Thứ hai 09/09/2024 18:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Nam Định: Ban hành kế hoạch triển khai Đại hội Đảng bộ các cấp

10:35 | 16/08/2024

(Xây dựng) – Theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định yêu cầu thời gian tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng viên hoặc Đại hội Đại biểu cấp cơ sở không quá 2 ngày, bắt đầu từ tháng 4/2025, hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Nam Định: Ban hành kế hoạch triển khai Đại hội Đảng bộ các cấp
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định ban hành kế hoạch triển khai Đại hội Đảng bộ các cấp.

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, ngày 5/8/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định đã ban hành Kế hoạch số 157-KH/TU để triển khai, thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức Đảng tập trung quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng các cấp theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, yêu cầu, nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy và của cấp ủy cấp trên trực tiếp về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Nâng cao chất lượng văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp; tập trung lãnh đạo tổ chức thảo luận kỹ lưỡng, sâu sắc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, định hướng lớn nêu tại dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và Đại hội Đảng bộ cấp trên; dự báo được tình hình, xác định rõ thế mạnh, định hướng, trọng tâm phát triển gắn với chiến lược quy hoạch, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh, của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Báo cáo chính trị phải đánh giá trung thực, khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đồng thời, xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới sát với tình hình thực tế và có tính khoa học, khả thi cao.

Công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp ủy các cấp và đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu theo quy định. Bảo đảm sự kế thừa, đổi mới và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; đề cao, coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý, tăng cường ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực quan trọng, trọng yếu.

Cấp ủy khóa mới phải tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín; thật sự là trung tâm đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn, tư duy đổi mới, gắn bó mật thiết với nhân dân; có năng lực lãnh đạo, cầm quyền, có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng.

Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, chặt chẽ, dân chủ, khoa học, khách quan, công tâm, minh bạch, trách nhiệm giải trình; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao; gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch, chuẩn bị nhân sự lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhiệm kỳ tới.

Chú trọng phát hiện, lựa chọn, giới thiệu những cán bộ tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, đã kinh qua thực tiễn, có thành tích, kết quả, sản phẩm công tác và quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ...

Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ cấp trên phải là những đồng chí có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực công tác, đại diện cho trí tuệ của Đảng bộ để tham gia, đóng góp vào các nội dung của Đại hội.

Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành Đại hội phải thường xuyên làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao; coi trọng, tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,... của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước...

Theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định yêu cầu thời gian tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng viên hoặc Đại hội Đại biểu cấp cơ sở không quá 2 ngày, bắt đầu từ tháng 4/2025, hoàn thành trước ngày 30/6/2025.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ cấp huyện và tương đương không quá 3 ngày, hoàn thành trước ngày 31/8/2025.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định chọn Đảng bộ huyện Nam Trực để chỉ đạo Đại hội điểm cấp huyện vào đầu quý II/2025 và chọn Đảng bộ huyện Trực Ninh thực hiện thí điểm chủ trương Đại hội trực tiếp bầu Bí thư cấp ủy trong số các đồng chí vừa trúng cử vào Ban Chấp hành Đảng bộ.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh không quá 4 ngày, hoàn thành trước ngày 31/10/2025.

Văn Đạt

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cao Bằng: Nhiều địa phương ngập lụt sau bão số 3

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mực nước trên các sông, suối, ao, hồ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt. Trong đêm 8/9, nhiều nhà dân và tuyến phố ở các khu vực thấp tại thành phố Cao Bằng cũng bị ngập.

  • Hưng Hà (Thái Bình): Giải cứu chuối giúp bà con nông dân

    (Xây dựng) – Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão YAGI) đã làm hơn 380ha chuối tiêu hồng, chuối tây ở xã Hồng An và xã Tiến Đức của huyện Hưng Hà bị gãy đổ, ước tính thiệt hại gần 1 triệu buồng chuối chuẩn bị thu hoạch. Để giúp bà con nông dân khắc phục hậu quả do bão gây ra, huyện Hưng Hà đang kêu gọi giải cứu giúp bà con nông dân, giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

  • Hà Nội: Tập trung cao độ khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 14h ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và một số phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

  • Lục Ngạn (Bắc Giang): Nhiều tuyến đường, khu dân cư ngập sâu trong nước lũ

    (Xây dựng) – Mưa lớn kéo dài sau khi bão số 3 đi qua đã khiến cho mực nước các sông, suối lên nhanh gây ngập úng nhiều tuyến đường, khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

  • Cầu Phong Châu (Phú Thọ): Từng được cảnh báo xuống cấp, đã có kiến nghị thay thế mới

    (Xây dựng) – Khoảng 10 giờ sáng 9/9, cầu Phong Châu nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông (Phú Thọ) bất ngờ đổ sập, trên cầu đang có nhiều người và phương tiện lưu thông. Trước đó, cây cầu này đã nhiều lần được cảnh báo về tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người dân.

  • Thanh Hóa: Nhiều tuyến đường bị hư hỏng kết cấu hạ tầng sau cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to đã gây sạt lở taluy dương, taluy âm, mặt đường, cầu, cống… làm hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load