Thứ hai 30/12/2024 23:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Mất 150 ngàn ngày, tốn 10 tỷ vì thủ tục

21:35 | 02/07/2016

Việc xác nhận khai báo hóa chất đã làm cho các DN tốn 50.000-150.000 ngày làm việc/năm và khoản chi phí 10 tỷ đồng. Theo Bộ KH-ĐT, doanh nghiệp vẫn đang khổ sở, tốn thời gian và chi phí cho đủ loại giấy phép.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP năm 2016 cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng 2020.


(Ảnh minh họa)

Tại báo cáo này, Bộ KH-ĐT đã dẫn một loạt các quy định, giấy phép khiến DN tốn thời gian và chi phí.

Chẳng hạn, với yêu cầu DN phải “Xác nhận khai báo hóa chất” của Bộ Công Thương, Bộ KH-ĐT cho rằng quy định này là trái với Luật Hoá chất 2007 vì luật chỉ quy định DN phải khai báo, Bộ Công Thương quy định biểu mẫu khai báo, không có quy định yêu cầu phải có xác nhận khai báo đó của DN.

Dẫn một khảo sát năm 2015 của Dự án GIG (USAID), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay mỗi năm Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) cấp khoảng trên 50.000 Giấy xác nhận khai báo hóa chất, mất thời gian 1-3 ngày/lô hàng. Như vậy, việc xác nhận khai báo hóa chất theo quy định hiện hành đã làm cho DN tốn mất 50.000 đến 150.000 ngày làm việc/năm và khoản chi phí chính thức là khoảng 10 tỷ đồng.

Tiếp tục nhắc đến quy định về kiểm tra formaldehyt đối với sản phẩm dệt may theo Thông tư 37/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, ý kiến của Hiệp hội dệt may và một số DN nói thông tư này “chưa thực sự tạo thuận lợi, mà trái lại còn gây khó khăn, làm tăng thêm chi phí cho DN”.

Ví dụ trong tháng 3 và tháng 4/2016, có DN dệt may nhập khẩu 96 hàng mẫu, với trọng lượng và giá trị là rất nhỏ. Có hàng mẫu (vải) chỉ 5-10m với giá trị chỉ khoảng 100.000 - 200.000 đồng, nhưng phí kiểm tra formaldehyt mà DN phải trả là 2 triệu đồng, cao gấp 10-20 lẩn giá trị hàng mẫu.

“7 năm qua, DN phải trả hàng trăm tỉ đồng chi phí cho việc kiểm tra formaldehyt, thời gian thông quan hàng hoá bị kéo dài”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.

Thủ tục kiểm dịch bông nhập khẩu của Bộ NN-PTNT cũng bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho là đang gây khó khăn cho các DN. Với mức chi phí kiểm dịch là 1 triệu đồng/container thì tổng chi phí kiểm dịch thực vật lên đến 17-18 tỷ đồng/năm.

Thủ tục cấp phép xây dựng của nước ta không có sự cải thiện, và thời gian cấp phép xây dựng kéo dài thêm 52 ngày, tăng lên 166 ngày, kéo dài nhất trong các thành viên ASEAN.

Nhận xét chung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng gần 3 năm thực thi, Nghị quyết 19 đã đạt được một số kết quả về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy vậy, vẫn còn khoảng cách khá xa giữa Nghị quyết và thực thi Nghị quyết. Trên thực tế vẫn còn nhiều rào cản, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhất là những quy định về điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành.

Dù vậy, DN đang ngày càng tin tưởng và kỳ vọng nhiều vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và của nền kinh tế.

“Đồng thời, DN cũng mong muốn Văn phòng Chính phủ sớm mở diễn đàn tiếp nhận ý kiến DN để họ có cơ hội đóng góp các ý kiến phản biện chính sách cũng như phản ánh các vấn đề vướng mắc, khó khăn của DN”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

Theo Lương Bằng/Vietnamnet.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Giang: Công bố điều chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) – Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản, về việc công bố điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Đà Nẵng: Sẽ thay đổi giá nước sạch từ ngày 01/01/2025

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Đà Nẵng sẽ điều chỉnh tăng giá nước sạch nhằm bù đắp chi phí cho công tác vận hành và duy trì hoạt động cấp nước.

  • Quản lý vận hành hiệu quả dự án xanh: Từ thiết kế đến sử dụng năng lượng

    (Xây dựng) - Để được công nhận là công trình xanh, ngoài đáp ứng các tiêu chí bền vững về xây dựng thiết kế, vật liệu thi công, các dự án cần phải đáp ứng hiệu suất môi trường, vận hành tiết kiệm năng lượng. Việc quản lý vận hành dự án xanh cũng cần tập trung một cách toàn diện vào nhiều yếu tố từ khâu thiết kế, xây dựng hướng tới hiệu quả sử dụng tối đa nguồn năng lượng điện, nước, chất lượng không khí, các phương pháp quản lý tối ưu.

  • Hà Tĩnh: Tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng vượt 306% so với kế hoạch

    (Xây dựng) - Năm 2024, ngành Xây dựng Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, điều hành của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ bám sát các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của tỉnh, vận dụng vào từng nhiệm vụ cụ thể với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Sở và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chức nên đã đạt được những kết quả quan trọng.

  • Thị xã Việt Yên: Vươn tầm trước kỷ nguyên vươn mình

    (Xây dựng) – Xác định là điểm đến hạnh phúc của người dân và doanh nghiệp, thị xã Việt Yên đặt mục tiêu lên thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2027. Đứng trước kỷ nguyên vươn mình, thị xã Việt Yên mang sứ mệnh là địa bàn kinh tế trọng điểm không ngừng nỗ lực, phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Giang. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đại Lượng, Chủ tịch UBND thị xã Việt Yên về những mục tiêu quan trọng này.

  • Bổ sung, cập nhật Danh mục các loại hình nguồn điện, lưới điện vận hành giai đoạn tới năm 2030

    (Xây dựng) - Ngày 28/12, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load