Thứ tư 11/12/2024 12:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp

21:53 | 01/05/2024

(Xây dựng) - Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, tổ chức đang có nhu cầu phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu là sản lượng điện loại hình này nếu dôi dư được phát vào hệ thống điện quốc gia thì đơn vị điện lực ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán.

Lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp
Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cung tự cấp cho nhu cầu của chính mình, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện (ảnh minh họa).

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 đã quy định về định hướng phát triển nguồn điện và phương án phát triển nguồn điện nêu rất rõ “Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu (trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia)”.

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm: Thứ nhất, phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cung tự cấp cho nhu cầu của chính mình, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện. Chính vì mục đích tự sản tự tiêu, nhằm ổn định chất lượng điện năng, ổn định cung cấp điện cho các tổ chức, cá nhân phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu Bộ Công Thương đã đề xuất với Chính phủ cho phép điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được đấu nối với hệ thống điện quốc gia, miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực; công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật; thủ tục thực hiện đơn giản…

Trong khi nếu phát triển điện mặt trời mái nhà không phải “tự sản tự tiêu” mà kinh doanh, mua bán thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các quy định Luật Quy hoạch, Luật Điện lực, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… và một số quy định pháp luật chuyên ngành khác.

Chính vì phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu được miễn giảm thực hiện một số quy định, tiêu chí khắt khe của pháp luật và có nhiều ưu đãi về chính sách… do đó, nếu bán điện thì sẽ xảy ra tình huống vỡ quy hoạch điện của quốc gia và khó kiểm soát hệ thống lưới điện, làm mất an toàn, trục lợi chính sách của Nhà nước. Việc đòi hỏi phải được bán điện cũng là nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống nhưng chưa nhận thức hết được những ích lợi mà Bộ Công Thương đề xuất đối với việc giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, tăng cường khả năng vận hành an toàn cung cấp điện cho lưới điện.

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu có đấu nối hay không đấu nối với lưới điện quốc gia là do các tổ chức, cá nhân tự lựa chọn khi phát triển và không có hoạt động bán điện cho các tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp không đấu nối với lưới điện quốc gia thì không giới hạn về công suất lặp đặt. Trường hợp có đấu nối với lưới điện quốc gia, theo Quy hoạch điện VIII quy mô phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu đến năm 2030 khoảng 2.600MW trong cơ cấu nguồn đến năm 2030. Đối quy mô công suất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu đến năm 2030 đã được phân bổ cho các địa phương tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng lưới điện của nước ta những năm qua dù đã được đầu tư, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa nhưng không có nghĩa là có thể hoàn toàn đáp ứng được mọi nguồn điện với đủ các mức công suất khác nhau. Để làm được điều đó, phải có công nghệ lưu trữ, công nghệ vận hành điều độ hệ thống lưới điện, nguồn điện nền có thể kịp thời phát khi điện gió, điện mặt trời sụt giảm. Trường hợp khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu và cho phép nối lưới không giới hạn công suất, thì công tác vận hành lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và nguy cơ cao mất an toàn hệ thống điện quốc gia ở mức rất cao.

Thực tế việc điều hành nguồn điện mặt trời sao cho đảm bảo an toàn hệ thống là thách thức rất lớn, do tính không ổn định của dạng năng lượng này. Điện mặt trời phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và yếu tố thời tiết nhưng đây là các yếu tố bất định. Khi không có bức xạ mặt trời (mây, mưa hoặc ban đêm), lưới điện quốc gia vẫn phải bảo đảm cấp đủ điện. Điều này dẫn đến thay đổi, tăng giảm nhanh của hệ thống, khiến nguồn điện chạy nền không ổn định. Trong khi đó, tỷ trọng dự phòng nguồn điện hiện tại vẫn khá thấp và chưa có giải pháp về tích trữ điện đồng bộ ở quy mô quốc gia. Do đó, cần có các biện pháp giới hạn tỷ trọng điện mặt trời hòa lưới để đảm bảo vận hành ổn định của hệ thống điện.

Thứ ba, dự thảo lần này đưa ra quy định với hai loại hình phát triển điện mặt trời mái nhà gồm có đấu nối và không đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Chính sách giá 0 đồng chỉ áp dụng với sản lượng điện mặt trời mái nhà “tự sản tự tiêu” dư thừa phát lên lưới điện quốc gia. Sở dĩ điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu phát điện lên lưới quốc gia sẽ có giá 0 đồng là bởi Nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.

Thứ tư, một trong những điểm đáng chú ý trong Quy hoạch điện VIII là việc giới hạn phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được đấu nối với hệ thống điện quốc gia. Điều này nhằm đảm bảo rằng quy mô thực tế của các nguồn điện này không vượt quá kế hoạch đã được phê duyệt, từ đó tránh tình trạng quá tải cho hệ thống phân phối và truyền tải điện. Mục tiêu là để tránh bị "vỡ" quy hoạch nguồn và lưới điện, đảm bảo sự ổn định và bền vững cho hệ thống điện quốc gia.

Bên cạnh đó, Quy hoạch điện VIII cũng khuyến khích phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, nhưng không được phép bán điện. Điều này đặt ra hướng đi rõ ràng, tập trung vào việc sử dụng điện mặt trời để tự cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, thúc đẩy sự tiết kiệm năng lượng và giảm lượng điện tiêu thụ từ lưới điện quốc gia.

Trong điều kiện hiện tại của hệ thống truyền tải và phân phối, cân bằng cơ cấu nguồn, giải pháp chống phát ngược và giải pháp mua với giá 0 đồng trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia là cần thiết và phù hợp, vừa khuyến khích loại hình điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu vừa ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ngãi xây dựng phương án tăng trưởng cho năm 2025

    (Xây dựng) - Dựa trên kết quả về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; căn cứ dự báo thời cơ, thuận lợi và hạn chế cũng như thách thức, Quảng Ngãi đã chủ động xây dựng và lựa chọn phương án tăng trưởng năm 2025 để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

  • Báo Xây dựng công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023

    (Xây dựng) - Căn cứ Quyết định số 1422/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chỉ tiêu thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, Thông tư 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 61/2017/TT-BTC; Căn cứ Quyết định 1443/QĐ-BXD ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 1); Căn cứ Quyết định 395/QĐ-BXD ngày 13/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 (đợt 3), Báo Xây dựng công bố công khai kinh phí quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023, chỉ tiêu theo các phụ lục đính kèm.

  • Chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn cần sự nỗ lực của toàn xã hội

    (Xây dựng) - Nền kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội mạnh mẽ để giải quyết những thách thức về phát triển bền vững. Việt Nam phải hành động thật nhanh, gấp rút chuyển đổi từ lập kế hoạch sang hành động.

  • Yên Bái triển khai kế hoạch phát triển năm 2025

    (Xây dựng) - Chiều 10/12, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh khoá XIX về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

  • Hoạt động kinh doanh nào phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    (Xây dựng) - Công ty bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Thành phố Hồ Chí Minh) thành lập năm 2012. Năm 2018 có nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua cổ phần (công ty không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

  • Có phải hợp pháp hóa lãnh sự quyết định điều chỉnh dự án đầu tư?

    (Xây dựng) - Công ty bà Trần Mai (Đà Nẵng) có 100% vốn nước ngoài, là nhà đầu tư đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp tại Việt Nam, dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Hiện nay, công ty bà muốn thực hiện thủ tục điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư.

Xem thêm
  • Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính vừa có Công văn số 13414/BTC-QLCS hướng dẫn bổ sung tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.

    08:35 | 11/12/2024
  • Quảng Bình: Quy hoạch, xây dựng mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới đồng bộ và bền vững

    (Xây dựng) - Mục tiêu của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Bình là thực hiện hoàn thiện quy hoạch, xây dựng mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp đồng bộ về mạng lưới hạ tầng kỹ thuật; tổ chức không gian đảm bảo phát triển bền vững, đồng thời khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế về công nghiệp, vận tải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.

    22:12 | 10/12/2024
  • HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2025

    (Xây dựng) - Bước vào ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã xem xét, đánh giá và quyết định thông qua nhiều Nghị quyết liên quan đến kế hoạch đầu tư công năm 2025.

    20:20 | 10/12/2024
  • Năm 2025 Vũng Tàu sẽ “cán đích”

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị tổng kết kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), diễn ra vào ngày 10/12, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu, nhấn mạnh năm 2025 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Với mục tiêu đột phá và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, lãnh đạo thành phố Vũng Tàu đã đề ra 11 nhiệm vụ chủ chốt để hướng đến sự phát triển bền vững.

    19:12 | 10/12/2024
  • Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12%

    (Xây dựng) – Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt tối thiểu 12%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 57.330 tỷ đồng.

    16:43 | 10/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 30.468 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 96% so với dự toán

    (Xây dựng) – Ngày 10/12, dưới sự chủ tọa của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Quang Tiến và Phạm Quang Nguyên, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 19 nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

    16:40 | 10/12/2024
  • Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới vào Dung Quất

    (Xây dựng) – Sau hơn 27 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi đã nộp ngân sách về Trung ương khoảng 175 nghìn tỉ đồng, được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, chiếm 80-90% tổng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây hiện là “nhà” của nhiều nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực, như: Lọc hoá dầu, Thép, Giấy và công nghiệp nặng. Dung Quất hiện đang trở mình thu hút thêm các nhà đầu tư mới về làm ăn.

    15:26 | 10/12/2024
  • Bí quyết nào tạo nên sức hút FDI mạnh mẽ cho Bắc Ninh

    (Xây dựng) - Trong 11 tháng qua, Bắc Ninh đã khẳng định vị thế "thỏi nam châm" thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khi dẫn đầu cả nước với tổng vốn đăng ký gần 5,04 tỷ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 3 lần cùng kỳ. Đây là số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố.

    14:57 | 10/12/2024
  • Giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1508/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025, giao dự toán, kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương, kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương.

    11:30 | 10/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Giải pháp xanh toàn diện các khu công nghiệp để thu hút đầu tư chất lượng cao

    (Xây dựng) – Diễn đàn Giải pháp xanh toàn diện các khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút nhiều ý kiến tham luận từ các cố vấn, chuyên gia, diễn giả bàn về các giải pháp xanh toàn diện nhằm thu hút đầu tư chất lượng cao tại tỉnh Vĩnh Phúc thời gian tới.

    10:44 | 10/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load