Thứ ba 10/12/2024 06:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Long An trên hành trình trở thành trung tâm kinh tế phía Nam

22:29 | 15/11/2024

(Xây dựng) - Trong định hướng phát triển, tỉnh Long An ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có sức lan tỏa lớn, liên thông, thúc đẩy kết nối giữa hai vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long…

Long An trên hành trình trở thành trung tâm kinh tế phía Nam
Khu công nghiệp Nhựt Chánh Bến Lức – Long An.

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An, cho biết, năm 2024, địa phương này tiếp tục tập trung nguồn lực phân bổ cho các dự án giao thông quan trọng, trọng điểm của tỉnh để các dự án này sớm được hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Cụ thể, năm 2024, Long An được phân bổ khoảng 2.886 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó tập trung chủ yếu vào các tuyến đường giao thông quan trọng có tính chất liên kết vùng.

Đơn cử như dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Long An đã được khởi công từ tháng 6/2023, có chiều dài 6,84km. Tuyến Vành đai 3 sau khi hoàn thành toàn tuyến sẽ có chiều dài hơn 75km, kết nối Long An với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Tuyến đường này không chỉ có ý nghĩa kết nối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn mở ra nhiều không gian mới thúc đẩy phát triển logicstic, khu công nghiệp và các khu đô thị mới.

Bên cạnh đó là dự án Đường tỉnh 823D (trục mở mới Tây Bắc kết nối Long An - Thành phố Hồ Chí Minh) với chiều dài 14,2km, điểm đầu Km 0+000 tại huyện Đức Hòa, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh, điểm cuối Km 14+274, nút giao vòng xoay Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa.

Dự án do Sở Giao thông vận tải Long An làm chủ đầu tư với tổng kinh phí trên 1.105 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.000 tỷ đồng, phần còn lại ngân sách tỉnh và nguồn vốn huy động khác. Dự án này được khởi công từ tháng 12/2021. Kế đến là tuyến Đường tỉnh 830E có tổng vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng cũng được khởi công vào tháng 3/2023 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Đặc biệt, cuối năm 2023, tỉnh Long An cũng đã tổ chức thông xe tuyến đường tránh thành phố Tân An có tổng vốn đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng.

Những năm qua, xác định rõ “hạ tầng giao thông là động lực cho phát triển”, tỉnh Long An đã và đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh. Qua đó, đã tạo ra một hệ thống giao thông trong tỉnh được thông suốt, huyết mạch, kết nối liên vùng, liên tỉnh mang tính chiến lược.

Lãnh đạo tỉnh Long An xác định, việc ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có sức lan toả lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược là nhiệm vụ trọng tâm trong quy hoạch Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, tỉnh Long An ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng có sức lan tỏa lớn, liên thông, thúc đẩy kết nối giữa hai vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, phát triển hạ tầng nội vùng gắn với hai hành lang kinh tế (hành lang đường Vành đai 3, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh và hành lang phát triển phía Nam là Đường tỉnh 827E).

Long An đặt ra mục tiêu đến năm 2025 trở thành tỉnh công nghiệp, là cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ; là đầu mối giao thương quan trọng hợp tác với Campuchia để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Những lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh gồm công nghiệp chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao tại các khu, cụm công nghiệp; năng lượng tái tạo.

Đồng thời, phát triển dịch vụ logistics thành ngành Kinh tế quan trọng của tỉnh, đưa tỉnh trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, kho bãi, kết nối các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ và thị trường Campuchia; đầu mối xuất khẩu nông sản của vùng. Trong phát triển dịch vụ logistics, tỉnh xác định tập trung phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kho bãi và ứng dụng công nghệ mới trong logistics, ưu tiên đầu tư hạ tầng logistics tại Cảng quốc tế Long An.

Bên cạnh đó, trong định hướng phát triển dịch vụ logistics, tỉnh quy hoạch hệ thống các cảng cạn và trung tâm logistics. Trong đó quy hoạch 2 cảng cạn gồm Cảng cạn Bến Lức có diện tích 10-15ha, năng lực thông qua 150.000 Teu/năm và Cảng cạn Tân Lập, huyện Thủ Thừa có diện tích 10-15ha, năng lực thông qua 150.000 Teu/năm; hình thành 10 trung tâm logistics tại các huyện: Cần Giuộc, Bến Lức, Châu Thành, Cần Đước, Đức Huệ, Tân Trụ và thị xã Kiến Tường cũng như nghiên cứu xây dựng trung tâm logistics tại huyện Đức Hòa để đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa tỉnh và các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục nâng cấp, cải tạo 5 tuyến vận tải đường thủy gồm tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Bến Lức - Đức Hòa; tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Bến Lức - Mộc Hóa; tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Tân An - Đức Hòa; tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) - Tân An - Mộc Hóa; tuyến Phước Đông - Tân Kim và 11 tuyến nhánh cũng như quy hoạch xây dựng hệ thống cảng hàng hóa, cảng chuyên dùng và cảng bến khách đồng bộ, hiện đại phục vụ tối đa cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là dịch vụ logistics.

Những năm qua, tỉnh Long An luôn là địa phương dẫn đầu trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2023, Long An đã tiếp nhận mới 112 dự án FDI với tổng vốn đầu tư cấp mới gần 600 triệu USD, chiếm 3,7% về số dự án và gần 3% về số vốn đầu tư đăng ký cấp mới của cả nước. Trong 8 tháng năm 2024, Long An tiếp tục thu hút vốn đầu tư gần bằng so với năm trước đó, khi đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 76 dự án FDI với vốn đầu tư cấp mới trên 570 triệu USD (so với cùng kỳ tăng 12 dự án và tăng 7,56 triệu USD).

Hiện tỉnh có 19.245 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký hơn 390 nghìn tỷ đồng, trong đó 2.244 dự án trong nước chiếm trên 473 nghìn tỷ đồng. Tính riêng 10 tháng đầu năm 2024, tỉnh thu hút 95 dự án FDI với vốn đăng ký hơn 640 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI lên 1.366 với vốn đăng ký trên 12,5 tỷ USD, nằm trong top 10 cả nước về thu hút FDI…

Giang Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thẩm tra, quyết toán chi phí giám sát thi công thế nào?

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Toàn (Thừa Thiên - Huế) công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (đơn vị sự nghiệp công lập). Đơn vị ông được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng, trong đó chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.

    11:25 | 09/12/2024
  • Vị trí “chiến lược” của Đồng Nai trong phát triển kinh tế, xã hội

    (Xây dựng) - Với Đề án quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lợi thế từ hạ tầng giao thông kết nối, là “cửa ngõ” của miền Đông Nam bộ, tỉnh Đồng Nai có vị “chiến lược” đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

    11:22 | 09/12/2024
  • Kinh tế tiếp tục giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – Việt Nam đang thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm trong việc nỗ lực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quan hệ ngoại giao đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn. Và đã được minh chứng bằng việc liên tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

    11:19 | 09/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Bình Xuyên đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Những năm trở lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu nhiều dự án, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

    10:24 | 09/12/2024
  • Chuẩn bị vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn

    (Xây dựng) - Ngày 11/12 tới đây, Viettel Post dự kiến sẽ bắt đầu vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn dựa trên hạ tầng rộng 144ha thuê từ Công ty Cổ phần Trung chuyển Lạng Sơn (nhà đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư là 3.300 tỷ đồng).

    10:20 | 09/12/2024
  • Phát huy tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội của Thủ đô Hà Nội

    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh thành phố nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội để tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025.

    10:11 | 09/12/2024
  • Hà Trung (Thanh Hóa): Phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 12/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, về phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị huyện Hà Trung, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) đã đạt kết những quả đáng khích lệ.

    08:50 | 09/12/2024
  • Quảng Ngãi nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

    20:03 | 08/12/2024
  • Quảng Ngãi khẩn trương thu hồi vốn tạm ứng quá hạn đối với dự án đầu tư công

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Công văn số 6517/UBND-KTTH chỉ đạo thực hiện thu hồi vốn tạm ứng quá hạn đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh.

    19:47 | 08/12/2024
  • Thủ tướng: Ngành điện phải có dự án, công trình mang tính xoay chuyển tình thế

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh ngành điện phải có các dự án, công trình mang tính xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái và không để thiếu điện.

    17:46 | 08/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load