Thứ sáu 04/10/2024 07:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Sai phạm trong xây dựng - Ý kiến người trong cuộc

Kỳ 8: Xây sai Giấy phép xây dựng hay Giấy phép cấp không đúng quy định của pháp luật?

19:32 | 05/12/2022

(Xây dựng) - Khái niệm Giấy phép xây dựng cấp chưa đúng các quy định của pháp luật về quy chế quản lý kiến trúc, quy chuẩn xây dựng Việt Nam…và các văn bản liên quan, chưa được đề cập khi xử lý vi phạm trong xây dựng. Xây sai giấy phép xây dựng là căn nguyên để lập biên bản vi phạm, sai là phạt và đập bỏ. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp luật nhưng không phải là quy định của pháp luật.

Kỳ 8: Xây sai Giấy phép xây dựng hay Giấy phép cấp không đúng quy định của pháp luật?
“Nhà ở riêng lẻ” tại đường 32 phường Linh Đông, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kế hoạch 3333/UBNDTP ngày 12/08/2019 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tại nội dung thực hiện, mục 4 đã nêu rõ: “…đối với các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng”. Sau đó mới đến… “nghiêm túc thực hiện các quy định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”… và khi… “không chấp hành các quyết định xử lý hành chính thì sẽ bị xử lý hành chính và hình sự”. Tuyệt nhiên không nói đến… “hoạt động xây dựng phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật…”. Như vậy khi xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan chức năng đã bỏ sót khâu quan trọng nhất là quy định của pháp luật.

Quy định của pháp luật phải được soi chiếu vào Giấy phép xây dựng, hiện trạng công trình, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là quy định kiến trúc, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam... Lâu nay các sai phạm đã không được phân loại nguyên nhân, trong đó Giấy phép xây dựng cấp sai quy định của pháp luật chưa được đề cập. Đó là nguyên nhân để hoạt động xây dựng tăng, đồng thời xây sai phép cũng tăng mà chưa có biểu hiện thuyên giảm.

Để minh họa cho việc Giấy phép xây dựng chưa được điều chỉnh theo quy hoạch, chủ căn hộ biệt thự đã làm đơn kiện Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Từ bất cập về quy hoạch và việc điều chỉnh cục bộ đã ảnh hưởng đến việc xử lý vi phạm xây dựng, đặc biệt là ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư không được điều chỉnh theo sự thay đổi của quy hoạch. Vụ án được thụ lý là sự cố gắng của các bên và sẽ được tòa xem xét thấu tình đạt lý. Nhưng bài học cho cơ quan xử lý vi phạm hành chính bỏ qua nguyên nhân sai phạm là do Giấy phép xây dựng chưa được điều chỉnh theo sự thay đổi của quy hoạch là đã rõ ràng.

Câu chuyện xây sai giấy phép nhưng đúng quy định của pháp luật xảy ra tại căn nhà số 8 Trương Định, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh thì rõ ràng và điển hình hơn, câu chuyện rất dài, hệ lụy là rất lớn. Đó là nhà liên kế (80% các loại nhà hiện hữu) tại khu 930 ha Trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 07/2013 đến hết năm 2021 với hàng trăm Giấy phép xây dựng được cấp theo Quyết định 3457/UBND ngày 28/06/2013 (quy chế 930ha, đồ án 930ha). Đây là quyết định hành chính (quyết định không có thẩm định của Sở Tư pháp, vi phạm điều cấm theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị khu trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã đánh tráo khái niệm là quy định kiến trúc để cấp chỉ tiêu xây dựng (độ cao, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất). Đặc biệt là Quyết định 3457/UBND đã bị vô hiệu bởi Quyết định 29/UBND ngày 29/08/2014 quy chế quản lý quy hoạch đô thị chung Thành phố Hồ Chí Minh tại điều 2 đã nêu rõ: Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày 29/08/2014 “… Đối với những khu vực đã ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị riêng trước khi quy chế này có hiệu lực thì tiếp tục áp dụng. Sau 12 tháng kể từ ngày quy chế này có hiệu lực thì phải xem xét, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với quy chế này…”. Như vậy Quyết định 3457/UBND (quy chế 930ha) sau 12 tháng không có điều chỉnh, do đó đã hết hiệu lực từ tháng 10/2015.

Bất cập về chỉ tiêu kiến trúc, xây giếng trong nhà phố với hàng trăm căn nhà khu 930ha đã xây dựng từ năm 2016 đến hết năm 2021. Hàng ngàn căn nhà vi phạm xây dựng do sai giấy phép nhưng đúng quy định của pháp luật đã không được các cơ quan chức năng quan tâm phân loại để giải quyết.

Trở lại sự việc căn nhà số 8 Trương Định giấy phép được cấp từ tháng 01/2017 đó là căn nhà 8 tầng nhưng không được lắp thang máy, không có thang bộ, các tầng phải đục lỗ, sự bất cập về giấy phép đã làm biến dạng căn nhà bình thường chủ đầu tư muốn được xây một căn nhà bình thường theo quy định của pháp luật hiện hành, theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Chủ đầu tư phải ngừng xây dựng từ cuối năm 2017, đã gửi nhiều đơn đến Sở Quy hoạch, Sở Xây dựng, UNBD Thành phố nhưng không được giải quyết nên đến tháng 06/2019 buộc lòng chủ đầu tư phải làm đơn kiện gửi đến tòa hành chính TAND Thành phố. Vụ án ba tháng mới được thụ lý, ba năm tòa án xét xử sơ thẩm “bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện” trong đó có nội dung nhà 8 tầng không cho lắp thang máy, không có thang bộ?

Nguyên đơn kháng cáo toàn bộ bản án là việc bình thường theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định kháng nghị phúc thẩm về thủ tục thụ lý vụ án hành chính, phần nhận định và phần quyết định có sự mâu thuẫn, xét xử bỏ sót yêu cầu khởi kiện. (Vụ án được tuyên ngày 20/05/2022, nhưng đến hơn 25 ngày sau mới nhận được bản án, trong khi đó quy định kháng cáo chỉ có 15 ngày)?

Nội dung vụ án, và thực tế hiện hữu của một căn nhà sau khi xây theo Giấy phép không sử dụng được (không có lối đi lên các tầng) là điều đáng bàn. Chủ đầu tư thiệt hại thì đã rõ, và phải chịu đựng là đương nhiên, nhưng “cải thiện môi trường đầu tư” cũng đang bị chà đạp và pháp luật đang bị xem thường, bất chấp và vô cảm là điều đáng suy ngẫm.

Xuân Lam

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load