Chủ nhật 26/01/2025 12:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Lễ hội Đền thờ Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia

10:11 | 24/12/2019

(Xây dựng) - Trong 3 ngày 22-23-24/12, tại xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng), quê hương Trạng Trình, UBND huyện Vĩnh Bảo đã long trọng tổ chức Lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, kỷ niệm 434 năm ngày mất và đón nhận Quyết định công nhận đền thờ Trạng Trình là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

le hoi den tho danh nhan van hoa nguyen binh khiem duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia
Nhân lễ hội kỷ niệm 434 năm ngày mất của ông, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Bảo đã long trọng đón nhận Quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trở thành 1 trong 250 di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.

Tới dự lễ hội có các đồng chí: Phạm Quang Thao - Phó Bí thư Đảng uỷ Khối cơ quan Trung ương; Nông Đức Thành - Phó Cục trưởng Cục di sản Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch; Lê Khắc Nam - Uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ Phó Chủ tịch UBND thành phố; cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành thành phố Hải Phòng, lãnh đạo huyện uỷ, UBND, HĐND và các đoàn thể huyện Vĩnh Bảo.

Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm - quan Thái phó thượng thư Bộ lại Trình quốc công thời nhà Mạc, dân gian quen gọi Trạng Trình - nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hoá dân tộc Việt Nam thế kỷ 16 đã mất cách đây 434 năm. Nhưng những tư tưởng triết học của ông đến nay vẫn nguyên giá trị.

Với người dân Vĩnh Bảo nói riêng, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Quảng Ninh... lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành lễ hội truyền thống và những nét đặc sắc riêng: Vừa mang tính thiêng liêng, tính cộng đồng, tính địa phương và tính đương đại.

Lễ hội năm nay có nhiều điểm mới hơn so với mọi năm. Các nội dung của phần lễ có nhiều nghi thức cổ được khôi phục, trong đó có lễ Rước văn đặc trưng của Lễ hội đền Trạng. Lễ Rước văn cổ được khôi phục sau nhiều năm nghiên cứu do UBND xã Lý Học tổ chức theo lệ cổ vào sáng 21/12 ngày (26/11 âm lịch). Lễ Rước văn là phần hồn của lễ hội, tiêu chí quan trọng để được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh đó, tại lễ hội năm nay, Ban Tổ chức bố trí toàn bộ hoạt động thuộc phần hội ra ngoài khuôn viên khu di tích để tránh ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm và việc dâng hương tri ân Trình Quốc công của nhân dân và du khách. Riêng về công tác bảo đảm trật tự trong lễ hội, năm nay Ban Tổ chức thực hiện một lễ hội “3 không”: Không thu phí gửi phương tiện trong dịp diễn ra lễ hội; Không hàng quán; Không rác thải. Qua đó, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với quần thể di tích, tạo ấn tượng tốt về lễ hội đặc sắc, an toàn, văn minh trên quê hương cụ Trạng.

Trạng Trình đã được “Thánh hoá” trong lòng nhân dân, lễ dâng hương tưởng nhớ Người là tín ngưỡng từ niềm tin, sự lạc quan và hy vọng của nhân dân về những điều tươi đẹp, tốt lành. Bao thế hệ học trò mỗi mùa thi cử đã tìm về đây để bày tốt lòng ngưỡng vọng, tôn kính và mong muốn gửi gắm quyết tâm học tập rèn luyện thành danh.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn hoá lớn, một thiên tài triết học, một nhà trí thức rực rỡ một thời và tiêu biểu cho nhiều tầng lớp tri thức Việt Nam làm vẻ vang giống nòi. Sử sách đều thừa nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là nhà tiên tri số một nước Việt.

Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, ông viết “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình”. Lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Dưới thời phong kiến của Việt Nam, ông là một trong số rất hiếm văn nhân Nho gia điển hình (tức là những người không phải quan tướng nắm binh quyền và chưa từng cầm quân ra trận) được phong tới tước Công (Quận công hay Quốc công) ngay từ lúc còn sống. Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc ban cho Nguyễn Bỉnh Khiêm gần 20 năm trước khi ông mất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm mất năm 1585. Trong rất nhiều đóng góp của cho nền văn hóa dân tộc, đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giáo dục được nhiều nhà khoa học đánh giá cao. Sau khi Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời vua Mạc đã cấp cho dân làng Trung Am 3000 quan tiền để xây đền thờ cho gắn biển với dòng chữ do nhà vua biên soạn “Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng Từ”.

Đền quay hướng Đông, kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền đường và 2 hậu cung. Các mảng điêu khắc chạm trổ với mô tuyp trang trí hình rồng, phượng hoa lá cách điệu. Tại đền còn lưu giữ nhiều di vật có giá trị trong đó có các bức đại tự câu đối với nội dung ca ngợi quê hương và tài năng đức độ của Trạng Trình.

Đến nay, khu di tích được quy hoạch với diện tích 12,43 ha. Nhiều hạng mục công trình có giá trị được phục dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng tạo nên một quần thể cảnh quan đáp ứng nhu cầu về dâng hương tưởng niệm danh nhân.

Tiêu biểu như đền thờ Trạng Trình và đền thờ song thân Ngài, chùa Song Mai, đền thờ bà Minh Nguyệt, quán Trung Tân, am Bạch Vân, nhà lưu niệm, Bút Kình Thiên, núi Sấm, khu vườn tượng...

Năm 2015 khu di tích đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt mỗi năm đón gần 1 triệu lượt khách.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm có sứ mệnh lịch sử đặc biệt, vừa là nơi để tri ân những đóng góp của một danh nhân trong lịch sử, vừa là địa điểm diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân thành phố Cảng và du khách thập phương. Thành phố Hải Phòng đã chọn di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm để tổ chức lễ tôn vinh học sinh, sinh viên xuất sắc của thành phố hằng năm.

le hoi den tho danh nhan van hoa nguyen binh khiem duoc cong nhan la di san van hoa phi vat the quoc gia
Đền thờ Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn từ trên cao.

Nhằm bảo tồn phát huy giá trị của Lễ hội và Di tích góp phần tiếp tục tuyên truyền giới thiệu thân thế, sự nghiệp và công lao, tài năng của Trạng Trình, nhân lễ hội kỷ niệm 434 năm ngày mất của ông Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Bảo đã long trọng đón nhận Quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, trở thành 1 trong 250 di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.

Với nhiều hoạt động phong phú cùng sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân, Lễ hội đền Trạng kỷ niệm 434 năm Ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thực sự đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị với không khí lễ hội sôi động, đậm đà bản sắc văn hóa Việt.

Huệ Anh - Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội ngửa mặt mà thương

    (Xây dựng) - Rất nhiều người một đời xa Hà Nội chỉ muốn trở về, đi ngang qua các con phố để tìm cho mình những điều giản dị. Những ô cửa xanh, ban công rêu phong nhuốm màu xưa cũ, như một nét hoài niệm về một Hà Nội không còn trẻ, mà ngắm mãi không chán. Khi tầng một tràn ngập ánh sáng neon, tiếng còi xe, và nhịp sống hối hả, thì tầng hai lại mang vẻ thanh bình, trầm mặc với những ban công uốn lượn, khung cửa chớp xanh cổ kính, và những chậu cây xanh buông mềm mướt mát. Tầng hai của những ngôi nhà phố cổ Hà Nội là một thế giới riêng, tách biệt khỏi ồn ào và xô bồ bên dưới.

  • Đề xuất quy định về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm trong, nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và trưng bày bảo tàng công lập.

  • Lạng Sơn gìn giữ văn hóa truyền thống

    (Xây dựng) - Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh khai thác giá trị các lễ hội gắn với phát triển du lịch. Toàn tỉnh có hơn 280 lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm; trải qua các thế hệ, nhiều nét đẹp, giá trị văn hóa được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

  • Hải Phòng: Khánh thành Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ quận An Dương

    (Xây dựng) - Ngày 24/1, quận An Dương (Hải Phòng) tổ chức khánh thành Dự án xây dựng, nâng cấp Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, đây là công trình kiến trúc văn hóa biểu trưng nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ - 2025.

  • Nam Định được Chính phủ đồng ý chủ trương đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN

    (Xây dựng) - Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 590/VPCP-NN về việc đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN.

  • Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể và các Danh sách của UNESCO.

Xem thêm
  • Chuyện rác ngày Xuân

    (Xây dựng) - Ở phố xá nhưng nhà ông Thìn vẫn giữ nếp quê. Đón Xuân vẫn luộc nồi bánh chưng, nén hũ dưa hành, sắm sanh đủ hương vị bữa cơm ngày Tết cổ truyền nên bận rộn. Tay thu dọn 3 cụ đầu rau bằng gạch thay kiềng, quét dọn củi lửa ở cái bếp dựng tạm cuối sân nhìn ông Thìn như người vừa đi đánh vật; mồ hôi tứa ra nhìn rõ vết ẩm trên vai chiếc áo pho tá cũ từ thời binh nghiệp.

    09:26 | 25/01/2025
  • Hà Nội: Khai mạc Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 24/1, Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng” đã khai mạc tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm).

    08:31 | 25/01/2025
  • Dự thảo quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

    08:08 | 25/01/2025
  • Về Lục Yên, say câu Khắp Cọi

    (Xây dựng) - Được hình thành và lưu giữ trong nếp nhà sàn, những bản làng của người Tày từ nghìn năm nay, “Khắp Cọi” ngân lên thanh âm da diết, đằm thắm. Nam thanh nữ tú cứ vào mùa Xuân hay cưới xin, lễ hội lại dùng Khắp Cọi để ngỏ ý, đối đáp, hẹn hò: “Cất tiếng em hỏi anh/ Cất lời em hỏi đến/ Thương em, anh trả lời/ Gốc khắp ở đâu ra?/ Gốc cọi ở đâu về?/ Hàng năm để làng quê mở hội/ Đôi ta được nhộn nhịp vui xuân/ Mong anh kể một lần, em biết”.

    13:09 | 24/01/2025
  • Quảng Ngãi triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân

    (Xây dựng) – Các tác phẩm phản ánh nhiều đề tài khác nhau về đời sống xã hội, hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi.

    08:51 | 24/01/2025
  • Tu bổ di tích ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

    08:32 | 24/01/2025
  • Hà Nội: Xếp hạng 4 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 22/01/2025 về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

    08:08 | 23/01/2025
  • Bình Định: Độc đáo “bé Na” công nghệ

    (Xây dựng) – “Bé Na” của Bình Định đã chính thức được trình làng trong sự háo hức và thích thú của người dân và du khách. “Bé Na” của Bình Định được hình tượng hóa như sự vươn lên, thể hiện sức mạnh của công nghệ. Đây cũng là chủ đề xuyên suốt của tỉnh trong năm 2025 khi tập trung vào phát triển khoa học công nghệ.

    12:24 | 22/01/2025
  • Top 5 “kiệt tác ánh sáng” nhất định phải check-in tại lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam

    (Xây dựng) - Lễ hội Ánh sáng phương Đông - Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam đang diễn ra tại thành phố điểm đến phía Đông Thủ đô - Ocean City, không chỉ là điểm vui chơi, giải trí hot nhất Vịnh Bắc bộ dịp Tết Ất Tỵ này mà còn là nơi khai sinh của những bộ ảnh check-in triệu like trên mạng xã hội. Dưới đây là 5 “kiệt tác ánh sáng” đang khiến giới trẻ sôi sục với những góc check-in gây bão mạng.

    20:47 | 21/01/2025
  • Vui Xuân Ất Tỵ: Khám phá sắc thái văn hoá Mường

    (Xây dựng) - Nhằm mang đến một không gian trải nghiệm Tết truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Di sản văn hóa Mường tổ chức chương trình “Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hoá Mường, Hoà Bình” trong hai ngày mồng 4 và 5 Tết (thứ Bảy, Chủ nhật, ngày 1 và 2/2/2025). Chương trình mang đến cho công chúng một không gian Tết kết hợp giữa những hoạt động trải nghiệm cùng các chủ thể văn hóa và khám phá di sản qua công nghệ.

    10:50 | 21/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load