Thứ sáu 03/01/2025 08:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Lãnh đạo TP.HCM: Tập trung toàn lực khép kín vành đai 2 trong năm 2021

15:59 | 08/12/2020

Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các sở, ngành cùng vào cuộc, tháo gỡ khó khăn đối với dự án trọng điểm, tập trung toàn lực khép kín đường vành đai 2 trong năm sau.

Tại phiên chất vấn HĐND sáng 8/12, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nêu nhiều khó khăn khiến các dự án giao thông trọng điểm bị trì hoãn. Thành phố đặt kỳ vọng khép kín đường vành đai 2, đẩy mạnh vành đai 3 trong năm tới.

Trả lời đại biểu, ông Phong cho biết năm 2021, TP sẽ chỉ đạo các sở, ngành tập trung điều chỉnh, hoàn thành xây dựng các công trình dở dang. Đặc biệt, TP chú trọng gỡ vướng mắc khó khăn, lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực; đồng thời, triển khai đề án kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2030, đề ra giải pháp về vốn, mặt bằng đối với những dự án có liên quan.

Lãnh đạo TP.HCM khẳng định TP sẽ quyết liệt hơn nữa để khép kín các tuyến vành đai 2, xây dựng vành đai 3, hoàn thành đưa vào khai thác các tuyến đường sắt cùng nhiều công trình trọng điểm cửa ngõ.

lanh dao tphcm tap trung toan luc khep kin vanh dai 2 trong nam 2021
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong trả lời tại phiên chất vấn HĐND TP.HCM sáng 8/12. Ảnh: Phạm Ngôn.

Nêu vấn đề, ông Phong cho biết TP.HCM thời gian vừa qua đã tập trung nguồn lực đầu tư, thực hiện và đưa vào khai thác nhiều dự án lớn như cầu Phú Hữu, Phạm Văn Đồng, cầu vượt ngã tư Gò Mây, cầu vượt nút giao thông đường Trường Sơn, cầu vượt thép ngã sáu Gò Vấp, mở rộng đường Phan Văn Trị, hầm chui An Sương, hầm chui Mỹ Thủy. Qua đó, TP đã góp phần kéo giảm ùn tắc tại các khu vực cửa ngõ Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái…

Tuy nhiên, TP vẫn còn rất nhiều công trình ì ạch, nguyên nhân chủ yếu vẫn là bài toán đội vốn và giải phóng mặt bằng.

Theo ông Phong, nguồn vốn đầu tư cho giao thông hầu hết là đầu tư công, chủ yếu ở hình thức BT. Song, phương thức BT vừa qua phải tạm dừng trong thời gian khá dài và nay đã tạm ngưng vì tính khả thi thấp.

Định hướng tiếp theo, ông Phong nêu ra nhiều kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông đô thị. Trong đó, thành phố sẽ triển khai Chương trình đột phá phát triển hạ tầng, phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng tạo môi trường, kết nối các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gắn với bố trí, cơ cấu lại sản xuất và phân bố dân cư.

lanh dao tphcm tap trung toan luc khep kin vanh dai 2 trong nam 2021
Dự án chống ngập chống ngập do triều cường, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) được TP quan tâm tập trung hoàn thành. Ảnh: Quỳnh Danh.

TP tiếp tục hoàn thành và đưa vào vận hành hiệu quả dự án chống ngập; cơ bản hoàn tất thi công và đưa vào vận hành khai thác thương mại tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên); hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương, trong tháng 6/2021).

Đồng thời, TP triển khai, thực hiện Nghị quyết số 26 của Thành ủy TP.HCM về tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành Khu đô thị mới Thủ Thiêm trước năm 2030; đẩy mạnh công tác tổ chức lập nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung cho TP đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; hoàn thành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội TP, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045...

Theo Thư Trần - Thu Hằng/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Những công trình mãi vươn xa

    (Xây dựng) - Xuân về, theo chân Đoàn công tác Trung ương do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu, chúng tôi đến công trường xây dựng sân bay quốc tế Long Thành (thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) do Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Nơi đây có hàng trăm mũi thi công với gần 7.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân, người lao động và khoảng 3.000 máy móc, phương tiện đang làm việc miệt mài, xuyên ngày đêm, đẩy nhanh tiến độ dự án.

  • Hà Tĩnh: Hoàn thiện bản đồ giao thông

    (Xây dựng) - Những năm qua, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã và đang được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, với những công trình trọng điểm, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tạo thuận lợi kết nối giao thương hàng hóa và liên kết vùng.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng tốc thi công hàng loạt dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Hàng loạt dự án trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh như nút giao An Phú, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và tuyến đường Vành đai 3 đang được các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào khai thác.

  • Thành phố Quảng Ngãi: 60 ngày hoàn thành nâng cấp đường và Quảng trường Phạm Văn Đồng

    (Xây dựng) – Liên danh nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị Dự án nâng cấp đường và Quảng trường Phạm Văn Đồng (thành phố Quảng Ngãi) đang đua tiến độ để hoàn thành toàn bộ công trình trong 60 ngày, sẵn sàng đưa vào sử dụng để phục vụ các sự kiện lớn của tỉnh Quảng Ngãi trong tháng 3/2025.

  • Thành phố Huế: Lắp đặt hệ thống nước phân tán để đưa nước sạch lên vùng khó khăn

    (Xây dựng) - Ngày 2/1, Công ty Cổ phần Cấp nước Huế (HueWACO) cho biết, vừa khánh thành Hệ thống cấp nước phân tán tại vùng núi Nam Đông và huyện A Lưới (thành phố Huế) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, an toàn cho người dân khu vực khó khăn.

  • Hải Phòng: Dự chi hơn 1.000 tỷ đồng xây dựng tuyến đường nối Bắc sông Cấm

    (Xây dựng) - Lãnh đạo Thành ủy Hải Phòng vừa thực địa kiểm tra tiến độ một số dự án tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load