Thứ sáu 03/01/2025 08:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

“Khát” giữa đô thị

13:52 | 16/12/2008


Cứ 2 ngày, chiếc xe này chở vào Thạch Sơn 60 - 70 bình nước lọc.

Xài sang mà xót

Bây giờ về Thạch Sơn vào bất cứ nhà nào cũng có thể thấy những thùng nước lọc loại 20 lít vừa dùng vừa trữ. Cụ Thành ở tổ 1 Thạch Sơn dẫn chúng tôi ra sau nhà, vừa múc từng gàu nước lợn cợn cặn đen đổ vào thau vừa cho biết, ba bốn tháng gần đây giếng nước gia đình ông bị lẫn tạp chất đen ngòm và bốc mùi hôi thối, không thể dùng vào bất cứ việc gì được nữa. Ông nói: “Khu vực này bị chờ giải tỏa nên người ta không cho bắt nước thủy cục, cả xóm xưa nay dùng nước giếng đào và giếng khoan, giờ khoan hay đào chi cũng ô nhiễm hết”.

Cạnh nhà ông Thành là nhà chị Loan đang dùng nước giếng khoan, nước bơm lên cũng vàng khè vì nhiễm phèn nặng, phải qua mấy lớp cát, đá và than lọc mới dùng được, mà vẫn nhờ nhợ tanh tanh. Vốc cho chúng tôi xem một vốc cát vàng xỉn bốc mùi gỉ sét, chị nói: “Trước đây vài tháng mới phải thay bể lọc một lần, bây giờ chỉ đôi ba tuần là cát than gì cũng vàng chệt cứng ngắt lại như xi măng…”

Anh tài xế của cơ sở nước tinh khiết Lộc Quyên (đang dừng xe bỏ nước ở tổ 2 Thạch Sơn) kể, cứ cách một ngày anh lại chở vào khu này 60 - 70 bình nước, “đó là chưa kể các cơ sở khác cũng có khách hàng trong này nữa”.

Cái giếng nhà ông tổ trưởng tổ dân phố 2 cũng múc lên một thứ nước vàng. Bà Phạm Thị Hỷ vừa múc nước về rửa chén vừa giải thích: “Rửa nước này xong phải lấy nước tinh khiết tráng lại. Tất cả nấu nướng chi đều dùng nước bình. Tui ở một mình mà mỗi tháng phải xài hết mười mấy bình 20 lít, tốn mất mấy trăm nghìn bạc”…


Ông cụ Thành: “nước như ri làm răng mà xài được?”

Nỗi lo không ai chia sẻ

Theo ông Bùi Văn Quốc - Chủ tịch UBND P.Hòa Hiệp Nam, trong số dân ở khu Thạch Sơn, có 37 hộ đã được đền bù nhưng bên dự án chưa bố trí được đất tái định cư nên họ phải chờ, hơn 60 hộ còn lại chưa thỏa thuận được để di dời.

Tuy nhiên, theo người dân Thạch Sơn, họ đã rất khốn khổ vì phải sống trong cảnh thiếu nước trầm trọng, chỉ chờ BQLDA bố trí nơi ở mới để di dời, nhưng “hai ba năm nay rồi, họ chỉ tới quay phim kiểm định, chưa nghe nói đến chuyện đền bù gì cả, nói chi đến chuyện có đất tái định cư mà di dời” - như lời ông cụ Thành nói.

Để giải quyết nước sạch cho bà con khu này, chính quyền địa phương đã từng mời bên cấp nước đến nắm tình hình ô nhiễm, yêu cầu đưa nước thủy cục về, nhưng “nhà máy nước không thể giải quyết cho khu vực đang giải tỏa”, vì theo ông Quốc: “Chuyện này phải có chỉ đạo từ TP mới làm được. Hiện nay việc giải tỏa di dời còn chưa xong, chúng tôi biết tình hình bà con khó khăn như vậy mà không thể làm gì hơn được”.

Ông Quốc còn cho biết, phường đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên về việc KCN Hòa Khánh làm ô nhiễm nguồn nước. Toàn P.Hòa Hiệp Nam có 95ha đất nông nghiệp và 75ha của vùng nuôi tôm bị ô nhiễm từ nước thải KCN. Người dân khu vực này làm nông nghiệp bị thất bát vì môi trường, bây giờ đến nước sinh hoạt cũng ô nhiễm, phải bỏ tiền mua theo giá nước uống, vừa “xài sang” vừa nhong nhóng lo chuyện di dời vào tái định cư với bao nhiêu nỗi lo nghề nghiệp, nợ nần… Quả thật điều đó vượt quá tầm của chính quyền cơ sở.

Y Duyên

Theo baoxaydung.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Kon Tum quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã đặt ra mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát như một nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 2.480 hộ dân đang sống trong những ngôi nhà tạm bợ, trong đó 2.277 hộ cần xây mới và 203 hộ cần sửa chữa. Với tổng kinh phí dự kiến lên đến 131,68 tỷ đồng, tỉnh quyết tâm hoàn thành mục tiêu trước tháng 6/2025, mang lại cuộc sống an toàn và ổn định hơn cho người dân.

  • Nam Định: Ấn tượng về những cây cầu kết nối phát triển vùng

    (Xây dựng) - Những cây cầu nghìn tỷ ở Nam Định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng khu vực Đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho hệ thống giao thông hiện có, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển cho người tham gia giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

  • Bắc Giang: Loạt công trình trọng điểm cán đích

    (Xây dựng) - Xác định các công trình trọng điểm có ý nghĩa chiến lược, tạo nên diện mạo, sức sống, sức bền, sức vươn của tỉnh Bắc Giang trong tương lai, thời gian qua, trên các công trình trọng điểm, chủ đầu tư và nhà thầu thi công chạy đua với thời gian, phấn đấu hoàn thành các công trình đúng hạn, hướng tới chào mừng chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XX.

  • Kon Tum: Sự cố xảy ra tại dự án Thủy điện Đăk Mi 1, đã bàn giao 5 nạn nhân cho gia đình

    (Xây dựng) - 15 giờ 46 phút, ngày 02/01/2025 cơ quan chức năng đã tìm thấy 2 nạn nhân còn lại trong sự cố xảy ra tại dự án Thủy điện Đăk Mi 1, thuộc xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. 5 nạn nhân bị tai nạn tại đập thủy điện đã được bàn giao cho gia đình, bước đầu hỗ trợ gia đình mỗi nạn nhân tử vong 100 triệu đồng.

  • 10 thành tựu nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024

    (Xây dựng) – Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Tăng tốc thi công hàng loạt dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Hàng loạt dự án trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh như nút giao An Phú, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) và tuyến đường Vành đai 3 đang được các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào khai thác.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load