Thứ bảy 07/12/2024 06:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô

10:19 | 12/11/2024

(Xây dựng) - Thành phố Hà Nội đã đặt ra mục tiêu thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố năm 2025, trong đó 10-15 sản phẩm được công nhận lần đầu. Phấn đấu 100% các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố. Đây cũng là giải pháp để các doanh nghiệp sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác, đẩy mạnh liên kết để tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp chủ lực của Thủ đô
Kế hoạch của UBND Thành phố cũng phấn đấu 100% các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của thành phố. (Ảnh minh họa)

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội năm 2025.

Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) đề ra trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu và đóng góp giá trị gia tăng cao vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, tác động lan tỏa cao đến các ngành sản xuất và kinh tế khác, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội với doanh nghiệp của các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.

Theo đó, Thành phố đặt ra mục tiêu thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận SPCNCL Thành phố năm 2025, trong đó 10-15 sản phẩm được công nhận lần đầu. Phấn đấu 100% các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.

Nội dung thực hiện theo Kế hoạch cụ thể: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội: Cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng, hải quan, thuế, đầu tư. Tập trung triển khai, đôn đốc tiến độ thành lập, xây dựng mới và hoàn thiện đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, các quỹ của Trung ương và Thành phố.

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phát triển khoa học công nghệ: Kết nối với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước, các nhà khoa học; Thông tin, liên kết mời các nhà sản xuất công nghệ, thiết bị của các nước có nền công nghiệp phát triển vào Việt Nam gặp gỡ, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội.

Phát triển nguồn nhân lực: Tổ chức hoạt động kết nối doanh nghiệp sản xuất SPCNCL với các cơ sở đào tạo uy tín trên địa bàn Thành phố; Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho lãnh đạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL. Xét chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Thành phố: Tổ chức hội chợ SPCNCL với qui mô khoảng 200 -250 gian hàng, các khu trưng bày chung của Ban tổ chức, thu hút 500-700 khách quốc tế; Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư; Tổ chức các hoạt động kết nối, hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL với nhau và với các doanh nghiệp khác của Thành phố và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Xây dựng Đề án phát triển SPCNCL Thành phố Hà Nội giai đoạn 2026 – 2030, có xét đến năm 2045.

Anh Thư

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Khánh Hòa: Cận cảnh gói thầu trên 71 tỷ đồng, giá trúng thầu tiết kiệm ngân sách 583 nghìn đồng

    (Xây dựng) – Cuối năm 2023, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Khánh Anh đã tham gia đấu thầu và trúng gói thầu làm đê kè chống xói lở ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa có giá trị trên 71 tỷ đồng, giá trúng thầu tiết kiệm ngân sách Nhà nước 583 nghìn đồng.

    14:59 | 06/12/2024
  • Quảng Nam: Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến 8.311 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Nam dự kiến tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến 8.311,947 tỷ đồng, bằng 120% so với kế hoạch đầu năm 2024. Tỉnh cũng đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt 95% kế hoạch Thủ tướng giao, để thực hiện được địa phương cho hay sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

    14:55 | 06/12/2024
  • Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Năm 2024, Quảng Ngãi thực hiện đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội so với kế hoạch đề ra trong bối cảnh diễn biến trong tỉnh, trong nước, trong khu vực và trên thế giới có nhiều khó khăn, bất lợi và biến động khó lường.

    14:46 | 06/12/2024
  • Cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng qua

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế 11 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.

    14:43 | 06/12/2024
  • Quảng Nam: Công ty TNHH An Phú AGRI được chấp thuận chủ trương đầu tư mỏ đất sét 5,64ha

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 2912 chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Công ty TNHH An Phú AGRI tại dự án khai thác đất sét và đá sét bột kết bán phong hóa làm vật liệu xây dựng thông thường tại điểm mỏ NG-BS11, thôn Thạnh Mỹ 3, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang.

    12:23 | 06/12/2024
  • Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025

    (Xây dựng) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 160/2024/QH15 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.

    12:18 | 06/12/2024
  • Khánh thành Nhà máy công nghệ cao sản xuất tre và gỗ biến tính Bamboo King Vina

    (Xây dựng) – Ngày 5/12, tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, Công ty CP Bamboo King Vina tổ chức lễ khánh thành Nhà máy công nghệ cao sản xuất tre và gỗ biến tính sau gần 3 năm xây dựng. Nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo thêm cho tỉnh Thanh Hoá, cho ngành Nông nghiệp, Công nghiệp các sản phẩm mới, góp phần hiện thực hóa chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

    12:08 | 06/12/2024
  • Hà Tĩnh: Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy sản xuất ôtô điện Vingroup

    (Xây dựng) - Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh vừa ký Quyết định số 255/QĐ-KKT ngày 4/12/2024 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sản xuất ôtô điện do Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng VINES Hà Tĩnh (thuộc Tập đoàn Vingroup) thực hiện.

    10:22 | 06/12/2024
  • Phấn đấu GDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4.900 USD

    Đây là 1 trong 15 chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội.

    09:52 | 06/12/2024
  • Quảng Ngãi quan tâm, gỡ khó cho dự án Nhà máy bột giấy lớn nhất nước

    (Xây dựng) – Đã triển khai đạt 85% khối lượng, nhưng dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng – lớn nhất nước tại Khu Kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) đang gặp khó trong việc thi công đường ống xả thải do chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã đi kiểm tra hiện trường, nắm bắt tình hình triển khai dự án và yêu cầu các sở, ngành và địa phương khẩn trương đưa ra giải pháp hỗ trợ.

    08:09 | 06/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load