Thứ sáu 22/11/2024 15:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Khang Minh Group: Ôm đống nợ, lãi vay và chi phí tăng đột biến khiến lợi nhuận năm 2022 giảm sâu

09:12 | 24/02/2023

(Xây dựng) – Ghi nhận tại Báo cáo Tài chính (BCTC) hợp nhất quý IV/2022 cho thấy mặc dù doanh số bán hàng cả năm của Khang Minh Group tăng lên 75 tỷ đồng so với năm 2021 nhưng lợi nhuận sau thuế giảm gần ½ ( giảm 16,7 tỷ đồng). Nguyên nhân do chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng đột biến lên gấp đôi, trong khi hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở mức khá cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thanh toán nợ.

Khang Minh Group: Ôm đống nợ, lãi vay và chi phí tăng đột biến khiến lợi nhuận năm 2022 giảm sâu
Công ty Cổ phần Nhôm Khang Minh là 1 thành viên của Khang Minh Group (ảnh: Internet).

Công ty Cổ phần Khang Minh Group (mã chứng khoán là GKM) là doanh nghiệp tương đối lớn trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng như đá ốp lát cầu thang Thạch Anh, nhôm kính, gạch không nung. Trụ sở của Khang Minh Group đóng tại Khu công nghiệp (KCN) Châu Sơn, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, do ông Đặng Việt Lê làm Chủ tịch HĐQT. Các công ty con của Khang Minh Group gồm: Công ty Cổ phần đá Thạch Anh Khang Minh và Công ty Cổ phần Nhôm Khang Minh.

Theo Báo cáo Tài chính hợp nhất quý IV/2022, doanh thu của Khang Minh Group tăng 1,3 lần (khoảng 75 tỷ đồng) từ hơn 236 tỷ năm 2021 lên 311 tỷ năm 2022; đáng nói dù doanh thu tăng cao nhưng mức thuế TNDN lại giảm từ 7,135 tỷ đồng năm 2021 còn 4,995 tỷ đồng năm 2022 trong khi đó, với chi phí nợ tăng cao, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng tăng gấp đôi khiến lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, chỉ bằng ½ so với năm 2021, cụ thể lợi nhuận sau thuế TNDN từ 35,166 tỷ đồng năm 2021 giảm còn 18,469 tỷ đồng năm 2022.

Tính đến cuối năm 2022, tổng số thuế TNDN của Khang Minh Group phải nộp là 11,347 tỷ đồng (cộng dồn đầu kỳ và cuối kỳ) nhưng thực tế mới nộp được 784,248 triệu đồng.

Khang Minh Group: Ôm đống nợ, lãi vay và chi phí tăng đột biến khiến lợi nhuận năm 2022 giảm sâu
Dù doanh thu của Khang Minh Group tăng ổn định song lợi nhuận lại tăng giảm thất thường, rõ nhất là năm 2022 ghi nhận lợi nhuận giảm gần 1 nửa trong khi doanh thu tăng khoảng 75 tỷ đồng (nguồn: https://finance.vietstock.vn).

Đặc biệt, có sự giảm đột ngột về lợi nhuận quý IV/2022 so với 2021. Cụ thể, theo BCTC doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV/2021 của Khang Minh Group là 92,591 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế năm này là 22,019 tỷ đồng; trong khi doanh thu cùng kỳ năm 2022 tăng lên 114,182 tỷ đồng nhưng lợi nhuận chỉ vỏn vẹn có 1,292 tỷ đồng, tức là lợi nhuận so sánh cùng kỳ giảm tới hơn 20 tỷ đồng.

Lý giải cho lợi nhuận sụt giảm đột biến ở quý IV/2022, theo Chủ tịch HĐQT ông Đặng Việt Lê: “do thị trường nhiều biến động và cạnh tranh nên công ty có những giải pháp để ổn định thị phần và chấp nhận giảm biên độ lợi nhuận”.

Có lẽ đây cũng chính là lý do để giải thích cho việc chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng lên gấp đôi. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng từ 13,679 tỷ đồng năm 2021 lên 26,161 tỷ đồng năm 2022; tương tự chi phí quản lý doanh nghiệp từ 5,732 tỷ đồng năm 2021 tăng lên 11,682 tỷ đồng năm 2022.

Nguyên nhân giảm lợi nhuận còn được ghi nhận ở mục lãi vay tăng đột biến, nếu đầu năm 2022, Khang Minh Group chỉ vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 61,013 tỷ đồng thì đến cuối năm con số này tăng hơn gấp đôi lên đến 130,531 tỷ đồng (tổng cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là 228,916 tỷ đồng), do đó mức lãi phải trả tăng từ 9,121 tỷ đồng năm 2021 lên đến 24,302 tỷ đồng năm 2022, tức là tăng 2,66 lần. Điều này đặt ra nghi vấn sức khỏe tài chính của Khang Minh Group có vấn đề.

Trong tổng số tài sản (tổng nguồn vốn = nợ phải trả + vốn chủ sở hữu) của Khang Minh Group là 633,225 tỷ đồng thì riêng nợ phải trả đã chiếm 302,148 tỷ đồng (con số này tăng lên khoảng 52 tỷ so với năm 2021), trong khi vốn chủ sở hữu chỉ 331 tỷ đồng.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Khang Minh Group tính đến cuối năm 2022 dù vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng ở mức khá cao, tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối thanh toán, nguy cơ rủi ro tài chính cao nếu tỷ lệ này tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Theo dữ liệu tại website https://finance.vietstock.vn/ thì hết phiên giao dịch ngày 23/2, khối lượng cổ phiếu giao dịch của Khang Minh Group (HNX-GKM) là 34.600 cổ phiếu, giá thấp nhất trong phiên là 31.300 đồng và cao nhất là 32.300 đồng, giá đóng cửa phiên giao dịch là 32.100 đồng, tổng giá trị giao dịch là 1,086 tỷ đồng.

Theo 1 số nhà đầu tư chứng khoán thì khối lượng giao dịch GKM là quá ít, chỉ 1 số nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia, không có sức hút với các nhà đầu tư lớn. Không loại trừ khả năng các nhà đầu tư hiện hữu đặt lệnh mua đi bán lại cổ phiếu mang tính tượng trưng để tạo ra giao dịch, nhằm thu hút các nhà đầu tư bên ngoài mua.

Đỗ Lê

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nâng cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính – ngân sách Nhà nước

    (Xây dựng) – Ngày 18/11, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 03/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 132/2024/QH15 của Quốc hội.

  • Bình Dương sẽ tiếp tục là “điểm sáng” thu hút FDI

    (Xây dựng) – Nắm giữ vị trí địa lý có tính kết nối của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cơ sở hạ tầng liên tục được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đều được quy hoạch, định hướng xây dựng hiện đại, chất lượng cao… sẽ là tiền đề để Bình Dương tiếp tục đón nhận dòng chảy FDI đổ về trong năm 2025.

  • Cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn

    (Xây dựng) – Sáng 22/11, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Theo đó, việc sửa đổi Luật là cần thiết để thực hiện chủ trương, đường lối về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nói riêng...

  • Sắp diễn ra Triển lãm Việt Nam Hardware & Hand Tools Expo 2024 kết nối cộng đồng doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Từ ngày 05 - 07/12 tới, Triển lãm Quốc tế sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Việt Nam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ chính thức diễn ra tại Trung tâm Triển lãm SECC, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Ninh Bình chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Ninh Bình có có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) như lắp ráp ô tô, thiết bị điện, điện tử, dệt may... phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế hội nhập sâu rộng.

  • Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng để thu hút ngành công nghiệp bán dẫn

    (Xây dựng) - Địa phương đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, như Electronic Tripod và BOE; với các dự án lớn hứa hẹn tạo việc làm, thúc đẩy kinh tế. Đồng thời, tỉnh cũng tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động và triển khai chính sách ưu đãi để hỗ trợ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load