Chủ nhật 22/12/2024 12:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản / Nhà đẹp

Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ

19:04 | 23/07/2024

(Xây dựng) - Khi xây dựng nhà ở, ngoài những yếu tố nghiêng về kỹ thuật thì việc tính toán làm sao để ngôi nhà mới phù hợp với lối sống cũ của từng gia chủ là điều khiến các kiến trúc sư phải lưu tâm. Sự thoải mái của gia chủ trong không gian mới phụ thuộc vào cách bố trí các vật dụng sinh hoạt phù hợp với thói quen sống nhưng cần nâng cấp cho thuận tiện và tiện nghi hơn. Muốn như vậy thì không chỉ kiến trúc sư mà ngay chính gia chủ cũng cần tìm hiểu xem bản thân và gia đình muốn gì và có gì.

Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Các hệ tủ "giấu đồ" làm rất tốt chức năng của nó, với màu sắc nhã nhặn và chất liệu gỗ và hình thái giống tự nhiên với các vân gỗ, hệ tủ rất tương đồng với tinh thần bản địa và hơi hướng Wabi Sabib.

Để phục vụ cuộc sống hàng ngày, gia chủ phải sở hữu rất nhiều vật dụng đa dạng về cả kích thước, hình dạng, vật liệu và số lượng của chúng luôn lớn hơn nhiều so với tưởng tượng của gia chủ. Hay nói cách khác, chính chủ nhà cũng có thể chưa biết rõ mình đang sở hữu bao nhiêu đồ đạc. Trên thực tế, đồ dùng gia đình không phải thứ nào cũng có thể "phô bày". Vậy kiến trúc sư làm thế nào để đồ dùng gia đình được sắp xếp hợp lý, thuận tiện trong quá trình sử dụng, dễ dàng kiểm tra quản lý mà vẫn phải gọn gàng để đảm bảo tính thẩm mỹ?

Liệt kê các trang thiết bị có sẵn của chủ nhà là một cách hay để nắm bắt nhu cầu nội thất và nhu cầu sử dụng nội thất trong không gian nhà ở. Từ đó, kiến trúc sư tính toán sử dụng không gian một cách triệt để hơn vừa để giải quyết công năng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ: Khu vực cho đồ trưng bày, khu vực cho đồ sử dụng hàng ngày thường xuyên, khu vực cho đồ ít sử dụng thường xuyên, khu vực cho đồ lưu trữ.

Như nam chủ nhà độc thân của căn hộ studio 40m2 tại Vinhomes Smart City, mong muốn của anh là một không gian gọn ghẽ, đơn giản và có chiều sâu. Kiến trúc sư đã thiết kế căn hộ theo phong cách bản địa có một chút hơi hướng Wabi Sabi. Tích hợp phòng khách, khu thờ cúng, khu bếp trong một không gian. Đẩy nội thất sát về các diện tường, sử dụng nhiều hệ tủ để tối đa hóa lưu trữ, chừa khoảng trống giữa phòng cho các hoạt động đông người như làm việc đa năng, tiếp khách, ăn uống chung. Phòng ngủ nhỏ nhưng đầy đủ với hệ tủ bàn tích hợp thông minh.

Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Căn nhà có hai tone chính là màu gỗ vàng ấm và tone trắng xám của trần tường sàn.
Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Tinh thần đơn giản thô mộc của Wabi Sabi kết hợp ăn ý với một hàng gạch gốm Bát Tràng trang trí rất bản địa.

Hay như, căn nhà của ba mẹ con tại căn hộ duplex 3 phòng ngủ với diện tích 65m2 mỗi sàn ở R3 Onsen Ecopark. Căn hộ được thiết kế theo cảm hứng từ không gian của Nhật Bản. Chủ nhân căn nhà chia sẻ, ngôi nhà sẽ là nơi ở của ba mẹ con khi chuyển ra Hà Nội sau khi chồng chị mất, đây sẽ là nơi trưng bày những món đồ sưu tập và đồ kỷ vật mà chồng chị để lại. Do đặc thù nghề là tiếp viên hàng không, con trai lớn là phi công, nên căn nhà cũng là nơi lưu giữ lại những kỷ niệm của gia đình và công việc.

Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Căn hộ duplex thông tầng với tầng 1 cho các hoạt động chung: Bàn ăn, khu thờ cúng phía trước, bàn trà kiểu bệt kiểu Nhật đẩy vào trong sát cửa kính và ban công. Phần sàn nâng cao phân khu rõ rệt cho không gian mở này.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, kiến trúc sư thiết kế tối đa hoá bằng các hệ tủ âm và đồng bộ không gian giữa màu gỗ ấm và tường trắng. Mọi thứ trong căn nhà đều được tính toán để tối đa hoá, kèm theo yêu cầu của phong thuỷ, khi vị trí bàn thờ để ở giữa nhà thì ở tầng trên, cũng khu vực này sẽ bố trí tủ áo để hạn chế qua lại trên nóc bàn thờ. Đặc biệt, do đặc thù tính chất công việc, nên đồng phục ngành tiếp viên và phi công luôn cần được chăm sóc tốt nhất nhưng diện tích khá hạn chế nên thiết bị chăm sóc quần áo được tích hợp ở hành lang, kèm với dãy tủ treo tiện dụng cho cả hai người.

Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Giống như đa số nhà kiểu Nhật ở đô thị bếp được đặt ngay cửa ra vào.
Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Cầu thang dẫn lên tầng 2 được thiết kế thêm các hộc tủ âm để bày những vật phẩm sưu tầm của chủ nhà.
Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Phong cách Nhật Bản rất rõ nét thể hiện qua đồ nội thất và trang trí.
Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Rất nhiều hệ tủ được bố trí tại hai tầng của căn hộ.
Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Mỗi phòng ngủ đều được chăm chút tỉ mỉ và thống nhất với dòng chảy thiết kế từ họa tiết hoa anh đào, rèm noren, kệ hộc lấy cảm hứng từ cửa lùa Shoji…
Giải pháp thiết kế thỏa mãn cả công năng lẫn thẩm mỹ
Mỗi ngóc ngách đều được tận dụng và đem lại công năng tối ưu nhất cho người sử dụng.

Với giải pháp thiết kế "giấu đồ", kiến trúc sư đã đưa sự linh hoạt vào trong lối sống của người sử dụng. Trong các hệ tủ kệ âm, kệ tủ tích hợp tất cả những thứ làm nên đời sống thường nhật của gia chủ đều có vị trí của riêng nó, nhưng gãy gọn hơn, tiện nghi hơn và thẩm mỹ hơn. Gia chủ khi xây nhà, hãy cùng kiến trúc sư xác định nhu cầu thật sự cho cuộc sống hàng ngày, biết mình muốn gì, có gì, và thật sự cần gì, để trong không gian mới vẫn có thể duy trì sự thân thuộc của lối sống cũ.

Thúy Hiền (Ảnh: ThS.KTS Lại Thành Tín)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load