Thứ sáu 29/03/2024 19:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình - Điểm tựa cho sự phát triển của hội viên

09:42 | 15/03/2020

(Xây dựng) - Những năm gần đây, Thái Bình là một trong những tỉnh có nhiều chính sách thông thoáng cho phát triển kinh tế tư nhân. Từ đó, đội ngũ doanh nghiệp tư nhân phát triển với tốc độ ấn tượng, tạo động lực cho phát triển toàn diện kinh tế tỉnh. Trong đó, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết, hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp.

Phóng viên Báo điện tử Xây dựng có cuộc trò chuyện cùng ông Đỗ Văn Vẻ - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hương Sen về vấn đề này.

hiep hoi doanh nghiep tinh thai binh diem tua cho su phat trien cua hoi vien
Ông Đỗ Văn Vẻ - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hương Sen.

Được biết, Tập đoàn Hương Sen là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, uy tín; mỗi năm đóng góp ngân sách Nhà nước từ 500 - 600 tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động của tỉnh Thái Bình và các vùng lân cận.

PV: Ông có thể cho biết tình hình hoạt động kinh doanh cũng như một số kết quả nổi bật của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh trong thời gian qua?

Ông Đỗ Văn Vẻ: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Bình có 12 Chi hội thành viên với nhiều doanh nghiệp, trong 8 huyện và thành phố. Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp đã hỗ trợ chia sẻ, tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp Thái Bình để nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu sản phẩm, liên kết, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của nhau tạo thành sức mạnh, hội nhập vươn ra biển lớn.

Chúng tôi có trụ sở riêng, có bộ máy văn phòng làm việc chuyên nghiệp là nơi để bàn bạc giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp. Đồng thời, thường xuyên mời các chuyên gia đầu ngành đến chia sẻ với các doanh nghiệp về chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, thế giới, các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như các mô hình quản trị doanh nghiệp...

Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp đã làm tốt vai trò chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, tư vấn giúp các doanh nghiệp, kết nối khách hàng, tổ chức các cuộc xúc tiến cho doanh nghiệp. Trình với Trung ương tôn vinh những tổ chức, cá nhân doanh nghiệp có thành tích xuất sắc để tuyên dương, khích lệ, trao tặng những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước cũng như bằng khen, giấy khen.

Đồng thời để các doanh nghiệp, doanh nhân có cơ hội gặp gỡ, ôn lại truyền thống, chia sẻ những thuận lợi khó khăn, ý tưởng sáng tạo giúp nhau cùng phát triển Hiệp hội doanh nghiệp đã tổ chức nhiều cuộc xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh vào ngày kỷ niệm doanh nhân Việt Nam 13/10. Hoạt động này được doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao.

Ngoài ra, tỉnh luôn khuyến khích để doanh nghiệp có cơ hội tham gia ý kiến vào Nghị quyết phát triển kinh tế và tạo thuận lợi giúp doanh nghiệp không ngừng đổi mới phát triển. Từ đó, Hiệp hội doanh nghiệp thấy được sự tín nhiệm rất cao của tỉnh. Với trọng trách mới là cơ quan tư vấn xây dựng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2020, Hiệp hội doanh nghiệp sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

PV: Để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Thái Bình, các doanh nghiệp tỉnh nhà đã có bước chuẩn bị như thế nào, thưa ông?

Ông Đỗ Văn Vẻ: Để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình, cơ bản các doanh nghiệp đã tái cấu trúc lại doanh nghiệp của mình theo xu hướng nâng cao khả năng quản trị của doanh nghiệp, mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh và nước ngoài, nâng cao khả năng quản lý doanh nghiệp, đầu tư các thiết bị công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đồng thời, doanh nghiệp chú ý xây dựng chiến lược thị trường, hình ảnh thương hiệu, tuân thủ đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa để bảo đảm thương hiệu của mình không bị làm giả, nâng cao hiểu biết về luật pháp để vận dụng trong doanh nghiệp; Đào tạo nâng chất lượng nguồn nhân lực để tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, phát triển xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp theo các lĩnh vực chuyên ngành lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển, nhà ở xã hội,…

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, Thái Bình hiện có 7.390 doanh nghiệp, nhưng 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ khả năng cạnh tranh vươn ra thị trường lớn. Hầu hết các doanh nghiệp thiết bị công nghệ lạc hậu, năng xuất lao động thấp, giá thành cao. Trình độ quản lý của một số giám đốc còn hạn chế, chưa mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học tiên tiến để tăng năng suất, nguồn vốn tham gia vào các dự án còn rất khiêm tốn.

Nhiều doanh nghiệp, khả năng hiểu biết về luật pháp hạn chế, thương hiệu chưa đủ mạnh để hội nhập, chưa ứng dụng công cụ quản lý công nghệ 4.0 trong hoạt động. Tính liên kết của các doanh nghiệp chưa cao, chủ yếu theo tư duy nhỏ, tự phát, chưa có tính cộng đồng, mạnh ai người ấy làm nên chưa tạo được tính thống nhất trong giá thành, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu.

Thêm đó, một số cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ mặc dù đã có cải thiện tốt hơn so với trước nhưng vẫn cần tiếp tục được cải cách, đặc biệt là thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường kinh doanh tốt hơn.

hiep hoi doanh nghiep tinh thai binh diem tua cho su phat trien cua hoi vien
Ông Đỗ Văn Vẻ điều hành buổi họp chia sẻ kinh nghiệm quản trị của Hiệp hội doanh nghiệp Thái Bình.

PV: Chủ trương của tỉnh Thái Bình là thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế. Vậy xin ông cho biết, chủ trương này được các doanh nghiệp hưởng ứng ra sao, thưa ông?

Ông Đỗ Văn Vẻ: Chủ trương của tỉnh là thu hút các nhà đầu tư cả ngoại lực và nội lực để phát triển kinh tế, đưa ra nhiều cơ chế hấp dẫn như: Giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng cơ sở, miễn giảm thuế đất, thu nhập tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư ở Thái Bình theo đúng quy định pháp luật.

Tỉnh Thái Bình, không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong tỉnh và doanh nghiệp ngoài tỉnh mà bất cứ doanh nghiệp nào có đủ điều kiện và nhu cầu đầu tư thì đều được tạo điều kiện phát triển như nhau.

Do vậy, số doanh nghiệp gia tăng nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp trẻ và vừa được thành lập, riêng năm 2019 có tới trên 800 doanh nghiệp mới khởi nghiệp.

PV: Để doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động ngày càng phát triển vững mạnh, Ông có kiến nghị gì như thế nào với cơ quan quản lý Nhà nước?

Ông Đỗ Văn Vẻ: Theo tôi, để doanh nghiệp có điều kiện phát triển, Chính phủ, Quốc hội cần sớm sửa đổi các luật cho phù hợp với tình hình hiện nay như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thu nhập doanh nghiệp, riêng Luật Đất đai hiện đang vướng về công tác giải phóng mặt bằng, đền bù cho dân, giá đất, thời gian cho thuê đất, tích tụ đất đai…

Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp tục có chính sách mạnh mẽ trong việc cải cách thủ tục hành chính thông thoáng hơn, cắt giảm mạnh tay thủ tục hành chính hơn nữa để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Cải tiến môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp bằng cách đưa ra những cơ chế chính sách phù hợp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia khởi nghiệp.

Chủ trương của Thái Bình là phấn đấu đến năm 2021 đạt được 10.000 doanh nghiệp, do đó, tỉnh cần có cơ chế thu hút nhân tài, thu hút nhà đầu tư có thương hiệu lớn, uy tín, tiềm lực tài chính tốt để dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với đó là có chính sách hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư công nghiệp trong nông nghiệp phát huy cơ chế một cửa 5 tại chỗ. Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh các sở, ngành, thành phố để tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải đoàn kết chung tay, tiếp tục tham gia hội nhập kinh tế thế giới.

Xin trân trọng cám ơn ông!

Kim Oanh (Thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • GDP quý I năm 2024 tăng trưởng 5,66%

    (Xây dựng) - Sáng 29/3, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2024.

  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load