Thứ năm 26/12/2024 22:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hướng dẫn sử dụng kinh phí xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu

14:31 | 15/07/2024

(Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại và xây dựng, phát triển thương hiệu.

Hướng dẫn sử dụng kinh phí xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu
Ảnh minh họa.

Theo dự thảo, nguồn kinh phí thực hiện Chương trình từ các nguồn sau: Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ; đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hỗ trợ là: Kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.

Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

Kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì thực hiện Chương trình.

Mức chi thực hiện Chương trình

Dự thảo quy định mức chi thực hiện Chương trình như sau:

Chi tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước kết nối giao thương, thanh toán chế độ công tác phí cho người đi công tác trong nước thực hiện xúc tiến thương mại quốc gia; xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Chi công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài (hội nghị, hội thảo, triển lãm,...), tham gia các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí.

Chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam; đón các đoàn nước ngoài vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường và giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.

Chi xây dựng cơ sở dữ liệu, duy trì trang thông tin điện tử về sản phẩm; chi hoạt động công nghệ thông tin phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường: Thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các quy định liên quan.

Chi thuê chuyên gia tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn Nhà nước.

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load