Thứ tư 05/02/2025 14:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với nhiều điểm mới quan trọng

19:04 | 27/12/2024

(Xây dựng) – Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2024 với tỷ lệ tán thành cao (94,99%). Luật sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2025 với nhiều điểm mới.

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với nhiều điểm mới quan trọng
Luật QHĐT&NT 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8. (Ảnh: T/L)

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn (QHĐT&NT) được soạn thảo bám sát, cụ thể hóa 03 chính sách lớn là: Hoàn thiện các quy định về hệ thống QHĐT&NT; Hoàn thiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh QHĐT&NT; Hoàn thiện các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của QHĐT&NT, quyền được tiếp cận, cung cấp thông tin về QHĐT&NT.

Theo Bộ Xây dựng, Luật QHĐT&NT gồm 5 Chương và 59 Điều với nhiều điểm mới trọng tâm. Thứ nhất, Luật hệ thống hóa, quy định rõ hệ thống QHĐT&NT về loại, cấp độ quy hoạch (gồm 05 loại và 03 cấp độ quy hoạch và các trường hợp phải lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết); giản lược tối đa các trường hợp lập quy hoạch và cấp độ quy hoạch phải lập; không lập quy hoạch chung (QHC) đối với các đô thị loại I và đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại I thuộc thành phố (TP) thuộc TP trực thuộc Trung ương (các đô thị có thẩm quyền phê duyệt QHC thuộc Thủ tướng Chính phủ).

Đồng thời, Luật quy định lập QHC huyện đối với tất cả các huyện hiện có (bỏ QHC xây dựng vùng liên huyện và vùng huyện). Không phải lập QHC xã trừ một số trường hợp đặc biệt nhất định. Không yêu cầu lập riêng cấp độ quy hoạch phân khu (QHPK) đối với các đô thị loại III, IV, V để giảm việc lập cấp độ QHPK đối với các loại đô thị này, góp phần giảm thời gian, chi phí cho công tác quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng. Không yêu cầu lập QHC khu chức năng không phải là khu kinh tế, khu du lịch quốc gia. Quy định rõ lập ngay quy hoạch chi tiết đối với một số trường hợp mà không phải chờ lập QHPK, QHC.

Thứ hai, Luật bổ sung yêu cầu, nguyên tắc về tính thống nhất, phù hợp giữa các loại, cấp độ quy hoạch, trong hoạt động QHĐT&NT: bổ sung quy định về việc lập đồng thời các QHC; bổ sung quy định về nguyên tắc xử lý trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các QHĐT&NT khi xem xét sự phù hợp của dự án với QHĐT&NT…

Thứ ba, Luật đơn giản hóa trình tự, thủ tục trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, bảo đảm minh bạch, khả thi, thuận lợi, yêu cầu về thực hiện dân chủ ở cơ sở: không yêu cầu lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với nhiệm vụ quy hoạch; quy định rõ thời gian tối thiểu và thời gian tối đa lấy ý kiến cộng đồng; trách nhiệm tiếp thu, giải trình, công bố công khai, minh bạch; không yêu cầu phải thông qua Hội đồng nhân dân các cấp đối với quy hoạch chung thành phố, thị xã, khu kinh tế, khu du lịch quốc gia trước khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, Luật tăng cường phân cấp, phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh QHĐT&NT; việc phân cấp đảm bảo kế thừa, ổn định hệ thống pháp luật: phân cấp trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cho UBND cấp tỉnh; quy hoạch khu chức năng cho UBND các cấp, Đại học Quốc gia, Ban Quản lý khu công nghiệp…; phân cấp việc lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý về quy hoạch trước khi phê duyệt và điều chỉnh tính chất của việc lấy ý kiến (không lấy ý kiến thống nhất); phân cấp điều chỉnh cục bộ quy hoạch; phân cấp cho UBND cấp tỉnh trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới; điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, khu chức năng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ...

Thứ năm, Luật bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện, yêu cầu đối với việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch nhưng không làm thay đổi phạm vi, ranh giới, quy mô, tính chất, chức năng của khu vực điều chỉnh, không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan... Phân biệt giữa “rà soát định kỳ” và “rà soát khi xuất hiện nhu cầu điều chỉnh QHĐT&NT trên cơ sở các điều kiện điều chỉnh” quy định tại Luật; cơ bản phải thực hiện rà soát trước khi thực hiện điều chỉnh QHĐT&NT.

Thứ sáu, thực hiện chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, nội dung Luật đã bảo đảm những vấn đề mang tính nguyên tắc trong công tác QHĐT&NT được quy định tại Luật, bảo đảm tính ổn định và giá trị lâu dài của Luật, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt trong điều hành, nhất là những vấn đề mới, đang trong quá trình vận động, thực tiễn biến động thường xuyên: giao Chính phủ quy định những vấn đề cụ thể; chỉ quy định 01 Điều chung về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về QHĐT&NT…

Thứ bảy, bổ sung quy định rõ về nguồn kinh phí cho công tác quy hoạch, bảo đảm nguồn lực thực hiện quy hoạch; bổ sung quy định làm rõ điều kiện năng lực và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; bổ sung các điều quy định về hợp tác quốc tế…

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ một số ô đất trường học trong dự án khu nhà ở Thạch Bàn

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 03/02/2025 về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ các ô đất trường học ký hiệu TH, THCS, THPT trong Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cải tạo chỉnh trang và xây dựng mới khu nhà ở tại phường Thạch Bàn.

  • Hà Nội: Phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Trung tâm phân phối miền Bắc, lưu trữ và giao nhận hàng hóa

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 03/02/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm phân phối miền Bắc, lưu trữ và giao nhận hàng hóa.

  • Sơn Động (Bắc Giang): Triển khai công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị

    (Xây dựng) - Nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị bền vững, huyện Sơn Động (Bắc Giang) phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành lập điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn An Châu; 100% các đô thị có quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các đô thị đạt khoảng 45 - 50%.

  • An Giang: Đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung các đô thị

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Ngô Công Thức vừa ký ban hành Văn bản số 71/UBND-KTN về việc xin ý kiến đối với việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung các đô thị đã được công nhận là thị trấn mở rộng, gửi Bộ Xây dựng. Theo Văn bản này, UBND tỉnh An Giang xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Xây dựng đối với việc thực hiện điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung các đô thị theo phạm vi phân loại đô thị được công nhận hay theo địa giới đơn vị hành chính thị trấn hiện hữu đã được thành lập.

  • Kiến tạo thủ đô “văn hiến – văn minh – hiện đại”

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Hà Nội là một trong những cơ quan chuyên môn của Thành phố với khối lượng công việc lớn, địa bàn quản lý rộng, liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội và nhu cầu an sinh xã hội của người dân, nhưng công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở luôn đoàn kết, quyết tâm hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào công cuộc kiến tạo Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

  • Kiến trúc càng phát triển càng đòi hỏi bồi dưỡng tri thức

    (Xây dựng) - Từ chiếc nôi của Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, đến nay, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) trong từng giai đoạn đều gắn với những dấu mốc quan trọng, nhu cầu và định hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng của đất nước, ngành Xây dựng. Trước thềm năm mới 2025, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, TS.KTS Hồ Chí Quang đã chia sẻ về vai trò, định hướng phát triển của Viện trong công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ quản lý nhà nước, ngành Xây dựng.

Xem thêm
  • VIUP năm 2024: Tiến bước mạnh mẽ trong quy hoạch đô thị - nông thôn

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) khép lại năm 2024 với bước phát triển mới trong lĩnh vực quy hoạch và nghiên cứu khoa học. Năm 2024 chứng kiến sự kiện quan trọng khi Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam chính thức sáp nhập vào VIUP. Viện nhanh chóng ổn định tổ chức và duy trì đà tăng trưởng, tạo tiền đề vững chắc cho các hoạt động chuyên môn, khẳng định vai trò đơn vị đầu ngành trong công tác quy hoạch.

    09:00 | 31/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Quy hoạch và quản lý quy hoạch góp phần đưa huyện Bình Xuyên phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Xác định công tác quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị phải đi trước một bước, huyện Bình Xuyên đã và đang làm tốt công tác rà soát, đánh giá thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch; phát triển, chỉnh trang đô thị… Đây là tiền đề để huyện thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực xây dựng và phát triển đô thị tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

    21:39 | 30/01/2025
  • Đà Nẵng: Quản lý đô thị bằng công nghệ số

    (Xây dựng) - Thành phố Đà Nẵng tích cực triển khai chuyển đổi số trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, với mục tiêu xây dựng một trong những đô thị đáng sống và phát triển bền vững hàng đầu Việt Nam.

    20:00 | 29/01/2025
  • Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc

    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội. Trao đổi cùng phóng viên Báo Hànộimới, TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định, với quy chế này, Hà Nội đi đầu về việc quản lý kiến trúc trong cả nước.

    16:38 | 29/01/2025
  • Đưa Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sớm vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Luật gồm 5 Chương và 59 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

    09:00 | 29/01/2025
  • Vụ Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thiện thể chế quy hoạch - kiến trúc

    (Xây dựng) - Năm 2025, Vụ Quy hoạch – Kiến trúc tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng quy hoạch và kiến trúc tại các địa phương.

    09:00 | 29/01/2025
  • Ứng dụng VIUP-NCD 2024, giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn

    (Xây dựng) – Nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quy hoạch, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn, ứng dụng VIUP-NCD 2024”.

    17:08 | 27/01/2025
  • Quy hoạch Thủ đô: Động lực bứt phá

    (Xây dựng) - Với quy hoạch vừa được phê duyệt, Hà Nội sẽ có cơ hội vươn mình phát triển vượt bậc, trở thành một Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại và đáng sống.

    09:00 | 27/01/2025
  • Thanh Hóa: Thống nhất quy hoạch chi tiết Khu dân cư Tây Nam đường sắt cao tốc Bắc Nam

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công văn số 1271/UBND-CN về Đồ án quy hoạch chi tiết Khu dân cư Tây Nam đường sắt cao tốc Bắc Nam, xã Đông Văn và Đồ án quy hoạch chi tiết khu dân cư hai bên đường từ trung tâm thành phố Thanh Hóa đến đường Sao Vàng - Nghi Sơn.

    08:40 | 27/01/2025
  • Hoàn chỉnh cấu trúc, mô hình tổ chức không gian phát triển Thủ đô

    Trước thềm Xuân mới Ất Tỵ 2025, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã trao đổi cùng phóng viên Báo Hànộimới về Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    08:27 | 27/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load