Thứ sáu 24/01/2025 21:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

Nhà tôi trong quy hoạch treo!

10:51 | 08/06/2022

Nhà tôi trong quy hoạch treo đã gần hai mươi năm. Năm 2004, thành phố Hải Phòng công bố quy hoạch về một con đường tên là "Đại lộ 13/5". Một đại lộ được đặt theo ngày giải phóng Hải Phòng. Nhìn trên bản đồ quy hoạch, nó có một dải phân cách to như công viên, nối thẳng từ đường Lạch Tray ra đến Lê Hồng Phong, rồi đi sang Đông Hải. Ở đoạn qua hồ An Biên, đại lộ ấy tách thành hai cây cầu điệu đà. Đó có thể sẽ là một tuyến đường nội thị đẹp nhất nhì Việt Nam, nếu được xây xong.

Nhà mẹ tôi nằm trên con đường đó. Căn nhà tôi đã lớn lên - căn nhà mà tôi chưa bao giờ hiểu tại sao mẹ tôi xây được với đồng lương viên chức của mình. Rồi nó trở thành nơi bà gồng gánh số phận của bao nhiêu con người trong gia đình, chứa đựng yêu thương và buồn tủi của mẹ con tôi suốt hai thập niên.

Đại lộ 13/5 - đường Lạch Tray-Hồ Đông - đã nằm trên giấy suốt 18 năm qua. Những điều chỉnh quy hoạch không bỏ con đường đó đi, mà với người dân như tôi, như thể là một biện pháp "xóa nháp" để hợp lý hóa sự bê tha. Nếu một người quan liêu nhìn vào giấy tờ, anh ta sẽ thấy nó "mới chỉ" nằm trên bản đồ từ năm 2013 thôi. Từ 2013 đến nay kể cũng nhiều, nhưng chưa nhiều lắm.

Chúng tôi, những người dân thì không bao giờ quên nó đã nằm đó bao lâu. Từ 2004. Cuộc đời chúng tôi đã đình đốn gần hai thập kỷ - vì cái nhà là phần lớn phép tính kinh tế của một đại gia đình. Mẹ tôi đã già đi. Tôi cũng sắp già đi. Tôi muốn đón bà lên Hà Nội với cháu, nhưng tôi chỉ là một người viết. Tôi không thể nói thích mua nhà Hà Nội cho bà thì mua. Giá trị chênh lệch giữa một-cái-nhà với một-cái-nhà-trong-quy-hoạch lớn không thể tưởng tượng nổi với hầu hết người dân. Cái bản đồ quy hoạch đó hủy hoại mọi tính toán của gia đình tôi, và qua đó, hủy hoại cuộc đời mà đáng ra chúng tôi có thể đã được sống.

nha toi trong quy hoach treo
Quy hoạch treo gây lãng phí nguồn lực xã hội (Ảnh minh họa)

Tuần trước, tại Quốc hội, các đại biểu lại một lần nữa nêu ra vấn đề "quy hoạch treo", và đề nghị có hướng xử lý. Theo các đại biểu, một quy hoạch cần có thời hạn triển khai. Nếu không thể triển khai sau 3 hoặc 5 năm, thì cần hủy bỏ, xử lý những người có trách nhiệm.

Đó là một logic hiển nhiên mà ai cũng nhìn thấy. Không làm được tốt nhất là hủy bỏ. Trả lại cuộc sống bình thường cho người dân. Bao giờ đủ điều kiện triển khai thì làm luôn: đưa ra phương án giải phóng mặt bằng, đền bù cho mẹ con tôi mạch lạc tính lại bài toán cuộc đời. Còn bây giờ thì hủy đi.

Trong các buổi họp như ở Quốc hội, hậu quả của quy hoạch treo thường chỉ được mô tả là "gây lãng phí nguồn lực xã hội", "giảm niềm tin của người dân với chính quyền". Mấy chữ đó không diễn tả được hết sự cay đắng của hàng vạn con người. Quy hoạch treo tước đi quyền mưu cầu hạnh phúc theo nghĩa trọn vẹn của nó.

Giảm niềm tin chỉ là một khía cạnh. Tôi mất những thứ thiêng liêng hơn. Có gì đó bi hài khi con đường trên giấy đó được gọi là Đại lộ 13/5. Đó từng là một ngày tôi yêu. Tháng Năm và ngày 13 tháng ấy với người Hải Phòng rất quan trọng. Ngày 13/5/2010, tôi còn rủ một cô gái mới quen đi chơi "nhân ngày giải phóng Hải Phòng". Hôm đó tôi đã rất vui, và còn nhớ mình đã ngắm nhìn một cành phượng vĩ trong khung cửa sổ, qua vai cô gái đó. Con trai chúng tôi giờ đã gần 10 tuổi. Còn "Đại lộ 13/5" trong tôi giờ gợi ra một sự bất mãn.

Trước một nỗi đau trong đời, con người ta thường có hai lựa chọn: nhẫn nại chờ nó qua đi, hoặc đương đầu.

Những người dân An Đà, Đông Khê và Đông Hải, như mẹ con tôi, đã nhẫn nại suốt mười tám năm. Cũng có lúc tôi buồn bã, và nghĩ rằng mình có thể làm gì không, trong tư cách một người làm báo? Nhưng rồi tôi im lặng. Những bài báo viết về quy hoạch ở quận Ngô Quyền, đã xuất hiện từ hơn một thập kỷ trước, từ tận thế hệ của những đàn anh trong nghề mà giờ đầu đã bạc. Tôi chọn sự chịu đựng. Tôi cặm cụi đi viết chuyện khác, những chủ đề được đặt hàng, với hy vọng rằng mình có thể bù đắp được những phép tính đã bị con đường trên giấy xé toạc.

Tôi vẫn muốn đón bà lên Hà Nội, tôi đành tự đi nhặt nhạnh từng cắc bạc để làm việc đó, còn cái nhà cứ để đó, chờ chính quyền nhón tay. Cái nhà mà mẹ tôi đã xây lên bằng tất cả sự chăm chỉ và khả năng chịu đựng những nỗi đau phi thường - giờ không phải là tài sản. Dù tôi không phải người gây ra, nhưng tôi đành tự sửa chữa. Tôi gác lại những mơ tưởng khác, gác lại những đóng góp khác tôi có thể làm cho cuộc đời, để giải cái bài toán hóc búa, do chính quyền thành phố Hải Phòng đưa ra.

Bởi vì tôi đã đi và nhìn thấy quá nhiều người quyết định rằng họ sẽ đương đầu. Họ, những người dân khiếu nại các vấn đề liên quan đến đất đai, có một chân dung rất quen thuộc, mà hầu hết những người làm báo đều có thể kể cho bạn. Họ nói chuyện như được lập trình, bằng các mốc ngày tháng, các công văn, các nghị định, các trích dẫn phát biểu của lãnh đạo trong các buổi tiếp xúc cử tri. Họ sẽ bày ra trước mặt bạn một chiếc cặp đầy tài liệu phô tô, dày nửa gang tay và say sưa giải thích về nội dung của từng tờ một. Giọng nói của họ đầy năng lượng, nhưng bạn không nhìn thấy ở đó một con người đang sống nữa. Cuộc sống và linh hồn đã bị tước đi, theo một cách nào đó. Và điều quan trọng nhất: những con người như thế rất hiếm khi tạo ra sự thay đổi.

Bởi vì những quy hoạch treo thực chất thường là sự bế tắc trong cuộc đấu tranh nội bộ của chính những người có trách nhiệm. Nếu chính hệ thống còn không tự giải quyết được, người dân thấp cổ bé họng làm thế nào? Như Đại lộ 13/5, một vị lãnh đạo Hải Phòng trước đây đã từng đòi "xử lý hình sự" những người chịu trách nhiệm về nó. Đến nay chưa thấy kết quả gì.

Chúng tôi chọn sự chịu đựng. Gia đình tôi vẫn còn có thể tự tính toán, chưa đến mức bế tắc. Có lẽ nhiều hàng xóm của chúng tôi không có được may mắn đó, tôi chẳng bao giờ dám hỏi hay dám đào sâu vào câu chuyện của Đại lộ 13/5. Bây giờ viết ra, không phải để tranh đấu cụ thể cho một cái quy hoạch của quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Mọi chuyện cứ như vậy đi, tôi lựa chọn tự xoay sở rồi. Nhưng làm thế nào để bi kịch đó có thể dừng lại, hoặc ít nhất không tái hiện ở khắp đất nước, với những con người bế tắc hơn mẹ con tôi rất nhiều?

Hiện tại, chỉ có một kịch bản. Đó là một, hoặc rất nhiều người dân quyết định lên tiếng, cầm lấy micro trong các buổi tiếp xúc cử tri, lưu cữu trong nhà đầy giấy tờ phô tô và sống cuộc đời của một "nhà khiếu nại". Nhưng có lẽ thỉnh thoảng lắm mới có một nhóm cư dân gây đủ chú ý - với cái giá nào thì không ai tưởng tượng được. Có còn cách nào mang tính hệ thống và hiệu quả hơn không? Thực sự điều chỉnh luật? Bắt người có trách nhiệm phải thực sự chịu trách nhiệm? Hủy bỏ những quy hoạch không triển khai được sau vài năm, không treo triếc gì nữa?

Theo Đinh Đức Hoàng/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Giảm phiền hà từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Ngày11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

  • Từ kiểm soát đến kiến tạo và sáng tạo

    Nhà nước phải tập trung vào vai trò điều tiết, giám sát, và tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thay vì ôm đồm tất cả các chức năng. Việc giao quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân có năng lực vượt trội không chỉ tăng hiệu quả quản lý mà còn giải phóng nguồn lực cho những lĩnh vực cần thiết hơn.

  • Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

    Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

  • Doanh nghiệp phục hồi, kinh tế tăng trưởng

    Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024 kinh tế Việt Nam đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ, dần lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, với nhiều điểm sáng, nhất là trong xuất khẩu và thu hút FDI.

  • Thực hiện phân cấp, phân quyền và việc lựa chọn nhân sự

    Ngoài các vấn đề liên quan tới cơ chế, chính sách, một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phân cấp, phân quyền là nhân lực. Theo chuyên gia, cần áp dụng công cụ quản trị nguồn nhân lực khoa học, để họ không né tránh, chây ì mà quyết tâm thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

Xem thêm
  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

    09:57 | 04/09/2024
  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

    10:42 | 02/09/2024
  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

    15:10 | 31/08/2024
  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

    10:59 | 30/08/2024
  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

    07:50 | 22/08/2024
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
  • Chậm một giờ cũng là tội lớn với nhân dân!

    (Xây dựng) - Hôm qua, khi hỏi vị lãnh đạo tỉnh Cà Mau về tiến độ Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.200 giường bệnh, tôi nhận được câu trả lời đầy “tâm trạng”: “Tỉnh đang lập Hội đồng Tư vấn giải quyết kiến nghị lựa chọn nhà thầu. Dự án chậm thì chắc chậm rồi. Nhưng cách làm việc “cù cưa” kiểu này hoài, điệp khúc “lỡ hẹn” với bệnh nhân biết đến bao giờ”. Thực trạng 2 bệnh nhân, 1 giường bệnh là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Cà Mau. Một số bệnh nhân chấp nhận điều trị trái tuyến lên tuyến Trung ương với hy vọng, tương lai không xa miền cuối đất xóa vùng trũng về y tế.

    21:59 | 07/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load