Thứ ba 05/11/2024 15:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam kiến nghị gỡ khó cho doanh nghiệp xây lắp

15:12 | 21/05/2021

(Xây dựng) - Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam đang đề nghị các chi hội, nhà thầu thành viên đánh giá tác động của việc giá thép tăng đến hoạt động của doanh nghiệp, thống kê mức độ thiệt hại… Trên cơ sở đó, Hiệp hội tập hợp và gửi kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

hiep hoi nha thau xay dung viet nam kien nghi go kho cho doanh nghiep xay lap
Giá thép tăng bất thường, nhà thầu gặp nhiều khó khăn.

Trước đó, ngày 19/4, Hiệp hội cũng đã có Công văn gửi Văn phòng Chính phủ “khẩn thiết” kiến nghị xem xét các biện pháp quyết liệt, tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu xây dựng Việt Nam.

Giá thép tăng bất thường

Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, ông Nguyễn Quốc Hiệp- Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho biết: Thị trường xây dựng đang rất khó khăn do giá thép tăng đột biến. Hiện tượng tăng giá thép xuất hiện từ cuối quý IV/2020 và diễn biến phức tạp trong quý I/2021 và đầu quý II/2021. Trong đó, thép phi 6, phi 8, những loại thép thông thường được sử dụng nhiều trong các công trình dân dụng, có mức tăng nhiều nhất, khoảng 40%.

Đơn cử, giá thép phi 6 Việt Mỹ ở thời điểm quý IV/2020 là 13.145 đồng/kg thì hiện nay giá bán loại thép này ở Đà Nẵng là 18.370 đồng/kg, tức tăng 40%. Trong khi đó, giá thép phi 6 Sở Xây dựng Đà Nẵng thông báo cho các nhà thầu, chủ đầu tư áp dụng trong thanh quyết toán cũng chỉ là 13.805đ/kg.

Không riêng thép Việt Mỹ mà tất cả các thương hiệu thép khác cũng đều đồng loạt tăng giá từ 30% - 40% so với với giá thép cùng loại hồi cuối quý IV/2020.

Ông Hiệp nhận định: Nếu giá thép tăng mức độ 5-7% thì đó là câu chuyện của thị trường, nhưng tăng lên đến 30 - 40% (một số chủng loại) và hiện chưa dừng lại thì là rất bất thường.

Nhà thầu đứng trước nguy cơ “vỡ trận”

Đề cập tác động của việc tăng giá thép bất thường, ông Nguyễn Quốc Hiệp nhận định: Các công trình xây dựng cầu đường, nhà cao tầng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Với công trình nhà cao tầng chẳng hạn, thép chiếm khoảng 18-20% giá trị xây dựng. Giá thép tăng lên đến 40% thì giá trị xây dựng công trình cũng biến động lớn theo.

Hiện nay, các nhà thầu xây dựng Việt Nam đều vấp phải những khó khăn “không có cách tháo gỡ”. Đối với các công trình đầu tư không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư đa số đều sử dụng loại hợp đồng có đơn giá cố định, không điều chỉnh (trừ trường hợp bất khả kháng), nên các nhà thầu phải tự giải quyết thâm hụt lớn do giá thép tăng.

Đối với các dự án đầu tư vốn ngân sách thi lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của Sở Xây dựng, mà các thông báo này thì không cập nhật được biến động giá kịp thời của thị trường nên các nhà thầu cũng phải tự xử lý phần biến động giá này.

Tình trạng giá thép tăng cao ảnh hưởng lớn đến các nhà thầu và đặt các nhà thầu vào thế “nước sôi, lửa bỏng”, nhất là các nhà thầu và nhỏ.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết: Hiệp hội chưa có số liệu thiệt hại của tại từng dự án nhưng đã có các dự án ngừng thi công vì càng thi công, nhà thầu càng lỗ. Có chăng các nhà thầu lớn, giàu tiềm lực, bỏ tiền mua trước thép với mức giá cũ là còn đang duy trì được hoạt động xây dựng.

Cũng theo ông Hiệp, mức thiệt hại của các nhà thầu tại mỗi công trình là khác nhau. Nhưng nhìn chung trong toàn ngành Xây dựng thì tình trạng rất căng thẳng. Nếu giá thép vẫn cứ tăng cao thì không khó hình dung hàng loạt các công trình cầu, đường, nhà cao tầng… dừng thi công. Khi đó, toàn nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng, tăng trưởng GDP không còn được tính 6,5- 7%. Do vậy, Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam kiến nghị Chính phủ có những biện pháp quyết liệt để bảo vệ các các nhà thầu đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận”, phá sản.

“Nhà nước xử lý phải kịp thời chứ đừng để đến lúc các nhà thầu tổn thất lớn và “chết” đi rồi thì muốn cứu cũng không cứu được nữa” – ông Hiệp đề xuất.

Kiến nghị

Trước tình hình đột biến nói trên, Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam kiến nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo sớm các Bộ ngành liên quan kiểm tra xử lý triệt để nguyên nhân nào làm giá thép tăng đột biến?

Mặt khác, đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, yêu cầu các Sở Xây dựng phải cập nhật kịp thời đơn giá thị trường để có cơ sở áp dụng cho các nhà thầu.

Ông Hiệp cho rằng, các cơ quan chức năng phải kiểm tra xem từ thời điểm quý IV/2020 đến nay, giá phôi thép nhập đầu vào trên thị trường tăng bao nhiêu? Phối thép có tăng tương ứng với mức độ tăng giá thép lên đến 40% như hiện nay không? Nếu mức chênh lệch giá phôi đầu vào không đến mức đó thì nhà nước cần xem xét để có những biện pháp kiểm soát và nếu tăng tương ứng thì nhà nước cần kịp thời điều chỉnh chính sách trong nước.

Đối với chính sách trong nước, ngoài việc các Sở Xây dựng phải cập nhật kịp thời đơn giá thị trường để có cơ sở áp dụng cho các nhà thầu, ông Hiệp cũng cho rằng cần thiết phải có hướng dẫn về điều khoản điều chỉnh hợp động trong điều kiện bất khả kháng được quy định tại Luật Xây dựng.

Hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp “bất khả kháng” trong khi các hợp đồng đều được ký theo dạng hợp đồng đơn giá cố định hoặc hợp đồng trọn gói, không thay đổi giá trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Tức là trong bối cảnh giá thép tăng bất thường hiện nay, nhà thầu chỉ có thể hoặc chịu trận, làm là lỗ hoặc vận động chủ đầu tư “nhân đạo” chia sẻ. Và trong cuộc “vận động” này, nhà thầu luôn ở cửa dưới.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • M-Tech Osaka 2024: Đưa hợp tác cơ khí chế tạo Việt Nam - Nhật Bản tiến xa hơn

    (Xây dựng) - Đó là thông điệp của triển lãm M-Tech Osaka - một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản. Triển lãm còn giúp ngành cơ khí chế tạo tiến sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp, ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

    07:57 | 05/11/2024
  • Công nghiệp hỗ trợ cần các giải pháp về nguyên liệu

    (Xây dựng) - Một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất mong tìm được nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất. Thời gian tới, nếu Việt Nam khuyến khích phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ và tiếp tục ký thêm các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo sức hút lớn cho doanh nghiệp nước ngoài.

    07:56 | 05/11/2024
  • Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất may công nghiệp

    (Xây dựng) - Đó là Đề án vừa được tỉnh Bình Định nghiệm thu, đã giúp huyện miền núi Vĩnh Thạch phát triển sản xuất hàng may mặc với công suất 80.000 sản phẩm/năm, đạt chất lượng.

    21:11 | 04/11/2024
  • Bình Định hiện thực hoá phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững

    (Xây dựng) - Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định đã đề ra những nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX là “Bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ...”.

    21:09 | 04/11/2024
  • Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực

    (Xây dựng) – Đó là kiến nghị của đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH) tỉnh Phú Yên tại phiên Quốc hội họp toàn thể Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, ngày 4/11.

    20:53 | 04/11/2024
  • Bắc Giang: Dự án Logistics hơn 4.000 tỷ đồng có dấu hiệu “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang (dự án Trung tâm Logistics thành phố Bắc Giang) do Công ty TNHH Logistics quốc tế Bắc Giang làm chủ đầu tư đang có dấu hiệu được tái khởi động.

    20:50 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

    (Xây dựng) - Ngày 4/11, huyện Thanh Oai (Thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Với sự kiện này, Thanh Oai là huyện thứ 2 của Hà Nội hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ 5/5 cụm công nghiệp, đạt tỷ lệ 100%.

    20:48 | 04/11/2024
  • Bình Dương sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút hơn 1,58 tỷ USD vốn FDI, gồm 163 dự án mới, 131 dự án điều chỉnh tăng vốn và 105 dự án góp vốn mua cổ phần. Để tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư, Bình Dương khẳng định sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa, công khai và minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính…

    20:17 | 04/11/2024
  • Hà Nội hướng tới thành quả thu hút FDI cao hơn

    Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo được ấn tượng tích cực, cũng như thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế. Đó cũng là thực tế tương xứng với vị thế, sức hấp dẫn và nỗ lực tự thân của thành phố Hà Nội.

    19:23 | 04/11/2024
  • Bình Định: Chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp

    (Xây dựng) – “Khẩn trương kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào những cụm công nghiệp có trong quy hoạch; chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”, Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

    14:32 | 04/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load