Ngôi nhà mái ngói đỏ mang nét xưa ở Quảng Ngãi, tái sử dụng nội thất cũ
08:37 | 03/03/2023
Ngôi nhà ở Quảng Ngãi xây mới nhưng theo lối truyền thống, xưa cũ với mái ngói đỏ chống nóng, phần gạch thẻ để làm sân, hàng rào.
Quảng Ngãi House là công trình do nhóm kiến trúc sư Lê Viết Hội, Nguyễn Văn Đức và Đặng Thanh Bảo hoàn thành ở tỉnh Quảng Ngãi năm 2020. Tổng diện tích khu đất khoảng 300m2, trong đó diện tích xây dựng là 190m2, phần còn lại cho sân cổng.
Công trình được xây mới nhưng theo lối truyền thống, xưa cũ. Với dạng nhà này, vật liệu truyền thống như gạch thẻ, mái ngói đỏ, sàn bê tông… được ưu tiên sử dụng nhiều. Phần gạch thẻ để làm sân, hàng rào, mái ngói đỏ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ và giúp nhà mát mẻ vào ngày nắng nóng, giảm hấp thụ nhiệt. Ranh giới giữa bên ngoài và bên trong của ngôi nhà ống dường như được phân định không quá rạch ròi mà có tính kết nối nhiều hơn nhờ hàng rào gạch mộc.
Cây xanh bố trí dọc hai bên nhà. Quảng Ngãi House có hàng hiên dài yên bình, có tác dụng che chắn nắng và như nối liền không gian bên trong và thế giới thiên nhiên bên ngoài. Khí hậu trong nhà nhờ hàng hiên sẽ được điều tiết để mang lại sự thoải mái, thư giãn.
Chỉ cần mở cánh cửa kính ra, gia chủ có thể cảm nhận thiên nhiên trọn vẹn.
Quảng Ngãi House thể hiện nếp sống xưa qua cách bố trí nhà nhưng phù hợp với lối sống hiện đại. Gian thờ được bố trí ở vị trí trung tâm, giống như những ngôi nhà truyền thống. Từ đây, các thành viên trong gia đình có thể dễ dàng kết nối với tất cả các không gian sinh hoạt chung ở tầng 1 như phòng khách, bếp - ăn.
Hình ảnh bình phong, mặt nước thường thấy trong kiến trúc nhà rường được tái hiện lại trong Quảng Ngãi House với ngôn ngữ hiện đại đem lại sự trang nghiêm và tăng tính riêng tư cho gian thờ.
Tất cả các phòng ngủ đều nằm tại phía cuối nhà, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh. Phòng ngủ tối giản, được bố trí tại “nhà dưới” nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối với không gian sinh hoạt.
Sau khoảng sân vườn, phòng khách là không gian tiếp theo của ngôi nhà ống. Đây cũng là khoảng đệm ngăn cách giữa phòng khách và gian thờ. Cầu thang dạng xoáy ốc, đẹp và chắc chắn.
Nội thất tối thiểu nhằm tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng không gian. Bàn ghế ăn bằng gỗ me tây nguyên miếng hài hòa với chiếc phản cũ được tái sử dụng. Tất cả không gian sinh hoạt chính đều được bố trí ở tầng trệt, tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt cho người cao tuổi.
Đường nét mềm mại được đưa vào tạo ra một điểm nhấn ở vị trí chuyển giao hai không gian.
Nằm độc lập trên một hòn đảo, căn dinh thự có tên 'The Terraces' hiện được rao bán với giá 200 triệu USD và trở thành bất động sản có giá trị cao nhất tại Caribbean.
Ý tưởng xây dựng nhà nổi này được sử dụng rộng rãi khắp Đông Nam Á do chi phí và kỹ thuật tiết kiệm, dễ dàng, trong khi vẫn đảm bảo tuân theo hình thức và phương pháp hiện đại, không cần kỹ thuật đặc biệt.
Các kiến trúc sư lựa chọn giải pháp là chia nhỏ kiến trúc của ngôi nhà làm nhiều phần, đưa sân vườn, hồ nước xen kẽ vào công trình giúp con người tiếp xúc với thiên nhiên, lưu thông không khí tốt hơn.
Ngôi nhà được thiết kế có mặt tiền gồm lớp gạch bê tông bên ngoài để chắn tầm nhìn với chức năng an ninh, lớp tiếp theo là khoảng thông tầng và sân vườn để tránh ảnh hưởng tiếng ồn của phương tiện giao thông bên ngoài và bức xạ mặt trời.
Ngôi nhà được hoàn thành vào năm 1917 dưới bàn tay của nữ kiến trúc sư trứ danh Julia Morgan. Người bán thậm chí còn chi thêm 10 triệu USD để trang hoàng lại nơi này.
Ngôi nhà do kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền cùng cộng sự thiết kế có mặt tiền khá lạ với gạch mộc đỏ xếp chồng, tạo ra những lỗ thoáng hút gió, đồng thời giúp cản nắng phía Tây.
Nằm giữa khu đô thị mới ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, căn nhà mang tên gọi "Cái tổ ngói" trở thành điểm nhấn nổi bật khác hẳn những công trình xung quanh.