khô. Trong những năm vừa qua và tới đây, sự thay đổi về nguồn nước từ thượng lưu sông Mekong sẽ làm giảm đáng kể lượng dòng chảy về hạ lưu làm cho vấn đề khan hiếm nước sẽ ngày càng trở nên bức thiết. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết cần có các giải pháp bổ sung nguồn nước ngọt cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là khu vực Tứ giác Long Xuyên và Nam Bán đảo Cà Mau, vùng khan hiếm nước ngọt nhất hiện nay.

Một trong những giải pháp táo bạo được các nhà khoa học thủy lợi thuộc Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam đưa ra là xây dựng tuyến đê lấn biển vùng vịnh Rạch Giá – Kiên Giang với mục tiêu để tạo ra một hồ chứa nước ngọt ở ven biển có dung tích lớn cung cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế trong khu vực; hỗ trợ thoát lũ cho vùng ven biển Tây và cả đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường giao thông đường bộ và an ninh - quốc phòng; phát triển năng lượng điện bằng gió và thủy triều; mở rộng hệ thống cảng biển…

Điểm quan trọng hơn là trình độ kỹ thuật trong thiết kế thi công, giám sát công trình đê trên biển của Việt Nam với nhiều nền tảng vững chắc như các công trình: Đê chắn sóng Dung Quất – Quảng Ngãi, đê chắn sóng và chắn cát cảng Lạch Huyện – Hải Phòng, đê chắn sóng đảo Cô Tô, dự án Thủy lợi cống Cái Lớn, Cái Bé… giúp việc xây dựng đê biển tại khu vực Rạch Giá – Kiên Giang là hoàn toàn khả thi về mặt kỹ thuật.

PV: Thưa PGS.TS, trước đề xuất của Thái Bình về việc lấn biển để phát triển kinh tế thì tại nhiều địa phương đã có nhiều dự án được triển khai theo hướng này. Ông có thể đánh giá như thế nào về lợi ích mà hàng loạt dự án lấn biển mới như tại Quảng Ninh, Kiên Giang... mang lại cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là với chiến lược biển và phát triển kinh tế biển của nước ta?

PGS.TS Phạm Văn Song: Như chúng ta đều thấy, hiện ở nước ta không riêng gì Thái Bình đang có ý định lấn biển, tạo lập sinh kế mà trước đó, hàng loạt các tỉnh thành khác trong cả nước như Quảng Ninh, Kiên Giang, Hải Phòng đã thành công, mang lại giá trị to lớn về mặt kinh tế. Tôi xin lấy ví dụ điển hình, đó là chương trình nghiên cứu "Giải pháp tổng thể xây dựng tuyến đê biển vịnh Rạch Giá – Kiên Giang" đã chỉ ra rằng việc xây dựng tuyến đê biển cho vịnh Rạch Giá – Kiên Giang ngoài việc làm giảm thiểu tác động của lũ sông Mekong kết hợp với triều cao ngoài biển mà còn tạo ra cho khu vực một hồ trữ nước ngọt với dung tích lớn (khoảng 3,5 tỷ m3). Đây chính là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực như: Nuôi trồng thủy hải sản, phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Trong mùa lũ, do áp lực lũ chảy ra biển, trong những năm lũ lớn mặn xâm nhập vào trong hồ không đáng kể. Đối với lũ nhỏ, mặn có khả năng xâm nhập vào trong vịnh nhưng nồng đồ mặn tại cửa Rạch Giá vẫn duy trì ở mức 0. Ngoài ra, với thiết kế đê biển sẽ tạo ra một tuyến đường bộ giao thương thuận lợi giữa các điểm Hòn Chông, Hòn Tre, Xẻo Quao của vịnh Rách Giá. Tuyến đê biển mới cũng là tiền đề chuyển đổi sản xuất và phát triển thêm một số ngành kinh tế như: Du lịch, cảng biển và điện gió…; tạo quỹ đất để mở rộng thành phố Rạch Giá; tạo nên một hệ cảnh quan sinh thái mới vùng ven biển để phát triển du lịch.

Theo tính toán của các chuyên gia, tổng chi phí xây dựng tuyến đê biển Rạch Giá – Kiên Giang vào khoảng trên 1 tỷ USD, nhưng hiệu quả mà nó mang lại sẽ không thể đo đếm và góp phần thiết thực vào chiến lược biển và phát triển kinh tế biển của nước ta. Vì vậy, việc Thái Bình có định hướng lấn biển là chủ trương đúng, cần phải dám nghĩ và hành động, không thể để bỏ lỡ cơ hội vàng cho phát triển.

Phải đối thoại bằng khoa học trước dư luận

PV: Dù đã có những mô hình lấn biển thành công, song có một thực tế dự án nào được đề xuất cũng xuất hiện một số ý kiến phản biện, thậm chí phản đối vì có nhiều ý kiến cho rằng các dự án này không bảo đảm vấn đề môi trường. Tại Thái Bình cũng không ngoại lệ, Theo ông, cần nhìn nhận hiện tượng trên như thế nào?

PGS.TS Phạm Văn Song: Hiện tồn tại hai quan điểm công trình và phi công trình, thường xuyên đối lập, thậm chí tranh cãi gay gắt. Có một số nhà khoa học và cả giới chính trị, nhân sỹ, trí thức hay phản đối các dự án kiểu này với những lập luận về môi trường. Tôi nghĩ là cũng không có gì xấu cả, có thể phần lớn mọi người cũng chỉ quan tâm để làm sao đất nước phát triển bền vững, tránh những thiếu sót có thể để lại hậu quả khôn lường rồi hậu thế sẽ trách móc chúng ta. Vậy cần giải quyết như thế nào? Theo tôi thì rất cần phải đối thoại bằng khoa học, chứ không cãi nhau tùy hứng, lung tung... Thông thường, nếu nói có tác động đến môi trường thì phải chứng minh, diễn giải phải có con số cụ thể rồi tính rủi ro... Hồi trước, khi triển khai dự án lấn sông Đồng Nai, tôi từng được mời tham gia chủ nhiệm gói đánh giá môi trường sau này đấy. Chủ đầu tư đã có cách làm khá cầu thị là mời chính những nhà khoa học đang mạnh mẽ phản biện tham gia dự án đánh giá tác động môi trường; có sự tham gia của một người chuyên môn vững, trẻ, từng tốt nghiệp ở phương Tây, cập nhật các phương thức đánh giá tác động môi trường tiên tiến nhất tham gia cùng, phân tích rủi ro kỹ càng, khoa học. Cuối cùng đã tạo được sự đồng thuận. Quan sát trong giới thời gian qua, tôi thấy có 3 dự án lấn biển lớn tại Việt Nam, ban đầu bị phản đối mạnh mẽ nhưng sau đó có dự án đã được triển khai. Như dự án thủy lợi cống Cái Lớn, Cái Bé (Kiên Giang) ban đầu cũng tranh cãi kịch liệt nay đang thi công rồi, bị chậm mất mấy năm vì phải giải trình rồi tổ chức phản biện thông tin. Phản biện đúng thì giúp phát triển bền vững, phản biện sai, chủ quan, cứng nhắc có khi lại kéo lùi sự phát triển.

PGS.TS Phạm Văn Song: Phát triển kinh tế biển mang lại sinh kế cho hàng triệu người
Mô hình khu đô thị Rạng Đông lấn biển ở Nam Định - một tỉnh ngay cạnh Thái Bình.

Trong tương lai, việc phát triển kinh tế biển là rất quan trọng và có lẽ được ưu tiên hàng đầu. Tất nhiên đi kèm với nó phải có giải pháp, phải có tính toán khoa học về lợi ích kinh tế và môi trường. Đối với quy hoạch của Thái Bình, tôi cho rằng tỉnh cũng đã xem xét kỹ rồi thì cần phải tiếp tục xem xét, làm rõ hơn thông tin tránh để dư luận hiểu sai, trong đó có vấn đề quy mô bảo tồn và thực trạng bảo tồn hiện nay. Tôi cho rằng hình như có điều gì đó nhầm lẫn ở đây, làm gì đến mức quy hoạch khu bảo tồn lớn thế. Nếu như vậy thì bao trùm hết cả hai huyện và ăn sâu cả vào đất liền, không phù hợp với thực tế. Mặt khác cần thống nhất, không phải cứ rừng ngập mặn ven biển, hay bất kỳ cái gì ven biển là đều bảo tồn. Chúng ta có khoảng 3.000km bờ biển, vậy cứ bảo tồn hết thì sao?

Tôi tin rằng, lãnh đạo tỉnh Thái Bình sẽ lắng nghe, tiếp thu và học hỏi được nhiều kinh nghiệm của một số địa phương cũng như các nước trên thế giới để có những quyết định mạnh mẽ mở đường tiến ra biển lớn thành công.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Trang Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đề xuất quy định mới về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

    08:36 | 10/12/2024
  • Hà Nam: Nhiều gói thầu có giá hàng trăm tỷ đồng, nhưng nhà thầu tham gia ít, tỷ lệ giảm giá thấp

    (Xây dựng) - Trong thời gian qua, việc tổ chức hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng đã thu hút nhiều nhà thầu tham gia, minh bạch, tỷ lệ giảm giá cao tiết kiệm số tiền lớn cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà tại Hà Nam, các gói thầu có giá hàng trăm tỷ đồng, nhưng nhà thầu tham gia ít, tỷ lệ giảm giá thấp.

    23:44 | 09/12/2024
  • Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối nhận được sự chung sức của cả hệ thống chính trị

    (Xây dựng) - Ngày 8/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác đầu tư xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Hội nghị được tổ chức theo hình trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại EVN và kết nối trực tuyến đến 9 điểm cầu thuộc 9 tỉnh nơi có dự án đi qua.

    19:19 | 09/12/2024
  • Phú Thọ: Tăng trưởng mạnh về chỉ số IIP và xuất khẩu thiết bị, linh kiện điện tử

    (Xây dựng) - Phú Thọ có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp đang dẫn đầu cả nước về chỉ số tăng trưởng sản xuất ngành chế biến, chế tạo. Ngoài ra, xuất khẩu các sản phẩm linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện của Phú Thọ tăng đột phá đến 45,9%.

    19:05 | 09/12/2024
  • Quảng Ngãi cần làm mới các động lực tăng trưởng cũ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

    (Xây dựng) – Đó là yêu cầu của Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội được nêu ra tại Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 vừa khai mạc sáng nay, ngày 9/12.

    15:24 | 09/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Tập trung phát triển công nghiệp chiều sâu, hướng tới công nghiệp xanh

    (Xây dựng) – Những năm qua, Vĩnh Phúc đã có nhiều cơ chế, chính sách tập trung phát triển ngành công nghiệp chiều sâu, có lợi thế, gia tăng giá trị, thân thiện với môi trường. Qua đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện tốt an sinh xã hội, thúc đẩy thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả, môi trường sinh thái được đảm bảo.

    15:18 | 09/12/2024
  • Khu kinh tế cửa khẩu Lạng sơn: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút các nhà đầu tư

    (Xây dựng) - Xác định là vùng kinh tế động lực chủ đạo, phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đồng thời, tập trung thu hút và mở rộng các dự án phát triển các kho, bãi có sức chứa lớn tại Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Đồng Đăng - Lạng Sơn.

    14:35 | 09/12/2024
  • Thẩm tra, quyết toán chi phí giám sát thi công thế nào?

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Toàn (Thừa Thiên - Huế) công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (đơn vị sự nghiệp công lập). Đơn vị ông được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng, trong đó chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.

    11:25 | 09/12/2024
  • Vị trí “chiến lược” của Đồng Nai trong phát triển kinh tế, xã hội

    (Xây dựng) - Với Đề án quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lợi thế từ hạ tầng giao thông kết nối, là “cửa ngõ” của miền Đông Nam bộ, tỉnh Đồng Nai có vị “chiến lược” đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

    11:22 | 09/12/2024
  • Kinh tế tiếp tục giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – Việt Nam đang thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm trong việc nỗ lực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quan hệ ngoại giao đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn. Và đã được minh chứng bằng việc liên tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

    11:19 | 09/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load