Thứ sáu 08/11/2024 12:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Kiểm tra hoạt động xây dựng, cấp phép xây dựng và quản lý hành lang giao thông trên địa bàn huyện Đức Thọ

23:02 | 24/04/2024

(Xây dựng) - Nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi, đất đai, UBND huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh) vừa ban hành Kế hoạch kiểm tra hoạt động xây dựng, cấp phép xây dựng và quản lý hành lang giao thông trên địa bàn huyện năm 2024.

Kiểm tra hoạt động xây dựng, cấp phép xây dựng và quản lý hành lang giao thông trên địa bàn huyện Đức Thọ
Việc kiểm tra sẽ từng bước đưa công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại các công trình xây dựng trên địa bàn huyện đi vào nề nếp.

Theo đó, với mục đích tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi, đất đai, qua đó từng bước đưa công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, cấp phép xây dựng; quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại các công trình xây dựng trên địa bàn huyện đi vào nề nếp; tăng cường quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, nhằm phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng năm trong hành lang đường bộ, cơi nới lấn chiếm hành lang.

Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, cấp phép; quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại các công trình xây dựng của các chủ đầu tư; quản lý trật tự hành lang giao thông; công tác nghiệm thu thanh quyết toán công trình, qua đó chấn chỉnh, hướng dẫn kịp thời các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật hiện hành.

Qua đó, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng xây dựng các công trình không phép, trái phép, sai mục đích sử dụng đất được cấp, sai quy hoạch được duyệt; các công trình xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, hành lang an toàn bảo vệ đê, kè, lưới điện…

Ghi nhận các ý kiến, đề xuất, vướng mắc, khó khăn trong việc chấp hành các quy định pháp luật hiện hành để có giải pháp, kiến nghị UBND tỉnh; Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý. Tạo thói quen chủ động thường xuyên liên tục và cương quyết trong việc kiểm tra, xử lý tình hình vi phạm trật tự xây dựng, chất lượng xây dựng, hoạt động xây dựng. Đồng thời phổ biến, tuyên truyền các quy định về pháp luật xây dựng cho chủ đầu tư, người dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động xây dựng. Kiến nghị xử lý kịp thời UBND các xã, thị trấn buông lỏng quản lý, để xảy ra các trường hợp vi phạm mà không báo cáo, không xử lý kịp thời.

Công tác kiểm tra được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo chặt chẽ, chính xác, khách quan và không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công trình được kiểm tra. Các vi phạm về hoạt động xây dựng được phát hiện trong quá trình kiểm tra phải được xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Đối tượng kiểm tra: Các dự án, công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện. Công tác kiểm tra sẽ được thực hiện theo tuần, tháng, quý và có thông báo trước đến đối tượng bị kiểm tra.

Kiểm tra đột xuất khi phát hiện có sai phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng hoặc khi được Lãnh đạo UBND huyện giao nhiệm vụ; Phối hợp với các cơ quan cấp trên khi được yêu cầu phối hợp kiểm tra.

Đoàn kiểm tra do Lãnh đạo phòng Kinh tế - Hạ tầng làm Trưởng đoàn; 02 chuyên viên của phòng Kinh tế - Hạ tầng làm Thư ký, Thành viên đoàn; Các thành viên còn lại, tùy theo tính chất, quy mô cụ thể của từng công trình kiểm tra có thể điều động các cán bộ, chuyên viên các phòng, ban chuyên môn có liên quan.

Trưởng Đoàn kiểm tra có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên trong Đoàn để thực hiện đúng các nội dung theo kế hoạch. Sau khi kết thúc đợt kiểm tra báo cáo kết quả về UBND huyện để xem xét, quyết định (số trường hợp vi phạm; số trường hợp xử lý trong quá trình kiểm tra; đề xuất giải pháp xử lý đối với những trường hợp khó khăn, vướng mắc và vượt quá thẩm quyền…).

Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm: Báo cáo bằng văn bản về các nội dung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra; chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan để phục vụ quá trình kiểm tra và cử người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư, mời đại diện hợp pháp của các đơn vị hoạt động xây dựng có liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra, đảm bảo thực hiện đúng thời gian và nội dung kiểm tra theo kế hoạch; tổ chức kiểm định chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình hoặc kiểm định công trình khi có yêu cầu của Đoàn kiểm tra; báo cáo, giải trình, bổ sung hồ sơ (nếu có) cho Đoàn kiểm tra khi có yêu cầu.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load