Thứ năm 05/12/2024 14:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lựa chọn nhà thầu thi công: Cần tăng tỷ trọng kỹ thuật

10:21 | 19/04/2017

(Xây dựng) - Yếu tố kỹ thuật trong đấu thầu không được chú trọng khi lựa chọn nhà thầu thi công dẫn đến việc không loại trừ được các nhà thầu yếu kém. Các chuyên gia của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khuyến nghị, Việt Nam cần tăng tỷ trọng kỹ thuật khi đánh giá thầu, nhằm loại trừ các nhà thầu ít quan tâm đến chất lượng thi công và quản lý an toàn.

Giá thấp trúng thầu

Tại Việt Nam, Luật Đấu thầu 2013 có 6 hình thức lựa chọn nhà thầu tham dự thầu: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và tự thực hiện. Có 4 phương thức đấu thầu: Một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Các phương thức đấu thầu đều được áp dụng không chỉ cho đấu thầu thi công xây dựng mà cho các loại hình mua sắm khác. Tuy nhiên, việc lựa chọn cuối cùng chủ yếu dựa vào giá dự thầu cho dù đề xuất kỹ thuật cũng được đánh giá xem có đạt yêu cầu tối thiểu hay không.

Theo các chuyên gia JICA, trong phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ, có thể lựa chọn 1 trong 3 phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu là: Phương pháp giá thấp nhất, phương pháp giá đánh giá và phương pháp đánh giá kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Nếu lựa chọn phương pháp thứ hai và thứ ba, cho phép chủ đầu tư có thể đánh giá được đồng thời giá dự thầu và đề xuất kỹ thuật, nhưng hầu hết các chủ đầu tư tại Việt Nam không sử dụng hai phương pháp này vì không có đủ kỹ năng để đưa ra cách thức chấm điểm.

Tại Việt Nam, điểm chấm cho vấn đề kỹ thuật chỉ chiếm tỷ trọng 10 - 15% tổng điểm để lựa chọn hồ sơ dự thầu. Có nghĩa là không đánh giá nhiều, không đặt nặng vấn đề kỹ thuật khi chấm thầu, mà gần như sử dụng phương pháp giá thấp nhất, cứ qua được yêu cầu tối thiểu sẽ vào được vòng giá. Vào được vòng giá rồi thì gần như nhà thầu nào có giá thấp nhất sẽ trúng thầu.

Theo Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam (VECAS), việc lựa chọn nhà thầu tại Việt Nam cơ bản tuân thủ theo quy trình lựa chọn nhà thầu như các nước vẫn thực hiện. Tuy nhiên, để đánh giá là hiệu quả hay không và có lựa chọn được đúng nhà thầu có năng lực hay không thì tương đối khó. Để có thể loại bỏ những nhà thầu yếu kém và lựa chọn đúng nhà thầu có đủ năng lực sẽ phụ thuộc rất lớn vào năng lực của bên mời thầu (bộ phận chấm thầu). Cần chuyên nghiệp hóa công tác chấm thầu (DN cung cấp dịch vụ chấm thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu) để khắc phục trường hợp chủ đầu tư là các cơ quan quản lý địa phương, nhỏ lẻ, không chuyên nghiệp.

Coi trọng giá trị của đồng tiền

Tại Nhật Bản, do xét đến khía cạnh có sự khác biệt giữa các công việc của ngành xây dựng so với các loại hình mua sắm khác, nên năm 2001 và 2005, Nhật Bản ban hành Luật Thúc đẩy công tác đấu thầu và giao thầu công trình công và Luật Thúc đẩy đảm bảo chất lượng công trình công, để quy định về cơ chế đấu thầu công trình công. Một trong những ý tưởng quan trọng nhất của Luật Thúc đẩy đảm bảo chất lượng công trình công là ký hợp đồng với nhà thầu phải xét đến cả giá cả và chất lượng, nhấn mạnh tất cả các chủ đầu tư nên sử dụng hệ thống đánh giá tổng hợp. Phần lớn các chủ đầu tư, bao gồm cả Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và du lịch Nhật Bản (MLIT) đều sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp trong hầu hết các dự án, chiếm khoảng 80%. Phương pháp đánh giá tổng hợp chia làm ba loại: Kiểu đơn giản, áp dụng đối với công trình không cần nhiều tiến bộ kỹ thuật, Kiểu chuẩn và Kiểu đề xuất tiên tiến áp dụng đối với công trình có thể được cải thiện bằng cách đề xuất những phương pháp hoặc công nghệ mới.

Tại Singapore, điểm đáng chú ý nhất của chính sách đấu thầu là yếu tố giá trị kinh tế. Với chính sách này, các nhà thầu có giá thấp nhất không có nghĩa là trúng thầu, cơ quan chính phủ tính đến tiêu chí đảm bảo chất lượng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu. Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá lựa chọn nhà thầu với gói thầu từ 3 triệu USD trở lên là giá thầu chiếm 50 - 70%, năng suất chiếm 10% và chất lượng chiếm 40 - 20%.

Theo ông Mitsuhiro Narisawa - Phó trưởng đoàn Dự án Tăng cường năng lực trong Dự toán chi phí, Quản lý hợp đồng, Chất lượng và An toàn trong các dự án đầu tư xây dựng (CCQS) của JICA, ở Việt Nam chú trọng vấn đề hiệu quả kinh tế, gần như tập trung vào giá dự thầu, nếu như giá dự thầu tốt thì được trao thầu. Còn ở Singapore, coi trọng phần giá trị sử dụng của đồng tiền. Ở Nhật Bản, trước đây họ cũng theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế, nhưng khi thấy phương pháp này không phù hợp, Bộ MLIT đã phải ra đạo luật về đảm bảo chất lượng xây dựng, trong đó yêu cầu các phương pháp đấu thầu phải đảm bảo bài thầu có tính vượt trội cả về chất lượng và giá cả, giá trị của đồng tiền phải được sử dụng ở mức cao nhất.

Theo JICA, Việt Nam nên tăng cường đánh giá về mặt kỹ thuật khi đánh giá hồ sơ dự thầu, từ tỷ trọng 10 - 15%, hướng đến 15 - 50% tùy quy mô, tính chất gói thầu, hồ sơ đề xuất đánh giá một cách tổng hợp về chất lượng và giá cả, hợp đồng được ký kết nếu đủ nguồn lực để thi công. Đẩy mạnh sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp, quyết định khách quan và rõ ràng phương pháp lựa chọn nhà thầu với bảng lựa chọn, kết nối với việc phân cấp công trình. Đồng thời, theo dõi việc sử dụng phương pháp đấu thầu hằng năm, công bố về xu hướng lựa chọn nhà thầu của mỗi chủ đầu tư.

 

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hậu Giang: Phân công giải trình một số nội dung của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Sông Hậu 2

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu giang vừa ban hành Công văn số 1709/UBND-NCTH về việc giải trình đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sông Hậu 2, tỉnh Hậu Giang, gửi: Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang; Giám đốc Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng; Chủ tịch UBND huyện Châu Thành.

    16:16 | 05/12/2024
  • Kon Tum trải “thảm đỏ” đón nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, Kon Tum đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc về thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án thuộc các lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp công nghệ cao, dược liệu, du lịch và phát triển đô thị. Những thành tựu này là minh chứng cho chính sách trải “thảm đỏ” của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và nhà đầu tư an tâm triển khai dự án trên địa bàn.

    16:11 | 05/12/2024
  • Hòa Phát cung cấp thép để xây dựng Đại sứ quán Mỹ

    (Xây dựng) - Với quy mô đầu tư 1,2 tỷ USD, Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội được khởi công từ tháng 4/2023. Để đảm bảo các yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và mức độ an toàn từ Chính phủ Mỹ, Dự án đã lựa chọn sử dụng nhiều loại thép chất lượng cao của Tập đoàn Hòa Phát, trong đó đã cung cấp hơn 5.000 tấn thép thanh vằn mác ASTM A615/615M Grade 60 (theo tiêu chuẩn Mỹ) cơ lý tính cao.

    14:24 | 05/12/2024
  • Quảng Ngãi thu ngân sách vượt dự toán Trung ương giao

    (Xây dựng) – Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi ước đạt hơn 29.500 tỉ đồng, vượt 15,5% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.

    14:23 | 05/12/2024
  • Thế nào là dự án đầu tư công?

    (Xây dựng) - Theo quy định, để xác định dự án có phải là dự án đầu tư công hay không, cần xem xét dự án có sử dụng vốn đầu tư công hay không. Trường hợp dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công, dự án là dự án đầu tư công.

    14:08 | 05/12/2024
  • Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn thu hút đầu tư vào miền núi

    (Xây dựng) - Thời gian qua, quá trình triển khai các cụm công nghiệp tại một số huyện miền núi Thanh Hóa gặp không ít khó khăn. Tỉnh Thanh Hóa đang đề ra nhiều giải pháp gỡ khó, thu hút các dự án đầu tư lớn vào khu vực này, tạo sự đột phá trong phát triển khu vực miền núi.

    12:04 | 05/12/2024
  • Liệu tham vọng điện hạt nhân của Việt Nam có thành hiện thực?

    (Xây dựng) - Đề xuất gần đây của Chính phủ nhằm tái khởi động phát triển điện hạt nhân là một bước chuyển quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng của đất nước. Giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Richard Ramsawak phân tích vì sao.

    11:59 | 05/12/2024
  • Quỳnh Phụ (Thái Bình): Động thổ dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi gai

    (Xây dựng) - Ngày 26/11, tại Cụm công nghiệp Quý Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã diễn ra Lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi gai của Công ty TNHH Sợi Golden Eagle Việt Nam. Dự án nhà máy sản xuất sợi gai tại Cụm công nghiệp Quý Ninh là một minh chứng rõ ràng cho sự phát triển mạnh mẽ của Thái Bình trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp.

    11:15 | 05/12/2024
  • Kinh tế Hải Phòng năm thứ 10 liên tiếp tăng trưởng 2 con số

    (Xây dựng) - Năm 2024 là năm thứ 10 liên tiếp, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hải Phòng đạt mức hai con số. Thông tin này được đưa ra tại Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026, khai mạc sáng 4/12.

    11:00 | 05/12/2024
  • Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến ngày 30/6/2025

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết ngày 30/11/2024 về Kỳ họp thứ 18, Quốc hội khóa XV.

    10:55 | 05/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load