Thứ năm 08/08/2024 15:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ninh Thuận: Từng bước phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới

14:26 | 15/09/2021

(Xây dựng) - Nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

ninh thuan tung buoc phuc hoi hoat dong san xuat kinh doanh trong tinh hinh moi
Một góc tỉnh Ninh Thuận.

Tính đến 31/8/2021, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 261 doanh nghiệp thành lập mới/2.219 tỷ đồng, giảm 47,2% số doanh nghiệp và giảm 36,5% số vốn so cùng kỳ; một số lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm mạnh, như: Dịch vụ du lịch, lưu trú và ăn uống, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản v.v... số doanh nghiệp giải thể tăng 19,6% (55 doanh nghiệp); doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng 45,6% cùng kỳ (131 doanh nghiệp).

Tổng số đến tháng 8/2021, có 3.739 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có khoảng 3.400 doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp. Đồng thời, có trên 11 nghìn hộ kinh doanh phải ngừng kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội.

Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc

Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh… đang gặp phải do tác động của dịch Covid-19, ông Trần Quốc Nam – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh: “Thời gian đến, tập trung triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc với phương châm “sớm nhất - hiệu quả nhất” nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân.

Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh, có lộ trình, kế hoạch cụ thể để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động trở lại, theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động làm việc tại doanh nghiệp trên cơ sở bảo đảm điều kiện công tác phòng, chống dịch phù hợp với từng địa bàn, năng lực của doanh nghiệp, từng bước thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Mở rộng và bảo vệ chặt chẽ vùng an toàn dịch bệnh nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; kiểm soát dịch bệnh và sớm ổn định sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu vực, địa bàn sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, xuất nhập khẩu kiên quyết không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, cung ứng lao động”.

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trở lại, cùng với việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đã tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Cụ thể, ngành Vận chuyển hành khách, hàng hóa, du lịch, lưu trú, ăn uống nhu cầu giảm đến 70-80%. Ngành du lịch hầu như không phát sinh doanh thu; các nhà hàng, khách sạn bị dừng hoạt động; hiện chỉ có 19/183 cơ sở lưu trú du lịch được hoạt động để phục vụ một số chuyên gia người nước ngoài và người ở các địa phương khác đang công tác, làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, các cơ sở lưu trú du lịch còn lại phải tạm ngừng hoạt động…

ninh thuan tung buoc phuc hoi hoat dong san xuat kinh doanh trong tinh hinh moi
Thời gian qua người dân tại Ninh Thuận đã tích cực trong công tác phòng, chống dịch.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng phải trì hoãn hoặc hủy đơn hàng, nếu đợt dịch bùng phát kéo dài có thể bị mất thị trường do khách hàng thay đổi chuỗi cung ứng, nhất là lĩnh vực dệt may, nhân điều, chế biến tôm.

Một số dự án đầu tư đang thi công không thực hiện được công tác tăng cuờng nhân lực, điều chuyển nhân lực từ các địa phương, các tỉnh khác đến dự án đã ảnh huởng nhiều đến tiến độ thi công của Dự án. Việc cắt giảm 50% lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thi công xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng đã không đảm bảo được tiến độ theo hợp đồng đơn hàng đã ký kết, dẫn đến tình trạng hủy đơn hàng, giãn tiến độ dự án.

Đối với các loại nông sản như: Rau củ quả, tôm giống, cá nuôi, heo, gà… đến kỳ thu hoạch không có thị trường tiêu thụ, phải hủy bỏ hoặc tiếp tục kéo dài chu kỳ nuôi trồng làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, gây nhiều khó khăn cho cơ sở sản xuất, hợp tác xã, hộ nông dân…

Đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp…

Trước những khó khăn trên, UBND tỉnh Ninh Thuận đã đề ra một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Cho phép doanh nghiệp từng bước mở rộng sản xuất, kinh doanh phù hợp với từng cấp độ dịch và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch phù hợp từng đối tượng, từng lĩnh vực, ngành nghề, từng vùng, từng địa bàn; theo nguyên tắc trao quyền tự chủ cho đơn vị sản xuất, kinh doanh triển khai mô hình hoạt động phù hợp đặc thù của đơn vị và chịu trách nhiệm về các yêu cầu an toàn phòng chống dịch; hạn chế tối đa đóng cửa toàn nhà máy, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhưng phải an toàn phòng, chống dịch.

Doanh nghiệp phải tự xây dựng phương án bảo đảm vùng xanh (doanh nghiệp an toàn) và nâng cao ý thức của người lao động trong việc chấp hành quy định bảo đảm an toàn phòng, chống dịch; có trách nhiệm xây dựng địa phương nơi đặt trụ sở, nhà máy, cơ sở sản xuất thành vùng xanh.

Ưu tiên doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa, vật tư, thiết bị, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Riêng lĩnh vực vận tải hành khách giao Sở giao thông Vận tải tham mưu hướng dẫn theo lộ trình phù hợp với điều kiện, tình hình dịch bệnh của tỉnh và của các tỉnh trong khu vực.

ninh thuan tung buoc phuc hoi hoat dong san xuat kinh doanh trong tinh hinh moi
Tỉnh Ninh Thuận ưu tiên các doanh nghiệp lĩnh vực hoạt động xây dựng các công trình trọng điểm hoạt động 100% lao động.

Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Thuận ưu tiên các doanh nghiệp lĩnh vực hoạt động xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh, các công trình thi công dự án điện gió, điện mặt trời, các dự án đô thị, du lịch được hoạt động 100% lao động. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về phòng, chống dịch theo quy định.

Đối với các doanh nghiệp lĩnh vực hoạt động xây dựng còn lại sắp xếp, bố trí phương án sản xuất bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo từng giai đoạn quy định.

Các cơ sở kinh doanh thương mại, bán buôn, bán lẻ; sửa chữa điện tử, điện lạnh, ô tô, xe máy, in ấn, quảng cáo được hoạt động bình thường trở lại (trừ các khu vực có dịch theo bản đồ dịch tễ, khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ rất cao) 10 và bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành chức năng theo quy định.

Còn các nhà hàng, cơ sở phục vụ ăn uống, cở sở kinh doanh dịch vụ khác, giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có kế hoạch hướng dẫn cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tình hình kiểm soát dịch bệnh trong từng giai đoạn.

Đến hết năm 2021 tỉnh Ninh Thuận phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu như: Lũy kế ít nhất khoảng 8.000 lượt khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hưởng chính sách tín dụng hỗ trợ ứng phó dịch bệnh.

Đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách gia hạn nộp thuế; miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất; hỗ trợ giảm tiền điện, tiền nước, cước viễn thông, các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, đào tạo lao động... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Duy Quan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bến Tre: Thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô quý III/2024

    (Xây dựng) - Nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý III/2024, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam yêu cầu các đơn vị chức năng, địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô quý III/2024.

    21:38 | 07/08/2024
  • Đà Nẵng: Nhiều dự án treo hơn 10 năm

    (Xây dựng) - Trong giai đoạn 2016-2022, thành phố Đà Nẵng có 73 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư thuộc các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà ở, đô thị, du lịch, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác; có 08 dự án được cấp Quyết định chủ trương đầu tư trước năm 2016. Tất cả các dự án này hiện nay đều chậm triển khai.

    20:52 | 07/08/2024
  • Sóc Trăng: Quy hoạch Khu công nghiệp Đại Ngãi là khu công nghiệp đa ngành

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ 1/2.000. Theo đó, Khu công nghiệp Đại Ngãi có diện tích 196ha, là khu công nghiệp đa ngành, ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp dệt may, da giày, chế tạo máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, các ngành cơ khí…

    20:40 | 07/08/2024
  • Lục Nam (Bắc Giang): Phấn đấu trong tháng 9 giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đạt trên 60%

    (Xây dựng) - Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, huyện Lục Nam cần tháo gỡ khó khăn, tích cực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), phấn đấu trong tháng 9 giải ngân đạt 60% số vốn được giao.

    19:08 | 07/08/2024
  • Tổng cục Hải quan kịp thời giải quyết sự cố kỹ thuật

    (Xây dựng) - Sau sự cố kỹ thuật về công nghệ thông tin, ngay trên đêm, Tổng cục Hải quan đảm bảo cho hoạt động thông quan được liên tục, thông suốt tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

    18:00 | 07/08/2024
  • Thái Bình: Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2024 có nhiều đổi mới

    (Xây dựng) - Đồng chí Lại Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa chủ trì Hội nghị triển khai công tác khảo sát, đo lường Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, huyện, thành phố tỉnh Thái Bình (DDCI) năm 2024. UBND tỉnh tiếp tục giao Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh là đơn vị chủ trì triển khai đo lường DDCI. Bộ chỉ số DDCI năm 2024 có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp, đối tượng điều tra.

    17:46 | 07/08/2024
  • Dệt may, da giày chủ động thích ứng, hướng tới xuất khẩu bền vững

    (Xây dựng) - Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu trong nửa đầu năm, các doanh nghiệp dệt may, da giày vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi cần phải chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội hướng tới xuất khẩu bền vững.

    15:22 | 07/08/2024
  • Nhiều dự án đầu tư công của EVN vượt tiến độ

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ về thúc đẩy đầu tư công năm 2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những đơn vị được Thủ tướng biểu dương vì có nhiều dự án đầu tư công đang vượt tiến độ, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.

    14:51 | 07/08/2024
  • Chỉ hơn 4.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản, xây dựng được phát hành trong tháng 7

    (Xây dựng) – Trong tháng 7/2024 ghi nhận 33 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 31.387 tỷ đồng và 1 đợt phát hành ra công chúng trị giá 395 tỷ đồng. Trong đó, chỉ ghi nhận 4 đợt phát hành từ ngành Xây dựng và Bất động sản với tổng giá trị 4.062 tỷ đồng.

    12:48 | 07/08/2024
  • Đối thoại chính sách: Ảnh hưởng của thuế GTGT đối với doanh nghiệp và xã hội

    (Xây dựng) - Đối với nông nghiệp, phân bón là yếu tố quan trọng, đóng góp tới trên 40% cho việc nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân. Để hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, cách đây gần 8 năm, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Thuế 71/2014/QH13 quy định mặt hàng phân bón là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Luật chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2015.

    10:54 | 07/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load