Thứ bảy 27/07/2024 08:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Những đột phá công nghệ đáng chú ý nhất năm 2022

14:28 | 04/01/2023

Mỗi năm, thế giới công nghệ đều ghi nhận nhiều cải tiến, đột phá và sáng kiến phá vỡ giới hạn hiện có. Trong số đó, đáng chú ý nhất là những đột phá góp phần giải quyết những vấn đề và thách thức ảnh hưởng đến không chỉ cuộc sống hàng ngày của con người mà còn của Trái đất.

Dưới đây là một số sáng kiến và đột phá công nghệ được đánh giá là quan trọng nhất trong 12 tháng qua và nêu bật cách chúng có thể biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn thế nào.

Những đột phá công nghệ đáng chú ý nhất năm 2022
Thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 của Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN

Ra mắt thuốc chống COVID-19 Paxlovid

Vaccine đã giúp thế giới giảm nguy cơ tử vong do COVID-19. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng khá hạn chế khi chống lại các biến thể mới và không thể được sử dụng cho người bệnh đã có kết quả xét nghiệm dương tính. Do đó, Paxlovid - loại thuốc do Pfizer phát triển như một loại thuốc điều trị COVID-19 vào đầu năm đã thu hút nhiều sự chú ý. Chúng được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, ngay cả khi được dùng sau khi bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Những phát hiện ban đầu cho thấy Paxlovid giúp giảm 89% nguy cơ nhập viện cho bệnh nhân. Thuốc hoạt động bằng cách phá vỡ khả năng tự tái tạo của virus trong cơ thể - về cơ bản là bằng cách hình thành một lớp phủ bảo vệ xung quanh các tế bào. Loại thuốc này đã được phê duyệt vào tháng 12/2021, nhưng mãi đến đầu năm 2022 mới được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung. Những phát hiện gần đây hơn cho thấy Paxlovid thậm chí có thể hiệu quả trong việc điều trị và làm giảm các triệu chứng của hội chứng COVID kéo dài - căn bệnh cho đến nay dường như không thể điều trị được.

Tiến gần hơn tới khai thác năng lượng nhiệt hạch

Các nhà vật lý từ lâu đã tin rằng một ngày nào đó nhân loại có thể khai thác năng lượng được tạo ra thông qua phản ứng nhiệt hạch (phản ứng tổng hợp hạt nhân). Vào năm 2022, thế giới đã tiến một bước gần hơn khi các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California, Mỹ xuất bản một bài báo nêu rõ những nỗ lực thành công của họ trong việc tạo ra "plasma cháy tự sưởi ấm". Giới quan sát hy vọng rằng bước đột phá này sẽ dẫn đến khả năng phát triển các lò phản ứng nhiệt hạch thương mại, giúp cung cấp cho thế giới một nguồn năng lượng sạch, rẻ và gần như vô hạn.

Dựa trên nghiên cứu này, công ty khởi nghiệp Commonwealth Fusion Systems hiện đang hợp tác với Trung tâm Khoa học Plasma và Nhiệt hạch của Học viện công nghệ Massachusetts về kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất hàng loạt bộ phận cho các lò phản ứng nhiệt hạch thương mại tương lai.

Bước đầu tiên là tạo ra những cỗ máy nguyên mẫu đạt được khả năng sản xuất năng lượng ròng bằng cách sử dụng phản ứng nhiệt hạch. Một khi bước này thành công, giới chuyên gia hy vọng rằng việc sản xuất quy mô lớn các máy phát nhiệt hạch tạo ra năng lượng sẽ được khởi động. Những máy phát này được kỳ vọng sẽ bắt đầu hòa điện vào lưới điện quốc gia vào đầu thập kỷ tới.

Khai trương nhà máy thu hồi carbon lớn nhất thế giới

Orca, đặt gần thủ đô Reykjavik của Iceland là cơ sở lớn nhất và mạnh nhất toàn cầu trong lĩnh vực thu giữ khí CO2. Nhà máy này có khả năng thu giữ tới 4.000 tấn CO2 từ khí quyển mỗi năm. Khí CO2 được hút qua các bộ lọc có chức năng kết hợp CO2 với nước và bơm chúng vào lòng đất, nơi các quá trình tự nhiên cuối cùng biến nó thành khoáng chất carbon (thường được biết đến dưới dạng đá). Bản thân cơ sở này chạy bằng nguồn năng lượng trung hòa về carbon được tạo ra tại một nhà máy địa nhiệt gần đó.

Dù 4.000 tấn có vẻ nhiều nhưng trên thực tế, nó chỉ tương đương với lượng khí thải do 900 ô tô tạo ra. Tuy nhiên, sự đột phá của Orca là nhà máy này được thiết kế theo dạng mô-đun, đồng nghĩa nó có thể được sao chép tương đối đơn giản với giá thành rẻ ở bất kỳ đâu trên thế giới. Orca và các cơ sở tương tự khác có thể trở thành công cụ quan trọng trong cuộc chiến kiểm soát nhiệt độ toàn cầu đang tăng lên.

Ethereum chuyển đổi mô hình thành công

Năm 2022 đã chứng kiến chuỗi khối (blockchain) Ethereum - vốn hoạt động như một nền tảng điện toán phân tán cũng như một đồng tiền điện tử - chuyển đổi thành công từ mô hình PoW tương tự như bitcoin sang PoS.

Những đột phá công nghệ đáng chú ý nhất năm 2022
Đồng tiền kỹ thuật số Ethereum. Ảnh: AFP/TTXVN

Về cơ bản, PoS và PoW là hai phương pháp xác thực giao dịch khác nhau trên blockchain. Với PoW, những người tham gia được gọi là các thợ đào sử dụng sức mạnh tính toán của máy tính để cạnh tranh quyền xác thực các khối mới và cập nhật blockchain. Thợ đào khai thác thành công sẽ được mạng thưởng bằng BTC. PoS là giải pháp thay thế phổ biến nhất cho PoW.

Với PoS, những người tham gia được gọi là những người xác thực và họ không cần sử dụng một hệ thống máy tính mạnh để tranh giành cơ hội xác thực một khối. Thay vào đó, họ cần nắm giữ tiền mã hóa gốc (coin) của blockchain. Càng nhiều coin nắm giữ, người đó càng có cơ hội được chọn làm người xác thực.

Bằng cách chuyển từ PoS sang PoW, Ethereum đã giảm 99,9% mức sử dụng năng lượng chung của toàn chuỗi. Điều này rất đáng chú ý, vì việc các mạng blockchain tiêu thụ nhiều năng lượng thường được coi là một rào cản khiến công nghệ này không thể phát huy hết tiềm năng. Bên cạnh đó, các chuỗi khối và các giao dịch tiền điện tử hoạt động bằng phương pháp PoS sẽ được xử lý nhanh hơn.

Blockchain được đề xuất như một giải pháp cho một loạt vấn đề, từ việc tạo ra các hệ thống tiền tệ mới, đến trở thành nền tảng của các mạng xã hội mới và các tổ chức tự vận hành phi tập trung (DAO). Quản lý thành công quá trình chuyển đổi blockchain là một bước để chứng minh rằng nền tảng của công nghệ này là hợp lý với xu hướng phát triển chung của thế giới.

Năm 2022 là một năm nhiều dấu ấn quan trọng đối giới thế giới công nghệ. Những đột phá được ghi nhận không chỉ mang ý nghĩa về lý thuyết và nghiên cứu - chúng chắc chắn sẽ góp phần định hình tương lai của thế giới theo hướng tốt đẹp hơn.

Theo H.Thủy/TTXVN (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thái Nguyên: Chú trọng phát triển hạ tầng viễn thông

    (Xây dựng) - Những năm gần đây, Thái Nguyên được biết đến là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện hiệu quả Chương trình chuyển đổi số. Có được kết quả đó, hạ tầng viễn thông giữ một vai trò quan trọng. Để tiếp tục hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp tục có ý kiến chỉ đạo làm tốt hơn nữa nội dung này.

    15:58 | 18/07/2024
  • Tập huấn khai thác, sử dụng ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

    (Xây dựng) - Ngày 16/7, Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn khai thác, sử dụng ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền và triển khai đến người dân Thủ đô.

    09:14 | 17/07/2024
  • Phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số tỉnh Hà Giang phiên bản 3.0

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hà Giang vừa Quyết định ban hành kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh. Đây là phiên bản phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Hà Giang (phiên bản 3.0) và các văn bản hướng dẫn liên quan.

    11:08 | 16/07/2024
  • Hà Nội: Phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế số, xã hội số

    (Xây dựng) - Ngày 15/7, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 323/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06.

    10:59 | 16/07/2024
  • Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06

    (Xây dựng) - Ngày 12/7/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 316/TB-VPCP thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ “điểm nghẽn” Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

    08:30 | 13/07/2024
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, để hoạt động truyền thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp chặt chẽ với các viện, trường đào tạo báo chí, truyền thông tổ chức các khóa tập huấn; tăng cường gắn kết, chia sẻ thông tin về các định hướng cơ chế chính sách, thành tựu, vấn đề thực tiễn đặt ra của ngành… để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông thông khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

    21:32 | 12/07/2024
  • Bộ Xây dựng đang cung cấp 35 dịch vụ công trực tuyến

    (Xây dựng) - Hiện Bộ Xây dựng đang cung cấp 35 dịch vụ công (DVC) trực tuyến, trong đó 29 DVC trực tuyến toàn trình và 06 DVC trực tuyến một phần.

    11:22 | 12/07/2024
  • Bỉ khởi động dự án hạt nhân "độc nhất vô nhị" với tốc độ siêu nhanh

    Đây là lò phản ứng sử dụng máy gia tốc hạt, hứa hẹn mang lại nguồn năng lượng mạnh mẽ, an toàn và quan trọng nhất là giảm 100 lần lượng chất thải hạt nhân.

    07:58 | 12/07/2024
  • Quy định mới về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 10/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

    07:49 | 12/07/2024
  • Bắc Ninh duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Chiều 10/7, tại UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn đã chủ trì phiên họp trực tuyến, cùng các đại biểu lắng nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đánh giá kết quả sơ bộ 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.

    11:33 | 11/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load