Chủ nhật 05/05/2024 14:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nghị định 35/2022/NĐ-CP tạo ra bước đột phá và cải thiện nền kinh tế đất nước

14:19 | 27/08/2022

(Xây dựng) – Nhằm tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, đề xuất các cơ quan quản lý ban hành những hướng dẫn phù hợp, kịp thời bổ sung, điều chỉnh, giúp Nghị định số 35/2022/NĐ-CP sớm đi vào thực tiễn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn Triển khai Nghị định 35/2022/NĐ-CP quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế.

nghi dinh 352022nd cp tao ra buoc dot pha va cai thien nen kinh te dat nuoc
Diễn đàn triển khai nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý Khu công nghiệp, Kinh tế do VCCI tổ chức.

Cách đây hơn 30 năm, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ mở của và hội nhập với kinh tế thế giới. Tại thời điểm đó việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế là tiền đề và động lực để thúc đẩy sản xuất trong nước, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra bước đột phá, cải thiện nền kinh tế đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế.

Chỉ trong vòng hơn 3 thập kỷ hình thành và phát triển, đã có hàng trăm khu công nghiệp đi vào hoạt động, hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam là điểm đến của hàng ngàn doanh nghiệp từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Có thể khẳng định, việc hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế là hướng đi chiến lược, quan trọng của Việt Nam trong việc kêu gọi, thu hút vốn FDI. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách, tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đến nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế vẫn là điểm nhấn thu hút đầu tư và được đánh giá là mô hình đầu tư ưu việt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều địa phương.

Để các khu công nghiệp, khu kinh tế đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp, bài bản, ngày 22/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2018/NĐ-CP Quy định về việc Quản lý khu Công nghiệp và Khu kinh tế.

Qua gần 5 năm triển khai Nghị định 82/2018/NĐ-CP, do tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế đất nước, do tiến trình hội nhập sâu rộng của kinh tế toàn cầu dẫn đến một số quy định về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội của các khu công nghiệp, khu kinh tế bắt đầu xuất hiện những hạn chế, bất cập.

Trong bối cảnh đó, ngày 28/5/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế giúp khắc phục những hạn chế mà Nghị định 82 đang mắc phải.

“Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP là việc làm thiết thực, kịp thời, phù hợp tình hình khách quan nhằm mục đích hoàn thiện và tạo đà cho tiến trình xây dựng một hành lang pháp lý góp phần hình thành những khu công nghiệp chuyên biệt, hiện đại, xanh, sạch và đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội”, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tich VCCI, nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Tố Loan - Phó Tổng Gí đốc Tập đoàn Sao Đỏ cho rằng, Nghị định 35/2022/NĐ-CP có nhiều điểm sửa đổi tiến bộ so với Nghị định 82/2018 trước đây về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Cụ thể: Phân loại cụ thể các loại quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; Vai trò của UBND cấp tỉnh, nhà đầu tư cũng được chú trọng; địa phương được trao quyền cho nhiều hơn. Ngoài ra, quy định cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến đầu tư hạ tầng.

Theo đó, Nghị định quy định rõ các điều kiện, nguyên tắc xác định số lượng, quy mô diện tích, các trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho địa phương trong quá trình lập, thẩm định và điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch vùng, tỉnh.

Các doanh nghiệp hiểu rõ các điều kiện phải tuân thủ khi thực hiện quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế và dễ dàng tiếp cận hệ thống quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế của các địa phương.

Các khu công nghiệp của Việt Nam kỳ vọng bước vào giai đoạn mới tích cực hơn khi Nghị định 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ có nhiều điểm sửa đổi tiến bộ so với Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế. Theo đó, Nghị định 35/2022/NĐ-CP phân loại cụ thể các loại quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp.

nghi dinh 352022nd cp tao ra buoc dot pha va cai thien nen kinh te dat nuoc
Nghi định 35/2022/NĐ-CP sớm đi vào thực tiễn sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo ra bước đột phá và cải thiện nền kình tế đất nước.

Đặc biệt, Nghị định 35/2022/NĐ-CP cho phép các trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch như lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt; lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt…

Có thể thấy Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã có giải pháp cho nhiều vấn đề mấu chốt, mở ra một hành lang pháp lý thông thoáng và có một số chủ trương tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp và đầu tư. Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền các cấp và cơ sở, tiếp cận cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Cụ thể, ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế được giao nhiệm vụ, được ủy quyền cụ thể trên từng loại hình, công việc gần như “một cửa” nhưng cụ thể hơn trước đây.

Một điểm mới đột phá của Nghị định 35/2022/NĐ-CP là công nhân, người lao động được quan tâm về nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích tại khu công nghiệp. Trong đó, để được xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án hạ tầng khu công nghiệp phải có quy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động. Ngoài ra, một trong các điều kiện xem xét mở rộng khu công nghiệp là đã xây dựng, đưa vào sử dụng khu nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho công nhân.

Dù được đánh giá là mang tính đột phá, thiết thực, lược bỏ tương đối các thủ tục hành chính rườm rà, Tuy nhiên, việc thực hiện, triển khai Nghị định số 35/2022/NĐ-CP vẫn có nhiều điểm cần được giải đáp, tháo gỡ. Một số điểm chưa thực sự phù hợp thực tế khách quan, dễ dẫn tới tình trạng thực hiện tùy tiện, gây lúng túng cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai và thực hiện dự án.

Cũng nhân sự kiện này, Ban tổ chức sẽ trao Chứng nhận cho các Khu công nghiệp tiêu biểu năm 2022. Đây là sự kiện thường niên do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức nhằm động viên, khuyến khích các chủ đầu tư Khu công nghiệp đã tạo nên những khu công nghiệp xanh, sạch, đáp ứng đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Để có được kết quả bình chọn khách quan, chính xác, trước đó Ban tổ chức đã thành lập Hội đồng bình chọn và thẩm định bao gồm các chuyên gia uy tín trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, quy hoạch kiến trúc, môi trường, xây dựng, bất động sản… Trong tổng số hàng trăm khu công nghiệp trên cả nước, Ban tổ chức đã chọn ra 12 khu công nghiệp tiêu biểu năm 2022, 4 khu công nghiệp đạt những tiêu chí vượt trội là: Khu công nghiệp thân thiện với môi trường; Khu công nghiệp có hạ tầng an sinh tiêu biểu; Khu công có hạ tầng công nghiệp và Logistics đồng bộ.

Kiến Tài

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 1: Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ

    (Xây dựng) – Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Trong đó, 3 cụm động lực phát triển kinh tế là Hà Nội - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh sẽ gắn với phát triển vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ.

  • Phê duyệt duy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.

  • Thái Bình: Cần đẩy nhanh triển khai xây dựng dự án Nhà máy nhiệt điện LNG

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình nằm trong Quy hoạch Trung tâm Điện - Khí LNG xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Dự án do Tập đoàn Tokyo gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư, với quy mô công suất 1.500MW. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD, sử dụng công nghệ sản xuất điện bằng tuabin khí, chu trình hỗn hợp hiện đại và có hiệu suất cao, nhiên liệu sử dụng chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu.

  • Lào Cai: Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Thông báo số 108/TB-VPUBND về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

  • Phấn đấu đến năm 2030 vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển xanh

    (Xây dựng) - Ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 369/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Đột phá, tiên phong và liên kết

    Trả lời phỏng vấn của Báo Điện tử Chính phủ về quy hoạch vùng Đông Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung quy hoạch lần này của vùng tập trung vào 3 yếu tố: Đột phá, tiên phong và liên kết. Quy hoạch là cơ sở quan trọng để tháo gỡ các điểm nghẽn và các nút thắt, khơi thông nguồn lực giúp vùng Đông Nam Bộ giải phóng nguồn lực, phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load