Thứ tư 15/01/2025 12:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội: Có cải thiện, nhưng không đáng kể

21:22 | 03/06/2024

(Xây dựng) - Hà Nội là trung tâm phát triển du lịch, đón hàng triệu lượt khách mỗi năm. Song, có thể nhìn thấy một trong những yếu tố phát triển du lịch dường như bị “lãng quên” đó là công trình phụ mang tên nhà vệ sinh công cộng, khi chưa thực sự đồng bộ về cả số lượng lẫn chất lượng.

Nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội: Có cải thiện, nhưng không đáng kể
Không chỉ có mùi khai nồng nặc, bên ngoài nhà vệ sinh công cộng tại Công viên Thống Nhất cũng rất nhếch nhác với rác thải.

Chất lượng và số lượng phải đi đôi với nhu cầu

Cách đây 8 năm, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý chủ trương xây thêm 1.000 nhà vệ sinh công cộng nhằm đáp ứng sự phát triển đô thị văn minh, hiện đại, đặc biệt là nhu cầu phát triển du lịch của thành phố. Tuy nhiên cho đến nay, Thành phố Hà Nội hiện chỉ có hơn 400 nhà vệ sinh công cộng được phân chia thành: Nhà xây dựng bằng gạch trước năm 1990, nhà vệ sinh vỏ thép được thành phố đầu tư giai đoạn 2003-2010 và nhà vệ sinh do các nhà doanh nghiệp xã hội hóa đầu tư từ năm 2017.

Sau khi khảo sát chất lượng của nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội và nhận thấy hệ thống nhà vệ sinh tại Hà Nội hiện nay vẫn chưa thực sự đồng bộ về mặt số lượng cũng như chất lượng. Khảo sát quanh các quận trung tâm như: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa có rất nhiều nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn Hà Nội vẫn còn không ít bất cập khiến việc vận hành chưa hiệu quả, có dấu hiệu xuống cấp, có mùi khá nặng, hệ thống van xả đã hỏng hóc dẫn đến bị rò rỉ, phần thép mặt ngoài bị bong tróc, hoen gỉ nhiều, các thiết bị bên trong xập xệ, cũ kỹ, xây dựng và phân bố chưa hợp lý.

Việc nhiều nhà vệ sinh công cộng đóng cửa, người dân không thể tìm được địa điểm đi vệ sinh. Dẫn đến tình trạng tùy tiện tiểu bậy, phóng uế vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là gần khu vực nhà vệ sinh bị đóng cửa. Tình trạng này rất đáng báo động và vẫn tiếp tục tái diễn ngay cả khi Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực từ 25/8/2022, thì hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng có thể bị xử phạt từ 150.000 - 250.000 nghìn đồng. Không những thế, một số nhà vệ sinh công cộng ở ngay gần chỗ tập kết xe chở rác, gây mất vệ sinh và mất mỹ quan đô thị trầm trọng.

Nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội: Có cải thiện, nhưng không đáng kể
Biển nhắc nhở đi vệ sinh đúng nơi quy định tại Công viên Thống Nhất.

Theo anh Phan Đông Long (24 tuổi, Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Tôi thấy khoảng một năm gần đây, nhà vệ sinh ở Công viên Thống Nhất cũng được cải thiện khá nhiều, trước đấy không ổn lắm vì thường nhà vệ sinh đa phần là đóng cửa. Nói chung là nhà vệ sinh công cộng nên chất lượng thì mình không thể kỳ vọng quá cao được, vẫn còn nhiều vấn đề như mùi, thiếu giấy vệ sinh hay nước rửa tay”.

Bên cạnh những vấn đề về cơ sở vật chất, các thiết bị bên trong đã xuống cấp trầm trọng, nhiều nhà vệ sinh cũng đã bị chiếm dụng, trở thành những “nhà kho" bất đắc dĩ.

Nhà vệ sinh công cộng cạnh hồ Đắc Di gần như lúc nào cũng trong tình trạng “cửa đóng then cài”, có những lúc không có ai trông coi thì cũng không mở để cho người dân sử dụng.

Khi được hỏi về tình trạng nhà vệ sinh khóa chặt bên nữ và chỉ mở bên nam, người trông giữ nhà vệ sinh công cộng (là một người bán hàng gần đó) nói rằng: “Bên nữ bị hỏng, không sử dụng được!”.

Sau nhiều ngày khảo sát, chúng tôi đã chứng kiến buổi sáng không bán nước thì sẽ trông coi ngoài cửa để thu tiền người sử dụng nhà vệ sinh công cộng; buổi chiều tối bán nước thì mang bàn ghế trong nhà vệ sinh ra bày bán, rất mất vệ sinh.

“Cảnh tượng này đã bị nhiều người dân chứng kiến và có phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng cũng chỉ được vài hôm, sau đó lại quay trở lại hiện trạng như cũ”, một người dân thường xuyên tập thể dục ở gần đó cho hay.

Nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội: Có cải thiện, nhưng không đáng kể
Nhà vệ sinh công cộng trên phố hồ Đắc Di đóng cửa và bị người dân chiếm dụng để cất bàn ghế và nhà vệ sinh nữ luôn trong tình trạng bị khóa.
Nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội: Có cải thiện, nhưng không đáng kể
Một nhà vệ sinh bên cạnh đường Láng cũng trong tình trạng bên đóng bên mở.

Phát triển du lịch nhờ nhà vệ sinh công cộng sạch

Dù tình trạng nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội hiện nay vẫn là một bài toán nan giải cần nhiều năm để giải quyết và phát triển đồng bộ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hoàn toàn, hệ thống nhà vệ sinh tại một vài khu vực đã được cải thiện hơn trước, đặc biệt là tại một số địa điểm thu hút nhiều khách du lịch như: Phố đi bộ Hồ Gươm, hay Hồ Tây.

Một số nhà vệ sinh tại Hồ Gươm đều có nhân viên trực và dọn dẹp thường xuyên trong ngày bao gồm: Lau chùi, khử mùi, đánh rửa sàn nhà vệ sinh, bổ sung thêm nước rửa tay hoặc giấy. Điều này nhận được nhiều đánh giá tích cực của nhiều du khách về chất lượng phục vụ.

Nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội: Có cải thiện, nhưng không đáng kể
Nhà vệ sinh công cộng tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Theo bác Nguyễn Văn Kiên (51 tuổi, Bắc Ninh) có ghé thăm phố đi bộ cũng bất ngờ với chất lượng nhà vệ sinh tại phố đi bộ: “Dù chỉ là tiện ghé qua khi công tác tại Hà Nội, tôi cũng thật sự bất ngờ khi so với vài năm trước, nhà vệ sinh công cộng giờ đây đã sạch sẽ và sáng sủa hơn rất nhiều, không chỉ tươm tất mà còn đẹp, dù vẫn còn mùi tuy nhiên cũng đỡ ngại khi vào nhà vệ sinh công cộng”.

Nhà vệ sinh công cộng dù là công trình phụ, là nhu cầu thiết yếu của mỗi người dân và khách du lịch, tuy nhiên chất lượng của nó vẫn là một vấn đề đáng được quan tâm, là yếu tố cần thiết trong phát triển du lịch đô thị. Các bên liên quan thực hiện nghiêm trách nhiệm của mình, người dân cùng có ý thức khi sử dụng, có như vậy mới phát huy hiệu quả của nhà vệ sinh công cộng, góp phần bảo vệ môi trường và tạo hình ảnh đẹp, văn minh đô thị của Thủ đô.

Hiền Lương - Thanh Tâm - Lê Thảo

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Phước: Gỡ vướng tại dự án nâng cấp đường ĐT741

    (Xây dựng) – Ngày 14/1, bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã chủ trì cuộc họp bàn tìm phương án giải quyết các tồn đọng tại dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT741 (đoạn Bàu Trư - Đồng Xoài). Đây là dự án giao thông quan trọng theo hình thức đối tác công tư (PPP), với tổng vốn đầu tư hơn 931,3 tỷ đồng.

    19:26 | 14/01/2025
  • Đồng Nai: Giám đốc Sở Xây dựng được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) - Ngày 14/1, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đồng Nai khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, có 69/69 đại biểu HĐND đã bỏ phiếu bầu ông Hồ Văn Hà, Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Nai, giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026.

    19:25 | 14/01/2025
  • Thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

    (Xây dựng) - Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định về thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

    18:44 | 14/01/2025
  • Thanh Hóa: Phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Cửa hàng xăng dầu đa tiện ích Nguyễn Anh

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 113/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Cửa hàng xăng dầu đa tiện ích Nguyễn Anh tại Km0+718, trái tuyến Đại lộ Đông Tây thuộc phường Đông Tân, thành phố Thanh Hóa của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Nguyễn Anh.

    18:41 | 14/01/2025
  • Hiệp hội PCCC & CNCH Việt Nam: Đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn

    (Xây dựng) - Với vai trò là tổ chức xã hội nghề nghiệp duy nhất có pháp nhân chính thức hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC & CNCH), thời gian qua, Hiệp hội PCCC & CNCH Việt Nam đã trở thành nơi tập hợp, quy tụ, hỗ trợ bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp, đồng thời tháo gỡ khó khăn về chính sách, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.

    18:39 | 14/01/2025
  • Quảng Ninh: Sớm đưa Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh vào hoạt động trở lại

    (Xây dựng) - Sau khi trải qua cơn bão Yagi lịch sử vào đầu tháng 9 năm 2024, Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh – công trình biểu tượng kiến trúc mới tại thành phố Hạ Long, đã bị hư hỏng nặng nề. Hiện tỉnh Quảng Ninh đang tập trung cho công tác sửa chữa, khắc phục công trình này nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu, sớm đưa công trình vào hoạt động trở lại trong đầu năm 2025.

    18:09 | 14/01/2025
  • Sơn La: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2025.

    18:05 | 14/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Đẩy nhanh sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các Sở, ngành trước ngày 10/2

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ra thông báo kết luận về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị, địa phương khối Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó chỉ đạo các đơn vị bố trí, kiện toàn, sắp xếp nhân sự lãnh đạo cấp phòng, công chức, viên chức, người lao động xong trước ngày 10/2 để có thể đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt.

    18:00 | 14/01/2025
  • Ngành Xây dựng Lạng Sơn triển khai nhiệm vụ năm 2025

    (Xây dựng) – Năm 2024, ngành Xây dựng Lạng Sơn triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, dưới sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành.

    17:57 | 14/01/2025
  • “Thần đèn” di chuyển biệt thự nặng 3.000 tấn ở Bình Dương

    (Xây dựng) - Sau 18 ngày triển khai, tòa biệt thự có tổng diện tích sàn 600m2, nặng hơn 3.000 tấn tại thành phố Dĩ An (Bình Dương) đang được “thần đèn” Nguyễn Văn Cư di chuyển đến vạch đích theo yêu cầu.

    15:41 | 14/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load