Thứ bảy 18/01/2025 07:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sự kiện & Bình luận /

Không để nợ xấu mãi xấu

23:08 | 15/09/2014

(Xây dựng) - Nợ xấu đang là nút thắt của nền kinh tế, là nỗi đau đầu của cả các NH cho vay và các khách hàng, các DN đi vay. Bóng ma nợ xấu sẽ xua tan cách gì? Trái núi nợ xấu sẽ xử lý ra sao khi kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn thách thức. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Chủ tịch HĐTV Cty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã dành cả buổi sáng trò chuyện với chúng tôi một cách thẳng thắn và cởi mở xoay quanh việc mua bán nợ xấu của VAMC.

khong de no xau mai xau
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Chủ tịch HĐTV Cty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)

Ông Chủ tịch nói gì về VAMC?

- Đến nay VAMC đã mua được 59.000 tỷ đồng nợ xấu, nhưng bán thì mới được 1.400 tỷ. Nhiều người cho rằng chúng tôi bán nợ xấu chậm. Trong kinh doanh có mua thì phải có bán, quá đúng rồi. Nhưng kinh doanh đồng vốn là thứ hàng hóa đặc biệt. Nợ xấu càng là thứ đặc biệt hơn trong cái “đặc biệt” ấy! Vậy thì mua rồi bán thế nào đây?

Bán cho nước ngoài khi họ vào mua phải có phương án tái cấu trúc lại DN như thế nào. Phải kế thừa các khoản nợ đó ra sao, có phương án gì để phát triển, không ảnh hưởng đến đời sống người lao động của DN ấy, không bị giải thể, không bị phá sản. Còn nếu họ mua vào xong họ để đấy, đợi khi giá lên mới bán thì người lao động mất việc làm, gánh nặng xã hội ai chịu?

Còn bán ở trong nước phải có những DN đủ năng lực tài chính để họ mua được, kiện toàn được cái khoản nợ mà công trình dở dang đó, phải khuyến khích chứ. Đúng, phải bán bằng “tiền tươi, thóc thật” nhưng phải bán cho đối tượng thấy hiệu quả nhất. Hiệu quả phải kế thừa những dự án đang dở dang. Các dự án này cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đều đang rất quan tâm, nhưng nhà đầu tư nước ngoài họ mới chỉ dừng ở mức tham khảo, xem xét, thăm dò, nếu rẻ thì họ mua.

Nợ xấu thực giờ là bao nhiêu?

- Thực tế tôi chưa nắm được con số chính xác. Bây giờ VAMC mua được khoảng gần 59.000 tỷ rồi. Bán mới được khoảng 1.400 tỷ. Mua được của 35 tổ chức tín dụng. Khoản nợ nào đủ điều kiện thì mua. Những NH có nợ xấu dưới 3% cũng mua, trên 3% cũng mua, 10% cũng mua. Nhưng các khoản nợ đó phải đảm bảo điều kiện quy định tại Nghị định 53 và Thông tư 19. Đối với DN thì từ 3 tỷ trở lên, với cá nhân thì từ 1 tỷ trở lên, xem xét đủ điều kiện mua được là mua. Đến giờ phút này các tổ chức tín dụng xem xét các khoản nợ nhỏ lẻ cũng cần được hỗ trợ, họ cũng bán không ít. Nhưng các khoản nhỏ lẻ này lại có tài sản đảm bảo dễ phát mại, sau này xử lý tương đối dễ.

Mua nợ xấu, bán nợ xấu sẽ chạm đến cả uy tín NH và DN. Ông nghĩ sao về điều này?

- Việc xử lý nợ xấu phải xác định quyền lợi của nền kinh tế trước. Nợ xấu xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Đâu phải chỉ các NH gây ra. Thế thì cần có giải pháp. Ngay việc “đẻ ra” VAMC cũng là một giải pháp để bảo vệ lợi ích cho nền kinh tế. Phải xác định, đây là một quyết định hết sức sáng suốt của Chính phủ. VAMC mua nợ xấu mà không phải sử dụng vốn ngân sách, đến giờ phút này xử lý được 59.000 tỷ. Phải nói thành công chứ.

Việc xử lý nợ thông qua VAMC là các tổ chức tín dụng được đưa ra khỏi nội bảng các khoản nợ xấu và nghiễm nhiên lúc đó thì hệ số K - hệ số tín nhiệm của tổ chức tín dụng được nâng lên. Không phải ở trong nước, tổ chức quốc tế đánh giá xem xét hệ số K, xem xét mức lãi suất cho vay đối với các tổ chức tín dụng ở mức nào. Nhìn rộng ra là một hiệu ứng rất có lợi. Tổ chức tín dụng tiếp cận được nguồn vốn rẻ ở các nước trên thế giới. Họ đánh giá hệ số tín nhiệm chính là đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng. Họ thấy ở mức an toàn thì họ sẽ để mức lãi suất thấp hơn cho ta vay. Đấy là cái lợi cho đất nước.

Nếu trước đây không có VAMC, những khách hàng nợ xấu đừng bao giờ nghĩ đến chuyện đi vay vốn NH. Đại gia ư, DN lớn ư, nếu có nợ xấu của ngân hàng A, B, C nào đó, chỉ cần dính nợ xấu một NH (nhóm 5) thôi thì tất cả các NH đóng cửa hết. Nghiễm nhiên DN bị đưa vào tình trạng NH phong tỏa, thậm chí phá sản.

Nhưng khoản nợ xấu đó giờ bán cho VAMC thì các tổ chức tín dụng được phép xem xét đối với DN đó và không tính khoản nợ đó là xấu nữa. Nếu như DN có phương án kinh doanh hiệu quả thì có thể tiếp tục được cho vay vốn để kinh doanh tiếp.

Khoản nợ xấu đó bán cho VAMC rồi, VAMC sẽ phân loại, đánh giá xem DN đó có cơ hội phục hồi. Nếu có phương án làm ăn hiệu quả VAMC sẽ phối hợp với DN đề xuất tổ chức tín dụng cho vay tiếp. Rồi xem xét miễn giảm lãi, cơ cấu nợ. Có thể tổ chức tín dụng tiếp tục cho DN vay tiếp, đồng thời chuyển lãi suất cho vay khoản nợ đó về mức hợp lý khi DN kinh doanh hiệu quả, mức lãi suất công bố tùy theo từng thời kỳ, hiện tại là 10,7%. Còn nếu để lãi suất vay cao, cộng với đầu vào tăng, sản phẩm bán ra chậm thì DN nào chịu nổi?

Ông có thể nói cụ thể hơn?

- Hiện nay tất cả các khoản nợ xấu VAMC mua đều có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo đó phần lớn là BĐS, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ… Những khoản nợ đảm bảo được tính pháp lý thì VAMC sẽ mua, trường hợp thiếu sẽ hoàn thiện dần.Sau đó sẽ phân loại, khoản nào cần xử lý ngay thì phải xử lý. Như máy móc thiết bị để lâu sẽ hỏng thì phải bán ngay để hạn chế thiệt hại, rủi ro. Nếu trong quá trình phân loại nợ mà thấy khả năng phục hồi của DN thì cũng phải xem xét để tạo điều kiện cho DN. Quan trọng hơn khi phát mại tài sản liên quan đến DN, đến dự án thì phải rà soát lại tất cả các dự án đó đang thiếu vốn thế nào, thiếu ở đâu, suất đầu tư ra sao… Làm như vậy phải có thời gian. Phải xem kỹ người mua tài sản này để đầu tư, hay có tiền mua để đấy.

Ví như những dự án chung cư, người ta làm dở dang rồi, nay vì thiếu tiền do dính nợ xấu thì phải xem xét cơ cấu nợ cho DN, rồi xem xét đầu tư tiếp để dự án hoàn thành mới bán được.

khong de no xau mai xau

Tình trạng nhiều dự án BĐS dở dang chềnh ềnh, dư luận than phiền: Cả tiền NH và tiền của dân nằm chết dí trong đó, ông nghĩ sao?

- Đúng là rất nhiều các dự án đang dở dang, các DN nước ngoài vào họ ngó nghiêng cả. Họ đặt vấn đề có người mua 100 tỷ, 150 tỷ, nhưng triển khai thế nào? Nó liên quan đến luật đất đai và các văn bản qui phạm pháp luật khác. Vốn vào là thật để các tổ chức tín dụng có thanh khoản. Nhưng trong điều kiện hiện nay các tổ chức tín dụng không thiếu thanh khoản. Vậy tính sao, ứng xử thế nào? Trong khi đó, NHNN đã thành lập ra VAMC, trao trách nhiệm cho VAMC phải góp tay giải tỏa trái núi nợ xấu không cần đến ngân sách. Khi các tổ chức tín dụng khó khăn về thanh khoản thì vẫn được vay tái cấp vốn của NHNN với tỷ lệ tối đa 70%. Như vậy phải thấy bài toán ở đây là nhìn nhận lại tái cấu trúc cộng với hỗ trợ các DN. Vì vậy đặt ra vấn đề là mua được nợ, phải xử lý nợ ngay. Xử lý trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như thế này thì đâu dễ. Nếu bán ra nước ngoài, cũng phải xem xét phù hợp với thị trường. Không cẩn thận mà bán ào ạt vội vàng, còn ảnh hưởng lớn hơn đến nền kinh tế chứ đâu có đùa!

Trong quá trình mua bán nợ xấu, VAMC cũng đang kiến nghị một số điều khoản sửa đổi bổ sung cho phù hợp nhất với thực tiễn, có hiệu quả nhất cho nền kinh tế. Với các nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi xem xét họ quan tâm đến lĩnh vực gì? Quan tâm thật không? Chứ nếu họ chỉ vào nghiên cứu, khảo sát hoặc môi giới, thấy rẻ mua rồi để đấy thì phải cân nhắc. Bán nợ xấu phải phù hợp với thị trường, không phải cứ đắt rẻ gì cũng bán đổ bán tháo đi. Bán phải đảm bảo lợi ích cho tổ chức tín dụng, cho DN, cho nền kinh tế.

* Đang xảy ra tình trạng giữa các tổ chức tín dụng và DN khi đã gây thành nợ xấu, thì mối quan hệ người cho vay, khách hàng đi vay trở thành “cơm không lành, canh không ngọt”. Phải chăng sinh ra VAMC như “nhịp cầu nối lại bờ vui” cho DN và NH?

- Về bản chất phải hiểu, nợ xấu đã phát sinh thì NH đi đòi nợ, DN thì tìm mọi biện pháp trả nợ. Đủ cách rồi không trả được họ trốn nợ. Nhỡn tiền là thế. Nhưng nếu không trả được thì NH phải phát mại tài sản. NH cũng vạn bất đắc dĩ mới phải làm thế. Còn người đi vay họ cũng muốn kinh doanh có hiệu quả. Nhưng vì khó khăn nên mới xảy ra rủi ro như vậy… Nói VAMC là “nhịp cầu nối lại bờ vui” cho NH và DN cũng quá đúng!

Có vụ DN ép NH phải thay đổi, điều chỉnh lãi suất thì họ mới tính đến việc trả nợ. Theo ông xử lý thế nào?

- Đã quan hệ kinh tế thì phải có hợp đồng. Tôn trọng hợp đồng là tôn trọng pháp luật. Không thể nói ép hay không ép. Khách hàng phải chia sẻ với NH, và NH sẻ chia với DN. Không thể tôi không trả được tôi ép anh. Bởi vì anh ký nhận nợ đều có trên hợp đồng hết. Nếu không giao kết gì trong hợp đồng thì dẫn tới vướng luôn trong triển khai nữa. Cái vướng hiện nay chính là ở chỗ nhận thức ở việc tính pháp lý của hợp đồng đó chưa được cao, cho nên tính dân sự còn cao. Anh đã đặt bút ký vào đó, trong điều kiện tỉnh táo thì anh phải hiểu pháp luật, khi ký hợp đồng anh phải hiểu nó ảnh hưởng như thế nào, hệ quả ra sao? Chứ để đến khi xảy ra chuyện mới tính thì đố NH nào giải quyết được.

Cho vay các DN chế biến thủy sản các tỉnh miền Tây Nam bộ mà các NH cũng dính nợ xấu vào đó tương đối lớn, nhiều ông chủ nuôi cá tra làm ăn đổ bể… Ông nhìn việc này thế nào?

- Trước hết phải chia sẻ với những người làm nông lâm, thủy sản… phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố thiên nhiên. Cà phê, tôm, cá... được mùa cũng chết, mà mất mùa cũng chết. Khâu chế biến sâu còn yếu. Công tác quy hoạch còn kém, được mùa mất giá,..

Hiện nay nhà nước rất quan tâm, chia sẻ với những người làm nông nghiệp, nuôi cá tra, tôm, cà phê… Vì vậy khâu quy hoạch, khâu tiêu thụ, chế biến sâu rất quan trọng. Trong điều kiện khó khăn về thị trường thì phải đưa vào chế biến sâu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…

Phải nhìn nhận một cách hài hòa, đừng đặt nặng là NH cho vay ẩu. Một thời các NH thi nhau cho vay, vì cho vay được là có nguồn ngoại tệ rồi. Bây giờ sợ, vì cho vay không biết thu cách nào, lại dính vào vòng lao lý. Ngồi làm việc với các ông chủ nuôi tôm, nuôi cá tra mới chia sẻ với họ được. Chỉ một con tôm trắng bụng thôi qua đêm đã mất trắng tiền tỷ rồi!

Một lần tôi đi cùng các ông chủ tôm của ta sang Mêhicô để tham quan mô hình nuôi tôm của bạn mới trân trọng lòng đam mê của các ông chủ tôm của xứ ta. Họ đi để học thật sự chứ không du lịch, thăm thú đâu… Đi từ sáng đến chiều không nghỉ ăn cơm… Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng đi cùng đoàn, các ông chủ tôm trong đó có DN Thông Thuận cũng đi. Đi để tìm hiểu sự rủi ro cuả nghề nuôi tôm. Quả thật vào trại tôm của bạn mới thấy cả một quy trình rất nghiêm ngặt.

Mối quan hệ khi mua nợ xấu, giữa DN và các NH với VAMC thế nào? Hơn thế mua nợ xấu rồi thì cũng phải tính bán đi chứ, đâu có thể “ôm” mãi?

- Thực ra đến giờ phút này chưa có gì lớn. Chỉ có điều khi bán nợ thì anh phải hiểu, phải chia sẻ. Khi tổ chức tín dụng bán nợ thì phải trích dự phòng rủi ro 20%, có thể ảnh hưởng đến thu nhập của các tổ chức tín dụng. Bây giờ đang xem xét rà soát lại vì cao quá. Theo 493 thì họ sẽ trừ đi giá trị đảm bảo, phần còn lại thì trích ra. Trong tổng số nợ xấu đã mua thì dư nợ liên quan đến BĐS chiếm tỷ lệ 60 - 70%, chủ yếu ở hai thành phố lớn, ngoài ra có cả các nhà máy, khu công nghiệp, thủy sản... Mua nợ xấu rồi tất nhiên phải lo bán. Tuy nhiên thời điểm bán nợ xấu lúc này không phải đặt ra quá gay gắt. Bán phải tính toán để đảm bảo lợi ích của nhiều bên. NHNN đang điều hành rất tốt về chính sách vĩ mô, chính sách tiền tệ. Đó là điều kiện lý tưởng để kinh doanh vì lãi suất ổn định... VAMC đang đề nghị NHNN cho tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 2.000 tỷ để đủ sức mạnh của một định chế tài chính. VAMC tới đây sẽ chọn tuyển vài chục cán bộ nữa để đảm đương việc mua bán nợ xấu. Theo đó sẽ có những cơ chế, thể chế mới để VAMC hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường như chỉ đạo của thủ tướng Chính phủ.

Xin cảm ơn ông Chủ tịch!

BĐS bản thân nó không xấu. BĐS chuyển động thì kéo theo các lĩnh vực khác: xi măng, sắt thép, đồ nội thất, rồi công ăn việc làm người lao động sẽ chuyển động theo… Nếu BĐS là đất sạch thì ổn, chứ nếu BĐS chỉ là dự án quy hoạch còn chờ còn đợi thì chết như chơi!

(Ông Nguyễn Quốc Hùng)

Đỗ Quang Đán (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Giảm phiền hà từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Ngày11/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

  • Từ kiểm soát đến kiến tạo và sáng tạo

    Nhà nước phải tập trung vào vai trò điều tiết, giám sát, và tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, thay vì ôm đồm tất cả các chức năng. Việc giao quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân có năng lực vượt trội không chỉ tăng hiệu quả quản lý mà còn giải phóng nguồn lực cho những lĩnh vực cần thiết hơn.

  • Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới

    Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

  • Doanh nghiệp phục hồi, kinh tế tăng trưởng

    Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2024 kinh tế Việt Nam đã phục hồi và phát triển mạnh mẽ, dần lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước đại dịch Covid-19, với nhiều điểm sáng, nhất là trong xuất khẩu và thu hút FDI.

  • Thực hiện phân cấp, phân quyền và việc lựa chọn nhân sự

    Ngoài các vấn đề liên quan tới cơ chế, chính sách, một trong những yếu tố quan trọng trong thực hiện phân cấp, phân quyền là nhân lực. Theo chuyên gia, cần áp dụng công cụ quản trị nguồn nhân lực khoa học, để họ không né tránh, chây ì mà quyết tâm thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

  • Nhân lên tình người vượt mưa lũ

    Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với đời sống hàng nghìn người ở nhiều địa phương, vì thế, cần thêm nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua hoạn nạn.

Xem thêm
  • Bài học không bao giờ cũ và bản lĩnh chính trị Việt Nam

    Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học không bao giờ cũ; luôn được Đảng đặc biệt coi trọng như là nhân tố tăng cường sức mạnh, bản lĩnh chính trị Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

    09:57 | 04/09/2024
  • Tiến vào kỷ nguyên mới với tinh thần độc lập, khát vọng tự cường

    Hôm nay là ngày vẻ vang, là ngày Độc lập! 79 năm trước, cả dân tộc ta đã đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đổ ách xiềng xích của cả đế quốc, thực dân, phong kiến. Từ thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc Bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2/9/1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đất nước Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới, người dân Việt Nam ngẩng cao đầu tự hào là con dân một nước tự do, độc lập.

    10:42 | 02/09/2024
  • Kỳ tích mới từ "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão"

    Chỉ trong hơn 6 tháng, chúng ta đã kéo đường dây điện 500 kV mạch 3 dài 519 km, vượt địa hình hiểm trở để đưa điện ra miền Bắc. Đây là một kỳ tích có được nhờ tinh thần "thần tốc, quyết thắng, vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão" để "biến cái không thể thành có thể".

    15:10 | 31/08/2024
  • Phát triển đất nước lên tầm cao mới

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 02/9 vào thời điểm đất nước có bước chuyển mình của cơ hội cùng thách thức mới trên con đường phát triển. Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế mà nòng cốt là mở rộng thị trường, địa bàn kinh tế, đòi hỏi tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành hàng và doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Mục tiêu cơ bản là thực hiện thắng lợi 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng XIII đề ra, phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi mức thu nhập trung bình thấp, trở thành quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 là nước phát triển…

    10:59 | 30/08/2024
  • Ngăn chặn tình trạng đấu giá đất bất thường

    Những ngày gần đây, thị trường bất động sản Hà Nội liên tục chứng kiến các kỷ lục về giá trúng đấu giá đất tại khu vực ngoại thành, phiên sau cao hơn phiên trước. Đơn cử, ngày 28/7, huyện Đan Phượng đấu giá 85 lô đất ở các xã Đan Phượng, Hạ Mỗ, Phương Đình, giá trúng lô đất cao nhất hơn 99 triệu đồng/m2, gấp hơn 2 lần giá khởi điểm.

    07:50 | 22/08/2024
  • Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

    Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

    09:31 | 20/08/2024
  • Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám trong thời đại mới

    Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa thu lịch sử ấy mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta.

    09:00 | 19/08/2024
  • Trách nhiệm với người dân

    Theo dự thảo bảng giá đất mới Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành nhằm tiệm cận với giá thị trường, giá đất trên địa bàn sẽ tăng cao rất nhiều lần; thậm chí, có nơi tăng gấp 37 lần so với bảng giá hiện hữu. Điều này khiến người dân ùn ùn kéo nhau đi làm thủ tục đăng ký đất đai, thậm chí vay mượn tiền bạc kịp đóng tiền sử dụng đất theo bảng giá đất hiện hành. Tại nhiều Văn phòng đăng ký đất đai ở thành phố Thủ Đức, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi,… hồ sơ thủ tục nhà đất tăng đột biến, cán bộ làm không xuể.

    14:07 | 12/08/2024
  • Nỗi lo an toàn cây xanh trong đô thị

    Vụ việc một nhánh cây dầu phân loại 3 (cây có kích thước lớn) trong công viên Tao Đàn (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) bỗng nhiên gãy và rơi từ độ cao khoảng 25m khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương, thêm một lần nữa cảnh báo về an toàn cây xanh trong đô thị.

    10:56 | 11/08/2024
  • Chậm một giờ cũng là tội lớn với nhân dân!

    (Xây dựng) - Hôm qua, khi hỏi vị lãnh đạo tỉnh Cà Mau về tiến độ Bệnh viện Đa khoa tỉnh quy mô 1.200 giường bệnh, tôi nhận được câu trả lời đầy “tâm trạng”: “Tỉnh đang lập Hội đồng Tư vấn giải quyết kiến nghị lựa chọn nhà thầu. Dự án chậm thì chắc chậm rồi. Nhưng cách làm việc “cù cưa” kiểu này hoài, điệp khúc “lỡ hẹn” với bệnh nhân biết đến bao giờ”. Thực trạng 2 bệnh nhân, 1 giường bệnh là “chuyện thường ngày ở huyện” tại Cà Mau. Một số bệnh nhân chấp nhận điều trị trái tuyến lên tuyến Trung ương với hy vọng, tương lai không xa miền cuối đất xóa vùng trũng về y tế.

    21:59 | 07/08/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load