Chủ nhật 03/11/2024 00:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Tuần lễ Công trình xanh 2023:

Hội thảo chuyên đề Xanh hóa không gian sống và làm việc hướng đến nầng cao chất lượng cuộc sống

19:35 | 30/09/2023

(Xây dựng) – Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) chủ trì Hội thảo chuyên đề 1 – Xanh hóa không gian sống và làm việc hướng đến nầng cao chất lượng cuộc sống. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Sự kiện Tuần lễ Công trình xanh 2023 do Bộ Xây dựng chủ trì, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và IEC Consulting phối hợp thực hiện.

Hội thảo chuyên đề Xanh hóa không gian sống và làm việc hướng đến nầng cao chất lượng cuộc sống
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) cho biết, biến đổi khí hậu, thiên tai đang là một trong những vấn đề hết sức quan trọng mà nhân loại phải đối mặt. Con người đang phải đối diện với những vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn hán, cháy rừng vấn đề gia tăng nhiệt độ trung bình của trái đất kèm theo nước biển dâng. Những tác nhân khó lường đó đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội cũng như an sinh an toàn của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Hội thảo chuyên đề Xanh hóa không gian sống và làm việc hướng đến nầng cao chất lượng cuộc sống
PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) phát biểu khai mạc hội thảo.

Nhận thức rõ vẫn đề này, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng đến việc sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động kinh tế xã hội, trong đó rất chú trọng đến các hoạt động thuộc lĩnh vực ngành Xây dựng.

Cụ thể, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW đã xác định một trong các mục tiêu quan trọng đó là phát triển đô thị một cách bền vững song song với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.

Hội thảo chuyên đề Xanh hóa không gian sống và làm việc hướng đến nầng cao chất lượng cuộc sống
Toàn cảnh hội thảo.

Đặc biệt, ngày 26/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 nhằm chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; đóng góp tích cực và trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tất cả các chương trình trên đã góp phần cụ thể hóa và thực hiện cam kết của Chính phủ tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Ngành Xây dựng là ngành sử dụng trung bình khoảng 40% nguồn năng lượng quốc gia và tương ứng cũng tạo ra lượng khí thải carbon khoảng 37% trong tổng các nguồn phát sinh khí thải. Như vậy, việc giảm thiểu phát thải trong lĩnh vực xây dựng sẽ góp phần to lớn cho mục tiêu Việt Nam sẽ là quốc gia đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như Thủ tướng chính phủ đã cam kết tại hội nghị COP 26, và gần đây nhất mục tiêu này tiếp tục được Thủ tướng chính phủ khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên Hợp Quốc tổ chức vào tháng 9 vừa qua.

PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương chia sẻ thêm: Hiệu quả của việc phát triển các công trình xanh trong việc xanh hóa lĩnh vực xây dựng là rất rõ ràng. Phát triển đô thị xanh cùng với việc phát triển công trình xanh cũng sẽ là xu hướng tất yếu của các đô thị Việt Nam. Qua những công trình xanh đã được đưa vào sử dụng chúng ta thấy được những ích lợi về mặt bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm chi phí trong quá trình vận hành, nâng cao hiệu suất sử dụng công trình là những lợi ích đã được khẳng định rất rõ ràng.

Một trong những hành động góp phần xanh hóa ngành Xây dựng chính là các chương trình thúc đẩy phát triển Công trình xanh, công trình xử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng. Hưởng ứng chương trình Tuần lễ Công trình xanh Thế giới, Bộ Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Tuần lễ công trình xanh Việt Nam năm nay với chủ đề Phát triển công trình xanh Việt Nam gắn với Chuyển đổi xanh ngành xây dựng.

Nhìn lại quá trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam hơn 10 năm qua, những công trình xanh đầu tiên được công nhận ở Việt Nam vào năm 2014 đến nay đã có hơn 300 công trình, tương đương khoảng 7,2 triệu m2 sàn xây dựng, đến thời điểm này Việt Nam đứng thứ 28 trên thế giới về số lượng công trình được chứng nhận LEED.

Mặc dù vậy, số lượng công trình được cấp chứng nhận công trình xanh còn rất khiêm tốn so với số lượng các công trình xây dựng được triển khai và đưa vào bàn giao sử dụng hàng năm. Đến nay, Việt Nam cũng chưa có công trình nào đưa vào sử dụng có thể đạt mức phát thải ròng bằng 0. Con số này cũng rất khiêm tốn so với số lượng công trình xanh trên thế giới cũng như so với một số nước cùng điều kiện kinh tế xã hội trong khối ASEAN.

Hội thảo đã được các diễn giả, các nhà đầu tư, doanh nghiệp tập trung luận bàn chuyên sâu xung quanh các vấn đề liên quan đến việc xây dựng phát triển các tòa nhà xanh, phân xưởng xanh, điều kiện của vi khí hậu, chiếu sáng bên trong công trình.

Tại hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước cũng thảo luận trao đổi các kinh nghiệm liên quan đến việc xanh hóa tòa nhà, những thuận lợi cũng như những khó khăn trong quá trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam trong những năm qua. Các trao đổi cũng nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể thúc đẩy sự phát triển của công trình xanh Việt Nam trước những yêu cầu mới. Như việc từng bước thay đổi các quy trình sản xuất, công nghệ sử dụng để làm các nhà máy, cơ sở sản xuất hướng đến một nền công nghiệp xanh, bền vững; việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho với môi trường không khí bên trong công trình cũng như các giải pháp để hướng đến công trình đạt tiêu chí Net zero.

Phát biểu kết luận hội thảo, PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) cho biết, Tuần lễ công trình xanh năm 2023 do Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức là sự kiện quan trọng hưởng ứng các hoạt động của Tuần lễ công trình xanh thế giới cũng như việc cụ thể hóa kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam hướng đến phát thải ròng bằng không vào năm 2050 tại hội nghị COP26.

Với số lượng các công trình xanh hiện tại có thể đánh giá quá trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và còn nhiều thách thức tuy nhiên chúng ta cũng đã có những thành quả nhất định.

Những kế hoạch mục tiêu quốc gia đã được các Bộ, ngành, địa phương cụ thể hóa thành chương trình hành động. Các quy định về mặt pháp lý, cơ chế chính sách để thúc đẩy sự phát triển công trình xanh một cách hiệu quả hơn cũng đang được các cơ quan có liên quan xây dựng. Bên cạnh đó chúng ta cũng có những tín hiệu lạc quan đến từ sự chủ động của nhiều tổ chức cá nhân khi đã đề ra các chiến lược hoạt động, thay đổi quy trình sản xuất kinh doanh để đưa ra thị trường nhiều sản phầm bất động sản xanh, vật liệu xanh có chất lượng đảm bảo chất lượng và các tiêu chí xanh của quốc tế.

Một số hình ảnh tại sự kiện Tuần lễ Công trình xanh 2023:

Hội thảo chuyên đề Xanh hóa không gian sống và làm việc hướng đến nầng cao chất lượng cuộc sống
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn và lãnh đạo TP. HCM cùng các đại biểu tham quan triển lãm bên lề sự kiện.
Hội thảo chuyên đề Xanh hóa không gian sống và làm việc hướng đến nầng cao chất lượng cuộc sống
PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương – Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) tham quan gian trưng bày của Tổng Công ty Viglacera - CTCP.
Hội thảo chuyên đề Xanh hóa không gian sống và làm việc hướng đến nầng cao chất lượng cuộc sống
Nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng của Viglacera được các đại biểu và quan khách quan tâm.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load