Chủ nhật 15/09/2024 11:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Không nên phát triển thêm các dự án nhiệt điện than mới

08:42 | 11/03/2021

(Xây dựng) - Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy hoạch điện VIII (Quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045). Nhiều chuyên gia cho rằng, không nên phát triển thêm các dự án nhiệt điện than mới, đặc biệt trong giai đoạn 10 năm tới.

khong nen phat trien them cac du an nhiet dien than moi
Dự thảo Quy hoạch điện VIII cần có các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh hơn nữa phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời phân tán và điện gió (Ảnh: Internet).

Theo các chuyên gia về tổng quan, so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Quy hoạch điện VIII tại mốc 2030 đã có một số thay đổi lớn: Loại bỏ 5.000 MW điện than, 29.800 MW điện than còn lại được phát triển từ 2021 kéo dài tới 2045; tăng tỷ trọng đóng góp của năng lượng tái tạo từ 21% lên 32,5%. Tuy nhiên, dự thảo quy hoạch vẫn có một số điểm cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.

Theo TS. Phạm Xuân Hòe - nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, cơ cấu nguồn vốn trong bản dự thảo chỉ phân bổ vào danh mục đầu tư, không đề cập đến cơ cấu nguồn vốn huy động từ đâu. Bản dự thảo chưa phù hợp, chưa đúng với định hướng và giải pháp quan trọng về tài chính xanh và ngân hàng xanh, được đề cập trong Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, các dự án nhiệt điện than nếu tiếp tục được ưu tiên phát triển sẽ gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn khi các định chế tài chính trên thế giới đang thoái vốn khỏi điện than.

Bản dự thảo Quy hoạch điện VIII đã chú ý đến vấn đề môi trường, phát triển bền vững khi lần đầu tiên lượng hóa được các ô nhiễm thành tiền. Tuy nhiên, quy hoạch vẫn đang “luẩn quẩn” với tuy duy cũ về phát triển điện than.

Theo các chuyên gia đến từ Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID), các doanh nghiệp trong lĩnh vực tái tạo, các nhà nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long, bản dự thảo cần có đánh giá về thách thức của biến đổi khí hậu và dịch bệnh, các tác động với sức khỏe cộng đồng với tính khả thi của Quy hoạch điện VIII…

Dự thảo Quy hoạch điện VIII cần đưa ra những giải pháp khả thi, đột phá, bám sát và khai thác cơ hội từ những xu thế mới để dự báo, định hướng phát triển ngành điện theo hướng bền vững, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Trong đó, cần phải giảm phụ thuộc vào điện than, đặc biệt trong giai đoạn 10 năm tới. Thay vào đó có các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh hơn nữa phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời phân tán và điện gió…

Linh Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

  • Nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh

    Ở các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, sau khi bão đi qua, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đã huy động nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cán bộ, công nhân được yêu cầu trở lại làm việc, sản xuất, bảo đảm tiến độ, kế hoạch cung ứng hàng hóa cho thị trường, bàn giao sản phẩm đã ký kết đối tác từ đầu năm.

  • Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 14/9/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 419/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.

  • Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 415/TB-VPCP ngày 13/9/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load