Thứ hai 20/01/2025 06:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Xây dựng:Tập trung xử lý các vấn đề “nóng”

10:22 | 13/07/2010

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân đã yêu cầu hội nghị tập trung vào các nhóm vấn đề lớn liên quan đến đời sống dân sinh như cấp phép xây dựng các công trình, dự án nhà ở, rà soát và triển khai quy hoạch nông thôn mới…


Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân: “Quy hoạch về không gian, kiến trúc phải đi trước một bước
thì mới có thể quản lý được xây dựng nói chung và đô thị nói riêng...”.

Cấp phép xây dựng

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm nay đã có 90,4% các công trình xây dựng được cấp phép, trong đó số công trình xây dựng sai với giấy phép được cấp là 3,2% (2.290/48.523 công trình), giảm 0,7% so với năm 2009. Bên cạnh đó thì công tác triển khai cấp phép xây dựng tạm và nhà ở nông thôn vẫn chưa được đẩy mạnh. Số công trình được cấp phép xây dựng tạm so với tổng số công trình được cấp phép tăng từ 1,62% lên 3% so với cùng kỳ năm 2009, còn giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn thì giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2009.

Muốn cấp phép xây dựng thì phải có quy hoạch, quy hoạch phải đi trước và quy hoạch phải có chất lượng. Trong khi đó nhu cầu xây dựng rất lớn, kể cả các công trình có vốn nhà nước hoặc của người dân, vì vậy đòi hỏi phải có bộ máy làm việc chặt chẽ. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế vướng mắc là do bộ máy kiểm tra chưa đồng bộ nên tình trạng sai phép vẫn xảy ra.

Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm Hà Nội đã cấp 1,3 - 1,4 triệu m2 sàn nhà ở, hơn 7.000 lượt kiểm tra trật tự xây dựng và đã xử lý kiên quyết những trường hợp sai phạm. Tuy nhiên, do Hà Nội mới được mở rộng thêm nên có sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, vì vậy vấn đề quản lý trật tự xây dựng cũng như cấp phép xây dựng càng khó khăn, phức tạp hơn.

Vấn đề này, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, để làm tốt công tác kiểm tra trật tự xây dựng cũng như cấp phép xây dựng thì cần phải có đội ngũ có trình độ năng lực hiểu biết thì mới làm được. Đội ngũ này phải có kinh nghiệm, trình độ, không riêng gì ở cấp trên mà phải từ cơ sở phường xã, quận huyện… Để quản lý chặt hơn trong hoạt động xây dựng cũng như cấp phép xây dựng, các đại biểu kiến nghị: Các công trình thuộc dự án khu đô thị mới, khu nhà ở, KCN có quy hoạch 1/500 cũng phải xin cấp giấy phép xây dựng.

Quy hoạch nông thôn mới

Đến nay đã có 27,19% số xã phường có quy hoạch (số liệu báo cáo của 44 tỉnh thành) theo Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ. Mặc dù đầu năm 2010 Chính phủ có thêm Quyết định 193/QĐ-CP ngày 2/2/2010 về rà soát quy hoạch nông thôn mới, nhưng đến nay tình hình triển khai lập quy hoạch vẫn còn chậm.

Để phát triển nông thôn, đưa đời sống nông thôn gần với thành thị thì phải có quy hoạch. Tuy nhiên, để quy hoạch xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có kinh phí lớn, trình độ chuyên môn của lực lượng làm quy hoạch phải đáp ứng được yêu cầu nội dung của đồ án quy hoạch. Hiện nay cả nước có 16 viện quy hoạch xây dựng thuộc trung ương và 47 trung tâm xây dựng thuộc các Sở Xây dựng địa phương. Bên cạnh đó thì nguồn kinh phí ưu tiên công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới lại chưa được chú trọng. Đội ngũ thực hiện công tác quản lý quy hoạch tại các cấp cơ sở còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực chuyên môn. Những đơn vị đủ năng lực thì không chú trọng tới quy hoạch xây dựng nông thôn mà chỉ tập trung vào quy hoạch xây dựng đô thị và các khu chức năng...

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, muốn phát triển nông thôn phải có quy hoạch. Cần phải tập trung cao về kinh phí và nhân lực. Trong thời gian qua Bộ Xây dựng cũng đã ban hành thông tư, sổ tay hướng dẫn nhưng các địa phương vẫn chậm triển khai. Ở tỉnh Thái Bình có xã Tân Thanh tuy không phải xã điểm nhưng làm rất tốt. Cũng theo Bộ trưởng, quy hoạch về không gian, kiến trúc phải đi trước một bước thì mới có thể quản lý được xây dựng noi chung và đô thị nói riêng…

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Phó giám đốc Sở QH-KT TP.HCM:Cần tăng thêm nhân sự mới đảm bảo được khối lượng công việc

6 tháng qua Sở QH-KT TP.HCM đã thẩm định và trình UBND TP 20 đồ

án điều chỉnh quy hoạch quận huyện. Ngoài ra, Sở còn góp ý kiến cho các dự thảo ngành nghề, thẩm định kế hoạch thực hiện quy hoạch, lập đồ án chi tiết tỷ lệ 1/2000 và quy chế quản lý kiến trúc đô thị hai trung tâm hiện hữu mở rộng TP.HCM. Tuy nhiên, do thiếu hành lang pháp lý trong việc phân trách nhiệm của các cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp cũng như sự phối hợp giữa các sở ban ngành, UBND các quận huyện nên vẫn còn xảy ra tình trạng đô thị phát triển cục bộ, manh mún, vẫn còn khá nhiều dự án nhỏ lẻ đầu tư thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo định hướng và theo quy hoạch đã được duyệt. Cùng một lúc Sở phải làm rất nhiều việc, trong khi số đơn vị tư vấn tham gia công tác lập quy hoạch xây dựng còn mỏng, năng lực yếu... khiến cho công việc bị kéo dài.

Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, chúng tôi cần các cơ quan quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn thống nhất chặt chẽ. Bộ Xây dựng cần ban hành thông tư hướng dẫn thi hành một số nghị định mới của Chính phủ. Với khối lượng công việc và đặc thù của TP.HCM, để hoàn thành được nhiệm vụ, Sở QH-KT cần được tăng thêm số lượng phòng, ban và đội ngũ chuyên viên thì mới đáp ứng được khối lượng công việc hiện nay.     MT (ghi)

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Phó giám đốc Sở QH-KT TP.HCM:Cần tăng thêm nhân sự mới đảm bảo được khối lượng công việc

6 tháng qua Sở QH-KT TP.HCM đã thẩm định và trình UBND TP 20 đồ

án điều chỉnh quy hoạch quận huyện. Ngoài ra, Sở còn góp ý kiến cho các dự thảo ngành nghề, thẩm định kế hoạch thực hiện quy hoạch, lập đồ án chi tiết tỷ lệ 1/2000 và quy chế quản lý kiến trúc đô thị hai trung tâm hiện hữu mở rộng TP.HCM. Tuy nhiên, do thiếu hành lang pháp lý trong việc phân trách nhiệm của các cơ quan quản lý quy hoạch đô thị các cấp cũng như sự phối hợp giữa các sở ban ngành, UBND các quận huyện nên vẫn còn xảy ra tình trạng đô thị phát triển cục bộ, manh mún, vẫn còn khá nhiều dự án nhỏ lẻ đầu tư thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo định hướng và theo quy hoạch đã được duyệt. Cùng một lúc Sở phải làm rất nhiều việc, trong khi số đơn vị tư vấn tham gia công tác lập quy hoạch xây dựng còn mỏng, năng lực yếu... khiến cho công việc bị kéo dài.

Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, chúng tôi cần các cơ quan quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn thống nhất chặt chẽ. Bộ Xây dựng cần ban hành thông tư hướng dẫn thi hành một số nghị định mới của Chính phủ. Với khối lượng công việc và đặc thù của TP.HCM, để hoàn thành được nhiệm vụ, Sở QH-KT cần được tăng thêm số lượng phòng, ban và đội ngũ chuyên viên thì mới đáp ứng được khối lượng công việc hiện nay.     MT (ghi)

Cao Cường-Mai Thanh

Theo baoxaydung.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load