Thứ tư 05/02/2025 14:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

Nhớ về cái thuở ban đầu ấy!

15:28 | 27/03/2023

(Xây dựng) – Tôi đang chủ trì ở Báo Lao động-Xã hội (Bộ LĐTB&XH) thì được mời về Bộ Xây dựng thành lập cơ quan ngôn luận. Chuyện là từ nhà báo Hồng Vinh, khi đó là Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, đồng hương Nam Định của Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc, giới thiệu.

Nhớ về cái thuở ban đầu ấy!
Tổng biên tập Kim Quốc Hoa (bên trái) chụp ảnh với lãnh đạo Bộ Xây dựng.

Vào giữa những năm 90 thế kỷ trước, ở Bộ Xây dựng có chuyện “động trời” là vụ án xi măng khá nghiêm trọng, một số cán bộ vi phạm bị xử lý pháp luật. Các báo đưa tin, bình luận lan toả khiến Bộ trưởng đau đầu. Mấy vị nhà báo cùng trong Ban Chấp hành Trung ương khuyên Bộ trưởng nên thành lập tờ báo để có tiếng nói. Hỏi đồng hương, nhà báo Hồng Vinh mách: “Nếu anh xin được Kim Quốc Hoa về thì có thể nhanh chóng ra báo mà không nhất thiết phải đầu tư tốn kém”.

Tôi đang duyệt bài ở trụ sở 73 Nguyên Hồng thì có cuộc điện thoại của ông Vũ Hải - Vụ trưởng vụ Tổ chức - Lao động. Thế rồi, cuối giờ chiều hôm ấy (vào một ngày cuối tháng 12/1996), ông Ngô Văn Viện, cán bộ Vụ Tổ chức - Lao động đánh xe biển xanh đến đón tôi, mời khoảng 17 giờ đến gặp Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc. Ngồi đợi ở Phòng Tổng hợp 15 phút thì Bộ trưởng đi họp Chính phủ về. Tôi vào gặp ông trong căn phòng nhỏ có cửa sổ hướng tây và bàn ghế, thiết bị nội thất rất đơn giản. Chẳng cần nước nôi, ông vào đề luôn. Ông nói, còn hơn một năm nữa Bộ kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống, cần có tờ báo là cơ quan ngôn luận và nói thẳng mời tôi về. Lần đầu tiên tôi gặp trực tiếp, cảm nhận ngài Bộ trưởng vẫn giữ phong thái, cách làm việc dáng dấp người chỉ huy công trường nên vào thẳng vấn đề chứ không vòng vo. Tôi cảm ơn và hứa, sẽ giúp Bộ trưởng viết bản đề án xuất bản tờ báo. Tôi nói: “Nếu đề án được chấp nhận thì bất cứ ai về làm Tổng biên tập, thực hiện đúng đề án đều có thể ra báo thuận lợi, không nhất thiết phải có bao cấp”.

Nhớ về cái thuở ban đầu ấy!
Bìa số báo đặc biệt ra ngày 29/4/1998 đúng dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dưng).

Sau Tết âm lịch Đinh Sửu (1997), tôi trao Vụ Tổ chức - Lao động bản đề án đó. Bẵng đi đến tháng 5/1997, ông Vũ Hải và ông Vũ Duy Từ (Giám đốc Trung tâm Thông tin) đều gọi điện thoại cho tôi. Sau đó, lại một lần được đón đến gặp Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc. Lần này, ông cho biết, Ban Cán sự đã họp nghe cơ quan trình bày đề án ra tờ báo, quyết nghị mời tôi về. Tôi chưa nhận lời vì ở Báo Lao động - Xã hội (tôi là thành viên sáng lập năm 1993) đang phát triển tốt, công việc thuận lợi, anh em rất quý mến tôi.

Một ngày cuối tháng 8/1997, Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc gặp tôi lần thứ 3 tha thiết bảo tôi về. Thời điểm ấy, nhà báo Ngọc Niên - Phó tổng biên tập Báo Lao động - Xã hội ở phía Nam được điều động ra, tôi có thể rút khỏi cơ quan cũ. Anh Lộc họp Chính phủ gặp Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Trần Đình Hoan trao đổi, đề xuất. Sau đó, anh Hoan cho gọi, gặp tôi. Ông tỏ ý băn khoăn có ý muốn giữ nhưng nể anh Lộc, nói rằng sẵn sàng quyết định cho tôi chuyển, nếu tôi đồng ý. Ngày 01/10/1997, tôi được mời đến Bộ Xây dựng nhận quyết định tiếp nhận cũng là ngày Bộ trưởng Ngô Xuân Lộc bàn giao cho Thứ trưởng thường trực Nguyễn Mạnh Kiểm để lên làm Phó Thủ tướng.

Tôi về Bộ Xây dựng lơ ngơ, lạ lẫm, chưa có người thân. Vụ Tổ chức - Lao động và Chánh Văn phòng Bộ cứ băn khoăn không biết biên chế tôi vào Cục, vụ nào, ngồi ở đâu. Cuối cùng, tôi được “bổ nhiệm” chức Phó giám đốc Trung tâm Thông tin (tồn tại 2 tháng). Ngồi “nhờ”, tôi chỉ nghiên cứu tài liệu của Bộ tại Trung tâm, cặm cụi soạn Đề cương xuất bản cơ quan báo chí, xác định tôn chỉ mục đích, thể thức xuất bản… Trong đó, về tài chính chỉ xin Bộ cấp 60 triệu đồng để mua văn phòng phẩm, 1 máy ảnh, lắp 1 điện thoại bàn, mua 1 bộ bàn ghế. Năm 1993, khi làm đề án ra báo của Bộ LĐTB&XH chúng tôi cũng chỉ xin Bộ cấp ban đầu 60 triệu đồng. Vậy mà nhiều năm, hàng tuần ra báo ngon lành. Tôi áp dụng cơ chế đó đối với Báo Xây dựng, không yêu cầu Bộ cấp lương và hỗ trợ xuất bản. Biết tôi sẽ chủ trì tờ báo mới, một số anh em quen thân muốn đầu quân.

Sau 2 tháng xây dựng phương án, làm các văn bản để Bộ ký trình lên Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ TT&TT), ngày 03/12/1997, Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Trần Hoàn ký Quyết định số 3759/BC-GPXB cấp giấy phép xuất bản báo chí với tôn chỉ mục đích, thể thức, đối tượng, phạm vi phát hành như trong Đề án. Nhận được giấy phép, tôi mời 7 - 8 phóng viên về đầu quân (tự nguyện thời kỳ đầu không nhận lương). Bộ điều cho 2 nhân viên (dư biên chế) về làm kế toán, lái xe. Văn phòng Bộ “nhặt” từ gara ôtô ra chiếc xe LADA đời những năm 60 thế kỷ trước, vốn là xe của lãnh đạo Bộ từng dùng trước đây (anh em Đội xe cho biết nếu thanh lý chỉ khoảng 10 triệu đồng) cho báo có phương tiện. Văn phòng Bộ không tìm đâu ra trụ sở làm việc nên “bốc” đi mấy chiếc xe cũ rách (để từ lâu) ra khỏi một gian gara (hơn 40 m2) ẩm mốc, hôi hám, (cao to như Ngô Văn Phước bước vào phải cúi người) để báo làm trụ sở. Tôi và anh em ra công quét dọn, lau chùi, tẩy rửa. Được biết hành lang trên tầng 3, tầng 4 có một số bàn ghế các Cục, Vụ thải ra, anh em lên xin về kê làm việc. 60 triệu đồng Bộ cho là tiền ngân sách phải chi đúng mục đích. Tết Mậu Dần (1998) ập đến, gần 10 cán bộ, phóng viên mới về không có lương. May mắn chị Nguyễn Kim Thoa - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin (phụ trách tài chính) thông cảm cho vay 20 triệu đồng để chi cho anh em có cái tết (tháng 4/1998 trả xong nợ Trung tâm).

Chúng tôi hăm hở vào cuộc. Từ Tổng biên tập đến các phóng viên đều “ngố” về lĩnh vực chuyên ngành. Những tên gọi như xi măng lò đứng, lò quay, gạch ceramic, khoan cọc nhồi, bê tông dự ứng lực… có biết gì đâu. Thế rồi cứ lao vào công việc, cứ lân la làm quen các Cục, Vụ, Viện, đơn vị cơ sở. Các phóng viên hăng hái đến các Tổng công ty, các Sở Xây dựng nắm tình hình, học hỏi dân, khám phá và cứ hùng hục viết bài, chụp ảnh, làm tin. Ai nấy vui như Tết!

GS.TS Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm thấy quân cán báo lèo tèo, ít hơn Tạp chí nên băn khoăn. Ngày 24/02/1998, tôi gặp ông báo cáo cần có bài của Bộ trưởng trên số báo đầu. Ông hỏi: “Liệu đến ngày kỷ niệm 40 năm cậu có ra được số báo đó không?” Tôi báo cáo sẽ cố gắng phấn đấu. Ông Bộ trưởng cười: “Cậu hứa với tớ rồi đấy nhé!”.

Thế rồi, không đợi đến ngày truyền thống 40 năm của Bộ (29/4/1958 - 29/4/1998) mà ngày 24/3/1998 (trước 01 tháng 5 ngày), Báo Xây dựng đã xuất bản số đầu có nội dung phong phú, in đẹp, dày dặn như số báo Tết. Trong đó, có bài “Phát huy các công cụ quản lý vĩ mô và sức mạnh tổng hợp” của GS.TS Nguyễn Mạnh Kiểm. Đồng thời đăng thư của Bộ trưởng chúc mừng báo nhan đề: “Luôn luôn đổi mới nội dung và hình thức theo định hướng đúng, hay và đẹp. Sau đó đều đặn xuất bản hàng tuần. Đúng dịp kỷ niệm 40 năm của ngành, Báo Xây dựng lại phát hành số đặc biệt nữa, dày dặn, phong phú hơn số đầu, ngoài nội dung kinh tế - xã hội, về chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoạt động của cơ quan, cơ sở là nhiều trang quảng cáo của các doanh nghiệp, các Sở Xây dựng trở thành nguồn lực nuôi sống cơ quan báo chí non trẻ của ngành. Sau khi Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm nghỉ, tôi cũng xin thôi chức Tổng biên tập. Rời Bộ Xây dựng tôi tiếp tục hoạt động gần 20 năm ở các cơ quan: Báo Văn nghệ (hơn 3 năm) làm Tổng biên tập Tạp chí Đầu tư nước ngoài và Báo Người cao tuổi. Ở đâu, tôi cũng vận dụng kinh nghiệm ở Báo Lao động - Xã hội và Báo Xây dựng để đạt sự thành công.

Thắm thoát thế mà đã 25 năm!

Ngày nay, Báo Xây dựng giữ vững là một kênh truyền thông quan trọng của Bộ Xây dựng. Sự phát triển của báo đang mạnh lên nhất là về điện tử, về quảng bá thương hiệu và về quan hệ quốc tế với báo cùng ngành của Nhật Bản, thật đáng trân trọng. Nhiều gương mặt cán bộ, phóng viên đương nhiệm góp sức từ thời kỳ đầu do tôi phụ trách nay trưởng thành về năng lực và trí tuệ. Một số chuyển đi trở thành những cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí khác, khẳng định Báo Xây dựng là một địa chỉ sáng giá trong làng báo Việt Nam.

Một phần tư thế kỷ qua là chặng đường phát triển, một quá trình “lao tâm khổ tứ” của cán bộ, biên tập viên, phóng viên, nhân viên Báo Xây dựng để có được thành quả như ngày nay. Và với tôi, cái thuở ban đầu ấy mãi mãi khắc sâu trong cõi lòng và trái tim mình.

Kim Quốc Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bước vào kỷ nguyên mới

    (Xây dựng) - Mùa Xuân Ất Tỵ cả nước háo hức với luồng gió mới của hành trình cách mạng mới, dân tộc ta, đất nước ta vững vàng và tự tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển đất nước.

  • Giảm phiền hà từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Ngày11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

  • Từ kiểm soát đến kiến tạo và sáng tạo

    Nhà nước phải tập trung vào vai trò điều tiết, giám sát, và tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thay vì ôm đồm tất cả các chức năng. Việc giao quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân có năng lực vượt trội không chỉ tăng hiệu quả quản lý mà còn giải phóng nguồn lực cho những lĩnh vực cần thiết hơn.

  • Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

    Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

  • Doanh nghiệp phục hồi, kinh tế tăng trưởng

    Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024 kinh tế Việt Nam đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ, dần lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, với nhiều điểm sáng, nhất là trong xuất khẩu và thu hút FDI.

  • Thực hiện phân cấp, phân quyền và việc lựa chọn nhân sự

    Ngoài các vấn đề liên quan tới cơ chế, chính sách, một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phân cấp, phân quyền là nhân lực. Theo chuyên gia, cần áp dụng công cụ quản trị nguồn nhân lực khoa học, để họ không né tránh, chây ì mà quyết tâm thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm
  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

    11:17 | 14/09/2024
  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

    09:57 | 04/09/2024
  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

    10:42 | 02/09/2024
  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

    15:10 | 31/08/2024
  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

    10:59 | 30/08/2024
  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

    07:50 | 22/08/2024
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load