Thứ năm 05/12/2024 17:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Kon Tum phát triển dược liệu làm mô hình trọng điểm xây dựng nông thôn mới

16:08 | 18/11/2024

(Xây dựng) – Tận dụng lợi thế vị trí địa lý cũng như khí hậu đặc biệt, Kon Tum đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới (NTM) bằng những lợi thế từ dược liệu. Đây cũng là mục tiêu mũi nhọn, trọng điểm mà tỉnh hướng tới để xây dựng NTM, phát triển kinh tế.

Kon Tum phát triển dược liệu làm mô hình trọng điểm xây dựng nông thôn mới
Trồng cây Cỏ Ngọt tại Hợp tác xã Nông nghiệp - Du lịch trải nghiệm Kon Tum mang lại giá trị kinh tế cao.

Rừng ở Kon Tum nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nguồn gen, dịch vụ môi trường rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng. Trong đó, ngoài gỗ thì còn có nhiều loài lâm sản mang tính dược liệu cao, với trữ lượng tinh dầu lớn đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây. Việc bảo tồn, phát triển dược liệu dưới tán rừng đang góp phần phát triển rừng bền vững, bảo tồn kiến thức bản địa, xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Phát huy lợi thế bản địa

Tỉnh Kon Tum hiện có gần 611 nghìn ha rừng, trong đó có hơn 547 nghìn ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Diện tích rừng tại địa phương có nhiều giá trị về kinh tế, phòng hộ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học… Để khai thác những lợi thế được thiên nhiên ban tặng, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ 16 Đảng bộ tỉnh Kon Tum xác định: Tập trung đầu tư phát triển các loại dược liệu phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sinh thái của tỉnh, như: Hồng đẳng sâm, Đương quy, Đinh lăng... Tăng cường đầu tư đồng bộ từ khâu bảo tồn, nghiên cứu khoa học, sản xuất, quản lý giống, nguồn giống gốc đến sản xuất, khai thác, chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm dược liệu.

Tập trung thu hút đầu tư các cơ sở sơ chế, sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu, phấn đấu phát triển vùng dược liệu tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước vào năm 2025, với diện tích sâm Ngọc Linh khoảng 4.500ha, các cây dược liệu khác khoảng 10 nghìn ha; đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng thương hiệu sâm Ngọc Linh Kon Tum đến năm 2025.

UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo lập quy hoạch phát triển từng loại dược liệu cho phù hợp, nhất là các huyện trọng điểm phát triển dược liệu như: Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông; Xây dựng Phương án thí điểm trồng sâm Ngọc Linh và dược liệu dưới tán rừng đặc dụng kết hợp với bảo vệ rừng bền vững, theo đó quy hoạch 1.220ha trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh để phát triển các loài dược liệu; Xây dựng Phương án giao rừng, cho thuê rừng với tổng diện tích hơn 102 nghìn ha, trong đó có 10 nghìn ha rừng để phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn cho biết: “Kon Tum sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh theo quy định của pháp luật, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, trong đó chú trọng thu hút các nhà đầu tư lớn, có uy tín đến tìm hiểu vùng nguyên liệu và đầu tư các nhà máy chế biến nông sản, dược liệu, phấn đấu đưa Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm của quốc gia, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

Núi Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, thuộc địa phận 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei là nơi hiện đang có vườn sâm Ngọc Linh lớn nhất thế giới, với diện tích lên đến cả nghìn ha. Đây là loại sâm quý, được phát hiện trên đỉnh Ngọc Linh, chỉ sống tốt ở độ cao từ 1.500m trở lên, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp vùng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh”.

Do đó, người trồng sâm phải được phép giao khoán, bảo vệ khu vực rừng nguyên sinh để trồng và phát triển sâm. Việc này không những góp phần bảo vệ rừng trước lâm tặc mà còn giúp người dân địa phương phát triển kinh tế từ rừng; nhờ làm tốt công tác bảo tồn, sâm Ngọc Linh đã hoàn toàn thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng không chỉ giúp người dân xoá đói giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân mà còn là cách để bảo vệ rừng bền vững. Bí thư Đảng ủy xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) A Sỹ chia sẻ: “Nhờ trồng sâm Ngọc Linh và Hồng Đẳng sâm dưới tán rừng, người dân nơi đây đã có nhiều hộ khá và giàu lên... Với giá thị trường hiện nay, mỗi củ sâm Ngọc Linh được 1 lạng thì người dân sẽ được bán được hơn 12 triệu nên bà con rất ý thức việc giữ rừng để trồng dược liệu, phát triển kinh tế hộ gia đình”.

Hướng đến vùng dược liệu trọng điểm quốc gia

Theo kết quả điều tra sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, trong đó có 30 loài cây thuốc có nhu cầu lớn cho thị trường và khoảng 27 loài cây thuốc được trồng, sử dụng nhiều trong các cơ sở khám chữa bệnh, có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao như: Sâm Ngọc Linh, Lan Kim tuyến, Hồng Đẳng sâm...

Huyện Kon Plông ngoài việc là điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh thì còn là địa phương có diện tích rừng và đất rừng lớn. Khí hậu nơi đây mát mẻ quanh năm, có rất nhiều loài cây dược liệu tự nhiên sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng là điều thuận lợi cho việc tiếp nhận, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào thử nghiệm, sản xuất một số loại cây dược liệu có năng suất, chất lượng, giá trị cao. Giờ đây, thu nhập của nhiều nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số đã tăng lên nhiều so với trước nhờ trồng cây dược liệu.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông Phạm Thanh Bình cho biết: “Chủ trương của huyện là phát triển toàn diện các loại dược liệu, nhất là dược liệu dưới tán rừng và chế biến sâu các loại dược liệu trên địa bàn. Đây là một trong những định hướng chủ lực phát triển kinh tế của huyện cũng như của tỉnh. Dự kiến đến năm 2050, huyện sẽ phát triển hơn 1.000ha cây dược liệu và thu hút các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn”.

Đối với các hộ dân tộc thiểu số, huyện đang chuyển đổi mạnh mẽ cây trồng, chuyển các diện tích cây có thu nhập thấp sang diện tích trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao hơn và có thu nhập cao hơn cho người dân xóa đói, giảm nghèo.

“Ngoài các Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ sinh kế cộng đồng, giảm nghèo thì huyện có chính sách về hỗ trợ giống, kỹ thuật, hỗ trợ cải tạo đất, quy hoạch vùng trồng để cho người dân trồng được tập trung để xây dựng các vùng trồng tập trung để phát triển mạnh vùng dược liệu tập trung”, ông Phạm Thanh Bình nhấn mạnh.

Chị Y Thanh, thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) phấn khởi chia sẻ: “Trước đây thì vườn nhà mình trồng sắn nhưng cực lắm. Một năm phải làm cỏ mấy lần nhưng năng suất thấp, giá cả không ổn định nên thu nhập của gia đình bếp bênh. Từ khi quyết định chuyển sang trồng cây dược liệu thì thấy rất thích hợp với đất nơi đây, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn”.

Theo anh Trần Đức Hòa, Hợp tác xã Nông nghiệp - Du lịch trải nghiệm Kon Tu Rằng, thì so với cơ cấu trồng nông nghiệp trước đây tại địa phương, khi chuyển sang trồng cây dược liệu như: Sâm Đại Quang, cây Cỏ Ngọt… thì rất phù hợp với thổ nhưỡng. Công chăm sóc hầu như không có, chỉ sử dựng nước tự nhiên ở trên suối về tưới; kinh tế các hộ dân cũng như thành viên hợp tác xã dần phát triển.

Đến nay trên địa bàn huyện Kon Plông có nhiều doanh nghiệp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Các sản phẩm đưa vào liên kết sản xuất như: Sâm dây, sâm đương quy, đinh lăng, ba kích, sa nhân… Một số sản phẩm đã được thiết kế logo, nhãn hiệu, bao bì và đăng ký chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ (như: Sâm dây Măng Đen, đương quy Măng Đen, chuối rừng Măng Đen, trà sâm dây Măng Đen…).

Định hướng đến năm 2030, diện tích trồng dược liệu ở huyện Kon Plông sẽ lên đến khoảng 2.500ha, vì vậy các khâu chế biến, tiêu thụ đang được huyện chú trọng, khuyến khích phát triển.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Phước: Huyện Đồng Phú đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) – Theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới gồm 9 tiêu chí: Quy hoạch; giao thông; thủy lợi và phòng, chống thiên tai; điện; y tế - văn hóa - giáo dục; kinh tế; môi trường; chất lượng môi trường sống; hệ thống chính trị - an ninh trật tự - hành chính công, huyện Đồng Phú hiện đã thực hiện đạt các tiêu chí của chương trình.

    20:20 | 03/12/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): “Cán đích” nông thôn mới

    (Xây dựng) - Đến thời điểm này, 100% xã của huyện Văn Yên đã “cán đích” nông thôn mới. Diện mạo nông thôn mới của vùng đất quế đã mang dáng dấp một đô thị khang trang, hiện đại, hài hòa.

    17:12 | 03/12/2024
  • Hà Nội: Xã Bát Tràng phát triển nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) – Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã không ngừng vươn lên, nâng cao chất lượng sống của người dân và của khu vực.

    15:49 | 03/12/2024
  • Sản phẩm OCOP giúp sức xây dựng nông thôn mới tại Thành phố Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) - Phát triển sản phẩm OCOP đem lại giá trị kinh tế cao, từ đó nâng cao thu nhập người gân, góp phần quan trọng việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

    11:38 | 03/12/2024
  • Khánh Hòa có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành các quyết định công nhận 2 xã Sơn Bình và Sơn Hiệp (huyện Khánh Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024; xã Vĩnh Trung (thành phố Nha Trang) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

    09:41 | 03/12/2024
  • Bắc Trà My (Quảng Nam): Huy động tối đa nguồn lực từ nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Hoàng Thanh Long cho biết, đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bắc Trà My duy trì, nâng chuẩn xã nông thôn mới (NTM), có 2/3 xã đạt các tiêu chí giai đoạn 2022 - 2025; xây dựng xã NTM nâng cao là Trà Dương đạt 9/19 tiêu chí; kết quả thực hiện bộ tiêu chí xã NTM đối với xã về đích giai đoạn 2022 - 2025, đến nay xã Trà Sơn và Trà Giang đều đạt 18/19 tiêu chí, còn lại 1 tiêu chí thu nhập chưa đạt.

    18:09 | 02/12/2024
  • Hà Nội: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mê Linh năm 2024

    (Xây dựng) - Mới đây, UBND huyện Mê Linh phối hợp cùng Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mê Linh năm 2024.

    09:20 | 02/12/2024
  • Bình Dương: Huyện Phú Giáo xây dựng Đề án Làng thông minh để phát triển nông thôn mới bền vững

    (Xây dựng) - UBND huyện Phú Giáo cho biết, đang xây dựng Đề án Làng thông minh Phú Giáo, thực hiện trên cơ sở Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, trong đó tập trung các nội dung trọng tâm như thể chế thông minh, nguồn lực thông minh, hạ tầng thông minh, dịch vụ thông minh, sản xuất và kinh doanh thông minh.

    18:02 | 01/12/2024
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Huyện Long Điền đạt nhiều thành tựu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Kết quả của việc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 đã giúp huyện Long Điền có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 2 thị trấn Long Điền và Long Hải đạt chuẩn đô thị văn minh. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 84,2 triệu đồng/người, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,21% và tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn 0%.

    17:58 | 01/12/2024
  • Đan Phượng (Hà Nội): Nỗ lực sớm đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của nhân dân, Đan Phượng đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Toàn bộ 100% xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ, góp phần tạo nền tảng vững chắc để Đan Phượng sớm đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.

    10:56 | 01/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load