Thứ sáu 27/12/2024 10:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ngành da giày: Giải pháp nào đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống?

16:33 | 31/10/2024

(Xây dựng) - Da giày nằm trong top những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việc xây dựng Hệ sinh thái tận dụng các FTA trong ngành da giày sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, đồng thời tiếp cận, khai thác các thị trường nhập khẩu lớn trong khuôn khổ các hiệp định FTA thế hệ mới.

Ngành da giày: Giải pháp nào đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống?
Những năm qua, ngành da giày luôn nằm trong top những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)

Và đưa đất nước trở thành một trong những quốc gia có chỗ đứng tương đối vững chắc trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm da giày trên thế giới.

Trong các địa phương có ngành da giày phát triển trên cả nước, Hải Phòng đóng vai trò tiên phong, dẫn đầu trong ngành da giày tại miền Bắc.

Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, trong lĩnh vực da giày”.

Việc tổ chức Tọa đàm nhằm giới thiệu về Hệ sinh thái tận dụng các FTA trong lĩnh vực da giày, tiếp thu ý kiến và giải đáp thắc mắc của các chủ thể liên quan sẽ tham gia Hệ sinh thái. Hoạt động này giúp Bộ Công Thương, Cơ quan soạn thảo có thêm cơ sở thực tiễn để triển khai xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tính khả thi của mô hình nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, giúp doanh nghiệp da giày tận dụng các Hiệp định FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới một cách thật sự và triệt để.

Ông Nguyễn Công Hân, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng cho biết, tăng trưởng bình quân hằng của ngành da giày Hải Phòng đạt từ 10% - 15%. Do đó, da giày là mặt hàng có nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, đồng thời tiếp tục nâng cao giá trị nhờ tiếp cận, khai thác các thị trường nhập khẩu lớn trong các khuôn khổ Hiệp định FTA thế hệ mới với nhiều tiêu chuẩn nhập khẩu cao hơn.

Với việc Việt Nam đã thực thi 16 FTA đến thời điểm hiện tại, trong đó có 3 FTA thế hệ mới là Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA, đây là cơ hội rất lớn để đưa các sản phẩm da giày xuất khẩu tiếp cận tới các đối tác thương mại lớn do tác động từ cam kết ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu và nhu cầu từ các thị trường này, từ đó giúp doanh nghiệp da giày tại Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung có thể nâng cao giá trị, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương ông Lê Linh khẳng định, từ thời điểm các Hiệp định FTA thế hệ mới có hiệu lực, ghi nhận tăng trưởng lớn. Các đối tác thương mại thuộc 03 hiệp định FTA thế hệ mới đều là các đối tác nhập khẩu sản phẩm da giày lớn của Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin ấn tượng liên quan đến số liệu xuất khẩu ngành da giày được cung cấp tại Tọa đàm, các đại biểu đến từ Bộ Công Thương, Sở Công Thương thành phố Hải Phòng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Phòng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, Viện Tony Blair vì sự phát triển đến các doanh nghiệp sản xuất da giày trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều có chung đánh giá ngành da giày cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng đang phải đối mặt với một số thách thức lớn.

Cụ thể, các bên chia sẻ từ nhiều góc độ khác nhau nhưng có một số điểm chung như: (i) khó tự chủ trong tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu, bị phụ thuộc hoặc bị chỉ định bởi đối tác nhập khẩu; (ii) thiếu thông tin và quy định nước ngoài trong đó có các yếu tố liên quan đến tận dụng các Hiệp định FTA; (iii) khó tiếp cận vốn, tín dụng; (iv) thiếu nguồn tư vấn, hỗ trợ đáng tin cậy; và (v) khó khăn trong xây dựng thương hiệu.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương trình bày về Hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành da giày.

Những khó khăn, tồn tại nêu trên đã được Bộ Công Thương nhìn ra và nhận định phần lớn do sự yếu, thiếu và chưa có nhất quán trong việc thực thi các Hiệp định FTA. Do đó, Bộ Công Thương đã nghiên cứu mô hình Hệ sinh thái tận dụng các hiệp định FTA đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Tại Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương đã giới thiệu về Đề án Hệ sinh thái tận dụng các FTA trong lĩnh vực da giày, bao gồm: Mục tiêu, cách thức kết nối, vai trò, lợi ích của các bên tham gia, cách thức hoạt động để hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng các FTA, tiêu chí tham gia, những khó khăn khi xây dựng Hệ sinh thái, lộ trình và các bước thực hiện xây dựng Hệ sinh thái trong thời gian tới.

Hoàng Hồng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ngoại giao kinh tế là then chốt cho động lực tăng trưởng

    (Xây dựng) - Trong gần 60 hoạt động đối ngoại của lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước trong năm 2024, nội dung kinh tế đã trở thành trọng tâm, mang lại các kết quả cụ thể, thực chất. Nổi bật là các chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ tới Ấn Độ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, UAE, Qatar, Saudi Arabia, Hungary, Romania, Dominica; thăm làm việc tại Trung Quốc, Nga... Hơn 170 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết nhân dịp các hoạt động cấp cao.

  • Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm đứng Top đầu về công tác đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) - Ngày 26/12, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán thu - chi ngân sách, tổng biên chế hành chính, sự nghiệp và phát động thi đua năm 2025.

  • Quảng Nam: Yêu cầu thi công “3 ca, 4 kíp” để giải ngân vốn đầu tư công ở mức cao nhất

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng tại cuộc họp nghe các chủ đầu tư, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh báo cáo tiến độ thực hiện và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan.

  • Quyết liệt gỡ khó cho dự án, đất đai để khơi thông nguồn lực, tránh thất thoát lãng phí

    Chiều 26/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

    (Xây dựng) - Ngày 26/12, Thành phố Hạ Long phối hợp với Viện Kinh tế, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

  • Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường cần tập trung tháo gỡ khó khăn tăng tỷ lệ giải ngân vốn năm 2024

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Khắc Hiếu cùng Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công tỉnh khi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Vĩnh Tường.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load