Thứ tư 11/12/2024 02:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ

13:51 | 25/01/2024

(Xây dựng) - Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam (INCHAM) là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập với mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp Ấn Độ với các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ
Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn và các đại biểu.

Ông Indronil Sengupta, Chủ tịch INCHAM Việt Nam mong muốn thời gian tới INCHAM sẽ gia tăng các hoạt động giao lưu với tỉnh Nam Định để cung cấp thông tin về nhu cầu thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh tới doanh nghiệp Ấn Độ biết và đầu tư vào tỉnh Nam Định.

Các doanh nghiệp thành viên của INCHAM đi theo đoàn cũng trực tiếp đề xuất nhiều dự định hợp tác với Nam Định, như: Kết nối đầu tư khu công nghiệp (KCN) sản xuất dược phẩm quy mô lớn, kết nối thành lập trường Đại học Ấn Độ - Nam Định để đào tạo về công nghệ; kết nối đầu tư phát triển sản xuất, cung ứng các sản phẩm dệt may, cơ khí đúc; tổ chức kết nghĩa chính quyền cấp bang của Ấn Độ với Nam Định để thúc đẩy hợp tác phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội...

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định giới thiệu khái quát về lợi thế, tiềm năng của tỉnh Nam Định. Là tỉnh trung tâm phía Nam đồng bằng sông Hồng, rất thuận lợi trong kết nối đến các trung tâm kinh tế lớn. Tỉnh Nam Định đã và đang ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, nhất là các dự án giao thông kết nối liên vùng dự kiến sẽ hoàn thiện trong thời gian tới, ngày càng rút ngắn khoảng cách từ Nam Định đến các sân bay ở Hà Nội, cảng biển Hải Phòng.

Tỉnh Nam Định luôn giữ vị trí trong tốp đầu trên toàn quốc về giáo dục đào tạo nên có nhiều nhân lực trong độ tuổi lao động có chất lượng cao. Tỉnh đang phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 10%; kinh tế chủ yếu hiện nay là nông nghiệp và công nghiệp dệt may. Hiện tỉnh Nam Định có 2 KCN đã có hạ tầng, sẵn sàng đón nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất; đang tiếp tục đầu tư 5 KCN nữa.

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định nhấn mạnh: Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh được cải thiện mạnh mẽ; năm 2023 Nam Định nằm trong "top" 5 cả nước về kết quả thu hút FDI. Những năm gần đây, mối quan hệ giữa tỉnh Nam Định với Ấn Độ có nhiều bước tiến tốt đẹp. Tuy nhiên, FDI của Ấn Độ vào Nam Định còn ít, hiện mới có 1 dự án đầu tư tại địa bàn. Vì vậy, tỉnh Nam Định mong muốn INCHAM và các thành viên Đoàn công tác quan tâm, hỗ trợ tỉnh Nam Định kết nối các doanh nghiệp, tập đoàn uy tín của Ấn Độ đến tìm hiểu và đầu tư các lĩnh vực có thế mạnh, nhất là đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao tại Nam Định. Đối với các đề xuất hợp tác còn lại, Nam Định sẽ nghiên cứu để sớm thúc đẩy nhanh nhất việc hợp tác đầu tư, phát triển các dự án phù hợp.

Tỉnh Nam Định sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ để nhà đầu tư Ấn Độ cũng như tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi tối đa theo khuôn khổ pháp luật trong triển khai các thủ tục hành chính, đầu tư, vận hành sản xuất, kinh doanh.

Văn Đạt

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Quy hoạch, xây dựng mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới đồng bộ và bền vững

    (Xây dựng) - Mục tiêu của Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Bình là thực hiện hoàn thiện quy hoạch, xây dựng mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp đồng bộ về mạng lưới hạ tầng kỹ thuật; tổ chức không gian đảm bảo phát triển bền vững, đồng thời khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế về công nghiệp, vận tải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.

  • HĐND tỉnh Quảng Ngãi thông qua các Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công năm 2025

    (Xây dựng) - Bước vào ngày làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã xem xét, đánh giá và quyết định thông qua nhiều Nghị quyết liên quan đến kế hoạch đầu tư công năm 2025.

  • Năm 2025 Vũng Tàu sẽ “cán đích”

    (Xây dựng) - Tại Hội nghị tổng kết kinh tế - xã hội năm 2024 của thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), diễn ra vào ngày 10/12, ông Hoàng Vũ Thảnh, Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu, nhấn mạnh năm 2025 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025. Với mục tiêu đột phá và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm, lãnh đạo thành phố Vũng Tàu đã đề ra 11 nhiệm vụ chủ chốt để hướng đến sự phát triển bền vững.

  • Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 12%

    (Xây dựng) – Năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt tối thiểu 12%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn không thấp hơn 57.330 tỷ đồng.

  • Vĩnh Phúc: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 30.468 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 96% so với dự toán

    (Xây dựng) – Ngày 10/12, dưới sự chủ tọa của các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Quang Tiến và Phạm Quang Nguyên, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 19 nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

  • Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới vào Dung Quất

    (Xây dựng) – Sau hơn 27 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất ở Quảng Ngãi đã nộp ngân sách về Trung ương khoảng 175 nghìn tỉ đồng, được ví như “con gà đẻ trứng vàng”, chiếm 80-90% tổng nguồn thu ngân sách hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây hiện là “nhà” của nhiều nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực, như: Lọc hoá dầu, Thép, Giấy và công nghiệp nặng. Dung Quất hiện đang trở mình thu hút thêm các nhà đầu tư mới về làm ăn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load