Thứ bảy 27/04/2024 05:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nhấp chuột vào bảo tàng

11:19 | 26/06/2021

Phải đóng cửa do dịch COVID-19, song nhiều bảo tàng trong cả nước vẫn có cách để đưa khách tham quan, nhà nghiên cứu đến với các cuộc triển lãm thông qua công nghệ số. Đây cũng là xu thế của các bảo tàng trên thế giới.

nhap chuot vao bao tang
Không gian 3D của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Kéo khách đến bảo tàng

Năm ngoái, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức trưng bày chuyên đề cấp quốc gia Việt Nam - Độc lập - Tự cường. Bên cạnh việc trưng bày trực tiếp, bảo tàng còn tổ chức trưng bày online, giới thiệu đến công chúng hơn 200 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu về ý chí quyết tâm, quá trình phấn đấu vì độc lập dân tộc, những hy sinh gian khổ của cả dân tộc Việt Nam để xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Trước đó, trong năm 2020, Bảo tàng Lịch sử TPHCM đã tổ chức hai cuộc triển lãm trực tuyến với chủ đề Thăng Long - Hà Nội linh thiêng, hào hoa - giới thiệu một phần di sản kiến trúc về kinh thành xưa qua các hiện vật tiêu biểu mà Bảo tàng Lịch sử TPHCM lưu giữ và Hoa sen trong nghệ thuật trang trí Việt Nam với các tư liệu về hoa sen đã gắn với đời sống văn hoá, tinh thần người Việt trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Triển lãm thu hút đông đảo người xem online.

Cũng trong năm 2020, các bảo tàng tại Đà Nẵng đã lựa chọn hình thức tiếp cận đến người xem qua online, với nhiều chuyên đề như Đà Nẵng qua đôi mắt người nghệ sỹ, triển lãm tranh thiếu nhi Đà Nẵng - Thành phố em yêu… Hệ thống bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện các triển lãm online với chủ đề: Gắn kết bằng trái tim và triển lãm về Nữ tướng khăn rằn về người Anh hùng Nguyễn Thị Định…

nhap chuot vao bao tang
Chiếc ấn vàng “Sắc Mệnh Chi Bảo” bằng vàng 10 nặng 8,3kg, có niên đại vào năm 1827 dưới thời vua Minh Mệnh thứ 8. Báu vật quý được trưng bày trên online

Theo ông Vũ Mạnh Hà - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, sau một thời gian giãn cách xã hội, dù bảo tàng mở cửa trở lại song lượng khách cũng giảm đi rất nhiều so với trước. Nhưng nhờ công nghệ số, các đợt triển lãm online của các bảo tàng đã thu hút lượng người xem tăng nhanh, nhiều cuộc triển lãm khách hàng không cần phải đi đến tận nơi, chỉ ngồi một chỗ vẫn có thể nhìn ngắm, nghiên cứu về các hiện vật trưng bày trong bảo tàng.

Áp dụng công nghệ 4.0

Không phải đợi đến khi có dịch COVID-19, việc áp dụng công nghệ 4.0 được các nhà làm bảo tàng đặt ra mà trước đó và nhiều bảo tàng tại Việt Nam đã sớm xây dựng kế hoạch phát triển bảo tàng trong thời đại kỹ thuật số. Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam là một trong những bảo tàng tại Việt Nam đã sớm số hoá điểm các di tích và ứng dụng tương tác 3D trong các hoạt động trung bày, triển lãm. Năm 2013, hai cuộc trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam và Đèn cổ Việt Nam đã được số hoá với công nghệ mới, được giới nghiên cứu đánh giá rất cao.

Với việc ứng dụng công nghệ 3D, chỉ cần một cú nhấp chuột, khách tham quan có thể khám phá không gian thực tế sống động với xoay chiều 360 và chủ động tương tác, tìm hiểu với sự hỗ trợ của các bảng hướng dẫn, các âm thanh nền… để từ đó có thể cảm nhận vẻ đẹp, sự cổ kính của những báu vật lịch sử thông qua những clip, những hình ảnh minh họa cũng như những đánh giá, cảm nhận từ các chuyên gia.

Tiếp sau đó, nhiều bảo tàng khác cũng thực hiện các triển lãm trực tuyến ảo 360 độ với các chủ đề như Di tích cách mạng nhà và hầm D67 (Trung tâm Bảo tồn Hoàng thành Thăng Long); Thống nhất non sông (Bảo tàng Hồ Chí Minh). Bảo tàng Đà Nẵng cũng đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động ứng dụng Bản đồ di sản văn hoá Đà Nẵng phục vụ khách tham quan trực tuyến các di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh tại địa phương.

Theo ThS Nguyễn Văn Huy - Trung tâm Di sản khoa học Việt Nam, trong xu thế hiện nay, ứng dụng công nghệ 4.0 của bảo tàng không chỉ là giải pháp để kết nối khách tham quan, nhà nghiên cứu với bảo tàng trong khi dịch bệnh phức tạp mà còn là xu hướng phát triển, để đưa bảo tàng đến gần hơn với công chúng, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu trong thời đại mới.

Nhờ đưa vào ứng dụng công nghệ 4.0, lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử TPHCM đã xây dựng chương trình Kho mở trực tuyến, giới thiệu cho người xem những bộ sưu tập cổ vật quý hiếm do bảo tàng lưu giữ. Theo TS Hoàng Anh Tuấn - Giám đốc Bảo tàng, hiện có nhiều bộ sưu tập có giá trị đang được bảo tàng lưu giữ nhưng vì nhiều lý do, các bộ sưu tập đó vẫn chưa có kế hoạch trưng bày cụ thể. Tuy nhiên, thông qua hình thức triển lãm Kho mở trực tuyến, khách sẽ được xem, được tìm hiểu các giá trị của những bộ sưu tập quý hiếm này. “Việc tổ chức Kho mở trực tuyến phục vụ công chúng rộng rãi là bước thử nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ vào việc quản lý, khai thác thông tin trong kho cơ sở như một yêu cầu tất yếu khách quan của các bảo tàng hiện nay”, TS Hoàng Anh Tuấn cho biết.

Hiện nay, Bảo tàng Lịch sử TPHCM cũng vừa triển khai thử nghiệm dự án Bảo tàng tương tác thông minh với công nghệ 3D. Chỉ cần kích chuột, khách xem có thể đi suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử và văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định và chuyên đề đặc biệt. Bộ sưu tập chọn lọc từ trên 43.000 tư liệu, hiện vật của Bảo tàng, trong đó có 12 bảo vật quốc gia được giới thiệu tại các phòng trưng bày là những món quà tri thức lịch sử - văn hóa vô giá cho những ai muốn tìm hiểu cội nguồn dân tộc.

Theo Trọng Thịnh/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load