Thứ ba 09/07/2024 00:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Những kỳ vọng mới trong năm 2024

15:49 | 05/07/2024

(Xây dựng) - Triển lãm quốc tế lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam - VIMEXPO 2024 với mục tiêu “Kết nối để phát triển” do Bộ Công Thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp - Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương chủ trì sẽ chính thức trở lại từ ngày 17 đến 19/10/2024 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hanoi.

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Những kỳ vọng mới trong năm 2024
Triển lãm VIMEXPO 2024 với mục tiêu “Kết nối để phát triển” tiếp tục khẳng định vai trò là sự kiện uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam mạnh mẽ như hiện nay. Trước làn sóng dịch chuyển đầu tư sản xuất mạnh mẽ và đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang tiếp tục được chọn lựa là một trong những điểm đến ưu tiên để đầu tư và tìm nhà cung cấp của nhiều nhà sản xuất nước ngoài. Đây là cơ hội lớn cho các nhà cung cấp, doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam. Bên cạnh nỗ lực cải tiến sản xuất và tăng năng lực, để tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước cần chủ động kết nối, hợp tác với nhau để phát triển chuỗi cung ứng cạnh tranh. Bởi các nhà sản xuất đầu cuối đang có xu hướng yêu cầu nhà cung ứng trong nước hoàn thiện cả chuỗi linh kiện đa chi tiết thay vì chỉ dừng lại ở những linh kiện riêng lẻ như trước đây.

Ngày 17/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 71/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2017 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Theo đó, từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thực hiện kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Từ đây, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý mới, công nghệ mới, xây dựng tiêu chuẩn, qui chuẩn kiểm soát chất lượng, đào tạo nguồn nhân lực,…

Ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Những kỳ vọng mới trong năm 2024
Triển lãm VIMEXPO là sự kiện chuyên ngành duy nhất của Việt Nam thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, do Bộ Công Thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp - Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương chủ trì.

Tiếp nối thành công từ các kỳ triển lãm trước, Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo - VIMEXPO 2024 sẽ chính thức trở lại từ ngày 17 đến 19/10/2024 tại Trung tâm Triển làm quốc tế I.C.E Hà Nội. Triển lãm VIMEXPO 2024 với mục tiêu “Kết nối để phát triển”, qua 4 lần tổ chức đã được các doanh nghiệp đánh giá và khẳng định là chương trình quan trọng nhằm nâng cao hình ảnh, là cầu nối cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo trong và ngoài nước gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm, mở rộng quan hệ hợp tác, tiếp cận với những phương tiện kỹ thuật cao, những thành tựu công nghiệp hỗ trợ tiên tiến hàng đầu thế giới để nâng cao năng lực sản xuất mở rộng thị trường. Từ đó, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trở thành nhà cung cấp, góp phần thúc đẩy quá trình đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

VIMEXPO 2024 với 7.000 m2 diện tích trưng bày, kỳ vọng nhận được sự tham gia của gần 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế thuộc các lĩnh vực: Ngành sản xuất lắp ráp Ô tô; ngành Công nghiệp, công nghệ cao; Ngành điện tử; Ngành cơ khí chế tạo và các lĩnh vực liên quan.

Trong 3 ngày mở cửa, triển lãm dự kiến thu hút khoảng 15.000 khách đến tham quan và làm việc trực tiếp.

Lan Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Phước: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 224/KH-UBND về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn năm 2024. Đây là một trong những hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.

  • Đà Nẵng: Giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí liên quan đến ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Bộ Tài chính kể từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024, Đà Nẵng sẽ áp dụng mức thu một số khoản phí, lệ phí thuộc lĩnh vực xây dựng được giảm.

  • Đà Nẵng: Tăng cường công tác quản lý thuế, chống thất thu, thu hồi nợ đọng

    (Xây dựng) - Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành thu ngân sách trong đó việc tăng cường công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách Nhà nước (NSNN) là một trong những chỉ đạo quyết liệt của chính quyền Đà Nẵng từ đầu năm đến nay.

  • Bộ Công Thương triển khai Nghị định của Chính phủ về cơ chế DPPA

    (Xây dựng) – Vừa qua, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 03/7/2024 của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (Cơ chế DPPA) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

  • Minh bạch thị trường với hệ thống cơ sở dữ liệu xăng dầu

    (Xây dựng) – Thời gian qua, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận và hỗ trợ điều tiết cung cầu xăng dầu trên cả nước, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) đã vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu xăng dầu góp phần đảm bảo thị trường xăng dầu ổn định, minh bạch hơn.

  • Thái Bình thu hút hơn 7,7 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư

    (Xây dựng) – Đây là số liệu được ghi nhận tại cuộc họp thảo luận, đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; số liệu cao gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load