Thứ ba 14/01/2025 13:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Lào Cai: Diện mạo đô thị có nhiều thay đổi sau 33 năm tái lập

19:22 | 15/04/2024

(Xây dựng) - Với những quyết sách đúng đắn cùng sự chung tay, góp sức của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đến nay, diện mạo đô thị tỉnh Lào Cai đã có nhiều đổi thay, vươn mình phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thông minh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Lào Cai: Diện mạo đô thị có nhiều thay đổi sau 33 năm tái lập
Diện mạo đô thị tỉnh Lào Cai vươn mình phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh sau 33 năm tái lập.

Vùng đất Lào Cai ngày nay được hình thành trên nền đất cổ Lão Nhai. Thời Pháp thuộc, người Pháp xác định nơi đây là một trung tâm buôn bán, giao thương quốc tế và đã quyết định thành lập đô thị Lào Cai. Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh dân sự Lào Cai, địa bàn thành phố Lào Cai ngày nay là thị xã tỉnh lỵ. Từ 1907 đến nay, vùng đất này liên tục là thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai và tỉnh Hoàng Liên Sơn, trừ 13 năm (1978 - 1991), tỉnh lỵ Hoàng Liên Sơn chuyển về thị xã Yên Bái.

Thời điểm cuối năm 1991, mạng lưới đô thị Lào Cai khi mới được tái lập còn rất mờ nhạt và manh mún. Ngoại trừ 1 số điểm đô thị đã hình thành từ khi còn là tỉnh Hoàng Liên Sơn như: Thị xã Lào Cai (Thị xã Cam Đường) là trung tâm khai khoáng quặng Apatit và một số thị trấn huyện lỵ như: Thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng; thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn; thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên; thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa… còn lại chủ yếu là các điểm dân cư nông thôn rải rác. Đặc biệt, các huyện vùng cao của tỉnh, trung tâm hành chính của huyện là trung tâm xã, chưa có quy hoạch đô thị.

Tại các khu vực đã hình thành đô thị, bước đầu đã trở thành những điểm nhấn trong nền kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên do các đô thị được phát triển tự phát, chưa có đồ án quy hoạch đô thị bài bản, sự phát triển hệ thống đô thị còn manh mún, hệ thống hạ tầng kỹ thuật (như đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống hạ tầng viễn thông…) và hệ thống hạ tầng xã hội còn nhiều hạn chế. Phát triển đô thị chưa theo một chiến lược phát triển đô thị đa dạng và bền vững trong chiến lược chung phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh vừa mới được tái lập nên chưa đáp ứng được vai trò lớn lao trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Sau 33 năm tái lập tỉnh, mạng lưới đô thị Lào Cai đã hình thành và phát triển với những thành tựu đáng kể. Trước hết, phải nói tới thành phố Lào Cai, từ hoang tàn đổ nát nay đã hình thành và phát triển thành trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa của cả tỉnh. Cụm đô thị Lào Cai – Cam Đường đã trở thành Trung tâm chính trị kinh tế văn hóa không những của tỉnh Lào Cai mà còn là động lực kích thích sự phát triển nền kinh tế – xã hội của toàn vùng. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai trở thành 1 cửa khẩu quốc tế thông thương với Trung Quốc, hứa hẹn những tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế công nghiệp – thương mại – dịch vụ và du lịch.

Đặc biệt, với những chủ trương, quan điểm, định hướng đúng đắn, sát thực tế, sự năng động, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; sự quyết tâm phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành cùng với sự ủng hộ của Trung ương, các tổ chức kinh tế, nên công tác phát triển đô thị đã đạt được những kết quả vô cùng to lớn, là nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Mạng lưới đô thị Lào Cai đến nay đã có 10 đô thị gồm: 01 đô thị loại II (thành phố Lào Cai); 01 đô thị loại IV (thị xã Sa Pa); 08 đô thị loại V và tương đương (thị trấn Phố Lu, Tằng Loỏng, Bắc Hà, Phố Ràng, Khánh Yên, Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát). Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 32%, bằng 74,9% so với tỷ lệ đô thị hóa bình quân cả nước (42,7%). Chất lượng các đô thị được nâng cao. Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đạt trên 90%. 100% các đô thị trên địa bàn được đầu tư nhà máy cấp nước sạch.

Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm tại thành phố Lào Cai đạt 100%, các đô thị còn lại đạt 90%. Các đô thị đều duy trì được tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (đạt 96%). Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật: Thành phố Lào Cai đạt khoảng 30%; thị xã Sa Pa đạt khoảng 20%. Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị trên tổng số tuyến phố: Thành phố Lào Cai đạt 85%; thị xã Sa Pa đạt khoảng 45%; các đô thị khác đạt từ 20% trở lên…

Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 36% và đạt trên 45% vào năm 2030. Trong đó, đến năm 2025 thành phố Lào Cai phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại I; thị xã Sa Pa hoàn thành các tiêu chí của đô thị loại III để tiến tới thành lập thành phố Sa Pa trong tương lai. Đô thị Phố Lu, Bắc Hà sẽ đạt loại IV; Y Tý - Bát Xát, Võ Lao - Văn Bàn và Bảo Hà sẽ có thể trở thành đô thị loại V.

Phát triển hệ thống đô thị tỉnh Lào Cai theo mô hình mạng lưới, xanh, thông minh và bền vững; có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; thích ứng với biến đổi khí hậu; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị của cả nước.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Đức Tình – Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lào Cai cho biết: Quan điểm định hướng phát triển đô thị Lào Cai giai đoạn tới là tiến trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050, góp phần quan trọng phục vụ mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Lào Cai. Việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị giai đoạn 2021 - 2030 phải bảo đảm phát triển bền vững, lấy con người làm trọng tâm.

Phân bố đô thị hợp lý và đô thị hóa phù hợp trình độ phát triển ở từng khu vực, tương xứng với công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Lào Cai; góp phần đến năm 2030, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, có nền kinh tế năng động, phát triển nhanh và bền vững. Phát triển và phân bố hợp lý hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh, tạo sự phát triển cân đối, hài hòa giữa các vùng.

Tập trung nâng cao chất lượng các đô thị hiện có để từng bước nâng loại đô thị theo chương trình phát triển đô thị đã duyệt. Đầu tư đảm bảo tiêu chuẩn để công nhận mới cho các đô thị vệ tinh, bảo đảm tính liên kết tổng thể trên phạm vi vùng, tỉnh, từng huyện, đô thị và nông thôn.

Cùng với đó, phát triển đô thị phải phù hợp với kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với quy luật phát triển đô thị và thực tế của tỉnh; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, bảo đảm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh cũng sẽ chú trọng và từng bước nâng cao chất lượng phát triển đô thị cả về kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng, nhà ở, chất lượng sống của người dân. Xây dựng từng đô thị trở thành trung tâm, đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, đổi mới sáng tạo của từng địa phương và cả tỉnh.

Huy Trung

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) – Ngày 10/1, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Xây dựng do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc và khảo sát tình hình phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng tham gia có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo, Thứ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng và đại diện các Ban, vụ Quốc hội và Bộ Xây dựng.

    18:07 | 11/01/2025
  • Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị quyết 7/NQ-CP ngày 10/1/2025 Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 96-KL/TW ngày 30/9/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    12:54 | 11/01/2025
  • Xây dựng thành phố Chí Linh thành đô thị sạch – xanh – sáng, hài hòa với thiên nhiên

    (Xây dựng) – Theo quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Chí Linh đến năm 2040 mới được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt, thành phố Chí Linh sẽ trở thành đô thị sạch – xanh – sáng, hài hòa với thiên nhiên.

    07:48 | 11/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu đô thị hóa

    (Xây dựng) - Hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung quy hoạch, phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời mở ra không gian mới cho phát triển đô thị của tỉnh.

    16:50 | 10/01/2025
  • Thái Bình: Công bố quyết định công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 9/1, huyện Tiền Hải tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV và tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2024, phát động thi đua yêu nước năm 2025.

    16:12 | 10/01/2025
  • Khởi động dự án làm thay đổi diện mạo đô thị Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Khi hoàn thành, dự án Kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc sẽ góp phần nâng tầm đô thị Quảng Ngãi, kiến tạo không gian sinh hoạt cộng đồng, vui chơi và giải trí cho người dân.

    08:44 | 10/01/2025
  • Bắc Giang: Xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027

    (Xây dựng) - Theo Kế hoạch số 78/KH-UBND do UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành, Bắc Giang sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027.

    20:03 | 09/01/2025
  • Thị xã An Nhơn (Bình Định): Đạt tiêu chí đô thị loại III

    (Xây dựng) – Ngày 9/1, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Báo cáo rà soát tiêu chí đô thị loại III thị xã An Nhơn (khu vực nội thị dự kiến mở rộng) và Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Nguyễn Cao Viên chủ trì Hội nghị.

    19:12 | 09/01/2025
  • Đồng Nai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Đồng Nai đang nỗ lực phát triển đô thị thông minh bền vững, hướng đến nâng cao chất lượng sống và hiệu quả quản lý đô thị. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ hiện đại như BIM hay GIS vẫn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào các công cụ cơ bản. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp như xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông, ứng dụng công nghệ trong quản lý và phát triển giao thông xanh, nhằm đáp ứng các mục tiêu bền vững.

    19:08 | 09/01/2025
  • Tây Ninh: Thị xã Hòa Thành đạt tiêu chí đô thị loại III

    (Xây dựng) – Ngày 8/1, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án phân loại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh là đô thị loại III. Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) Lê Hoàng Trung chủ trì Hội nghị.

    22:26 | 08/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load